Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hĩa trong du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy các giá trị văn hóa cao đài trong hoạt động du lịch (qua nghiên cứu trƣờng hợp tòa thánh tây ninh) (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.3. Vai trị của văn hĩa và việc phát huy các giá trị văn hĩa trong hoạt động

1.3.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hĩa trong du lịch

Hiểu theo nghĩa chung nhất và đơn giản nhất thì bảo tồn văn hĩa chính là gìn giữ và lƣu lại những giá trị văn hĩa và phát huy tức là làm cho tốt, làm cho nảy nở thêm. Bởi vì du lịch văn hĩa phát triển dựa trên các tài nguyên du lịch nhân văn nên vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hĩa trong hoạt động du lịch chính là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hĩa vật thể và phi vật thể của tài nguyên du lịch nhân văn. Đĩ chính là bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, di tích, lễ hội, phong tục, tập quán, tơn giáo, tín ngƣỡng…

Ngày nay, du lịch đƣợc coi là một trong những phƣơng tiện hàng đầu để trao đổi văn hĩa, du lịch là động lực tích cực cho việc bảo tồn di sản văn hĩa và di sản thiên nhiên và đã trở thành một phức hợp đĩng một vai trị chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hĩa, xã hội, giáo dục… Đĩ là mối tƣơng tác giữa du lịch và văn hĩa nêu tại Cơng ƣớc quốc tế về du lịch văn hĩa đã đƣợc ICOMOS thơng qua tại kỳ họp Đại Hội Đồng lần thứ 12 ở Mexico năm 1999. Một số mục tiêu đáng chú ý của Cơng ƣớc: “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích ngành kinh doanh du lịch đẩy mạnh và quản lý du lịch theo hƣớng tơn trọng và phát huy di sản và các văn hĩa đang tồn tại…”, “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đối thoại giữa những ngƣời chịu trách nhiệm về di sản và những ngƣời kinh doanh du lịch nhằm làm họ hiểu rõ hơn tầm quan trọng và tính chất mỏng manh dễ hỏng của các tổng thể di sản, các sƣu tập, các văn hĩa đang tồn tại, kể cả sự cần thiết phải đảm bảo một tƣơng lai bền vững cho những di sản đĩ.” Cơng ƣớc đã đƣa ra 6 nguyên tắc về du lịch văn hĩa, những nguyên tắc này hồn tồn cĩ thể và cần đƣợc áp dụng trong điều kiện Việt Nam:

- Tạo ra những cơ hội quản lý tốt và cĩ trách nhiệm cho các thành viên của cộng đồng, chủ nhà và các khách quan tham gia để họ thấy đƣợc và hiểu đƣợc trực tiếp di sản và văn hĩa của cộng đồng đĩ.

- Mối quan hệ giữa các địa điểm di sản và du lịch là cĩ tính động và cĩ thể cĩ giá trị xung đột nhau. Phải quản lý mối quan hệ đĩ một cách bền vững cho hơm nay vì các thế hệ mai sau.

- Lên kế hoạch bảo tồn và du lịch cho các địa điểm di sản, phải bảo đảm cho du khách cảm nhận đƣợc là bõ cơng, là thoải mái, thích thú.

- Các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải đƣợc tham gia vào việc lập kế hoạch bảo tồn và du lịch.

- Hoạt động du lịch và bảo tồn phải cĩ lợi cho cộng đồng chủ nhà. - Các chƣơng trình xúc tiến du lịch phải bảo tồn và phát huy các đặc trƣng của di sản thiên nhiên và văn hĩa.

Bảo tồn và khai thác luơn là hai mặt của một vấn đề, nếu chỉ bảo tồn mà khơng chú ý tới khai thác sẽ gây lãng phí tài nguyên, hạn chế tài nguyên, hạn chế việc phát huy giá trị; nếu chỉ khai thác mà khơng bảo tồn thì cịn nguy hiểm hơn nữa, điều đĩ sẽ gây hủy hoại di tích, hủy hoại mơi trƣờng và những hậu quả to lớn khác cho tồn xã hội. Muốn vậy cần phải:

- Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trị của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

- Tăng cƣờng cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sƣ, kỹ sƣ xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những ngƣời làm cơng tác bảo vệ di tích ở cơ sở…

Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các di tích là luơn gắng cơng tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử văn hĩa với việc khai thác phục vụ du lịch; hay nĩi cách khác, phát triển du lịch vì mục tiêu văn hĩa; đồng thời, việc bảo vệ tơn tạo di tích phải hƣớng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tƣợng đến tham quan nghiên cứu, trong đĩ khách du lịch.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hĩa truyền thống và phát triển du lịch văn hĩa là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của các cơ quan chức năng.

Hoạt động du lịch cĩ tính cạnh tranh rất cao, động cơ và nhu cầu của khách du lịch luơn thay đổi, điều này địi hỏi phải khai thác sản phẩm du lịch hợp lý, thích hợp để luơn luơn cĩ khách. Khơng cĩ khách thì khơng thể khai thác tốt di tích cũng nhƣ phát triển hoạt động du lịch. Do đĩ phải thƣờng xuyên điều tra nghiên cứu thị trƣờng để lựa chọn những đối tƣợng di tích phù hợp tạo nguyên liệu cho các sản phẩm du lịch, thu hút đƣợc nhiều nguồn khách, đem lại lợi ích cao. Để nâng cao lợi ích kinh tế của việc khai thác các di tích, cần phải phát huy cao nhất những tiềm năng, sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ, thƣờng xuyên trùng tu, sửa chữa để kéo dài thời gian sử dụng di tích và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các di tích.

Việc khai thác các di tích phải làm nổi bật đƣợc những giá trị đặc sắc, độc đáo của di tích để tạo ra sức thu hút đối với du khách. Việc khai thác di tích trên thực tế là sự khai thác tổng hợp đối với nơi khách du lịch đến: một mặt cần khai thác các sản phẩm khác để bổ sung, tạo sự liên hồn trong chƣơng trình du lịch; mặt khác, phải xem xét nhu cầu của khách về đi lại, ăn, ở, hƣớng dẫn tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí… cần thực hiện sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các tổ chức liên quan đến phục vụ khách, đảm bảo chất lƣợng, đem lại danh tiếng và uy tín cho di tích, cũng nhƣ địa phƣợng và quốc gia.

Mục đích cao nhất của du lịch là vừa bảo tồn, bảo vệ, tu sửa, tơn tạo di tích vừa đem lại lợi ích cho nhiều bên tham gia. Cần coi mơi trƣờng tự nhiên và văn hĩa của di tích cũng là mơi trƣờng du lịch.

Vấn đề bảo tồn, tơn tạo và khai thác, phát huy giá trị của các di tích địi hỏi phải cĩ tính bền vững tức là mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội mà khơng làm xâm hại đến mơi trƣờng di tích. Đây chính là cơng việc quan yếu của ngành du lịch.

Giải quyết thật thỏa đáng mối quan hệ giữa kinh tế và văn hĩa nĩi chung, giữa bảo tồn và phát triển nĩi riêng là vấn đề mang tính tồn cầu, đƣợc quan tâm ở

tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển và hội nhập nhƣ Việt Nam.

Nâng cao nhận thức, phát huy các giá trị của di tích trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hĩa và truyền thống văn hiến của dân tộc cho nhân dân, giới thiệu bản sắc và tinh hoa văn hĩa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các nƣớc, là cơ sở quan trọng để xây dựng nền văn hĩa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đĩ, các di tích cần đƣợc tu bổ, tơn tạo một cách hồn chỉnh với tƣ cách là một sản phẩm du lịch cĩ giá trị phục vụ chiến lƣợc phát triển ngành Du lịch, gĩp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bảo tồn phải gắn với phát huy những giá trị văn hĩa vật thể và phi vật thể của di tích, với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, sự phát triển của các ngành hữu quan, nhất là các ngành Du lịch, Giao thơng, Xây dựng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy các giá trị văn hóa cao đài trong hoạt động du lịch (qua nghiên cứu trƣờng hợp tòa thánh tây ninh) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)