Khái quát về Tây Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy các giá trị văn hóa cao đài trong hoạt động du lịch (qua nghiên cứu trƣờng hợp tòa thánh tây ninh) (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.1. Khái quát về Tây Ninh và du lịch Tây Ninh

2.1.1. Khái quát về Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đơng Nam bộ Nƣớc Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tọa độ từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48’’ kinh độ Đơng. Phía Tây và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng và Kampong Cham của Vƣơng quốc Campuchia. Phía Đơng giáp tỉnh Bình Dƣơng và tỉnh Bình Phƣớc. Phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sơng Cửu Long.

Tây Ninh cĩ diện tích tự nhiên 4.035,45 km2, dân số khoảng 1.090.140 ngƣời (năm 2012), mật độ dân số là 270,1 ngƣời/km2, dân cƣ tập trung nhiều ở thị xã Tây Ninh (trung tâm kinh tế - chính trị - văn hĩa của tỉnh) cùng 3 huyện phía Nam (Hịa Thành, Gị Dầu, Trảng Bàng) và thƣa dần ở 5 huyện cịn lại là: Tân Biên, Tân Châu, Dƣơng Minh Châu, Châu Thành, Bến Cầu.

Với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế – thƣơng mại là thành phố Hồ Chí Minh và Phnơm-Pênh (Campuchia) và là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, là giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao thơng quốc tế và quốc gia, thơng thƣơng với các vùng kinh tế cĩ nhiều tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội.

Tây Ninh cĩ đƣờng Xuyên Á chạy qua địa bàn tỉnh dài 28km, nối thành phố Hồ Chí Minh với Campuchia thơng qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh hiện đã cĩ 100% đƣờng nhựa đến tận xã. Mạng lƣới giao thơng thủy gồm 2 tuyến chính: tuyến sơng Sài Gịn và tuyến sơng Vàm Cỏ Đơng. Tây Ninh cĩ cảng sơng Bến Kéo nằm trên sơng Vàm Cỏ Đơng cách thị xã Tây Ninh 7 km, cĩ khả năng tiếp nhận tàu đến 2.000 tấn. Ngồi ra, Tây Ninh cịn cĩ khả năng phát triển đƣờng hàng khơng từ cơ sở vật chất cịn lại của sân bay quân sự Trảng Lớn tại xã Thái Bình, huyện

Châu Thành, cĩ thể xây dựng thành sân bay cấp 4-5, đƣờng băng rộng 25-30m, dài 1000m, cĩ thể tiếp nhận các loại máy bay 50-70 chỗ ngồi. Mặt khác, cũng cĩ thể xây dựng bãi đáp cho máy bay trực thăng trên đỉnh núi Bà Đen để phục vụ du lịch.

Tỉnh cĩ độ cao 53m, thấp dần về phía Tây, ở Bến Cầu chỉ cịn 12m. Duy cĩ núi Bà Đen đột khởi lên với 986m, ở phía Bắc tỉnh lị, đây là ngọn núi cao nhất vùng Đơng Nam Bộ.

Khí hậu Tây Ninh tƣơng đối ơn hồ, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau và tƣơng phản rất rõ với mùa mƣa ( từ tháng 5 – tháng 11). Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hƣởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%.

Hiện nay, trên đất Tây Ninh cĩ 26 dân tộc anh em sinh sống. Các dân tộc chính: Kinh 98% cịn lại là các dân tộc thiểu số chủ yếu là Khơme, Hoa, Chăm… Mỗi dân tộc tuy cĩ những phong tục, tập quán sinh hoạt khác nhau nhƣng đều cĩ truyền thống chung là sống đồn kết với cộng đồng, lao động cần cù, chiến đấu chống địch họa, thiên tai dũng cảm, tất cả đã tạo nên cho Tây Ninh một nền văn hố đa dạng, phong phú và đầy bản sắc.

Tây Ninh là vùng đất thánh của đạo Cao Đài với Tịa Thánh Tây Ninh là nơi hành hƣơng của dân cƣ các vùng lân cận. Ngồi ra, Tây Ninh cịn cĩ đạo Phật, đạo Cơng giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi và một số tơn giáo khác...

Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lƣu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với các nƣớc láng giềng Campuchia, Thái Lan…Tây Ninh cũng là tỉnh cĩ vị trí quan trọng trong mối giao lƣu trao đổi hàng hố giữa các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong giai đoạn 2006- 2010: tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 14,2% (kế hoạch từ 15,5-16%); GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 (giá hiện hành) đạt 1.580 USD, vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết (1.050-1.100 USD).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy các giá trị văn hóa cao đài trong hoạt động du lịch (qua nghiên cứu trƣờng hợp tòa thánh tây ninh) (Trang 44 - 46)