Vài nét về đặc điểm lịch sử tên người Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên người Anh (Trang 96 - 101)

- HỌ (B2) – ĐỆM (A) – TÊN CÁ NHÂN (B2)

3.1.3 Vài nét về đặc điểm lịch sử tên người Anh

Lịch sử tên người cổ tới mức mà chẳng ai biết nó bắt đầu từ khi nào. Con người đã có tên trước cả khi biết ghi chép lại lịch sử của mình. Chính vì vậy, khơng thể có cách nào khác ngồi việc đốn xem tổ tiên chúng ta đã đặt những cái tên đầu tiên như thế nào. Tên người Anh cũng có một lịch sử xa xưa và nó cũng cổ như lịch sử của dân tộc Anh vậy. Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là hầu hết tên người Anh vẫn còn giữ được những dấu về nguồn gốc của chúng. Đây phần lớn là những tên có tính mơ tả chứ khơng phải chỉ đơn thuần là một tập hợp âm thanh nghe xuôi tai.

Trên quan điểm từ vựng ngữ pháp, có thể thấy những tên có tính mơ tả thường có nguồn gốc từ cả danh từ và tính từ. Chúng thường nằm trong vốn từ của các ngôn ngữ cổ như Xen-tơ, Gaelic...của những người đầu tiên sống trên quần đảo Anh. Ví dụ, tên có gốc danh từ như “Conan” (chó săn, chó sói), từ tính từ như “Finn” (trắng, sáng sủa), “Fial” (khiêm tốn, hào phóng)... Trong kinh thánh, cũng có nhiều tên người được đặt theo kiểu mô tả. Chẳng hạn, “Rachel” đặt tên cho con trai út là “Benoni” với nghĩa là “con trai của nỗi buồn”, còn sau này cậu bé lại được cha mình là “Jacob” gọi là “Benjamin” với nghĩa “đứa con của cánh tay phải” (Genesis – Chúa sáng tạo ra thế giới – Quyển đầu của Kinh Cựu Ước).

Những tên cổ được dùng ở Anh trước thế kỉ thứ X thường có chung một đặc điểm là chúng đều là những tên ghép. Đơi khi những tên ghép loại này có một thành tố cơ bản là tên các vị thánh bản địa. Người dân ở bán đảo Scandinavia, đặc biệt là người Na Uy, rất tôn thờ thần Thor, vị thần mà theo truyền thuyết có thể

tạo ra sấm chớp. Do vậy, khá nhiều tên như Thorbjorn, Thorvald, Thordis, Thorunn... đã theo chân người Viking tới nước Anh.

Vào buổi bình minh của dân tộc Anh, các tên người có tính mơ tả đã được sử dụng rất rộng rãi và dần dần đi vào vốn tên người chung của người Anh. Các bậc cha mẹ ln có xu hướng thích lựa chọn những tên đã có sẵn trong “quỹ tên” này hơn là tạo ra những tên mới để đặt cho con cái họ. Thời gian trôi đi và tiếng Anh cũng thay đổi, phát triển và trong nhiều trường hợp những từ được dùng để tạo ra tên người cũng thay đổi theo. Kết quả là ngày nay chúng ta thường chỉ thấy thấp

thống bóng dáng của những tên cổ xưa trong các tên hiện đại. Đây là lí do giải thích tại sao chúng ta không nhận ra ý nghĩa của một số tên người Anh hiện nay. Nguồn gốc của chúng nằm trong tiếng Anh cổ cũng như các ngôn ngữ láng giềng cổ của tiếng Anh. Chẳng hạn tên “Edwin” được tạo nên từ các từ “ead” (giàu có, sung túc) và “wine” (bạn bè) trong tiếng Anh cổ. Cả 2 từ này đã khơng cịn được đa số người Anh nhớ và hiện nay chúng hoàn toàn xa lạ với chính họ. Bên cạnh đó, lại có những tên ít bị thay đổi về nội dung và vì vậy khơng khó nhận ra ý nghĩa ban đầu của chúng. Chẳng hạn tên Wulfgar của người Anh cổ, mặc dù có

thay đổi chút ít về mặt chính tả nhưng người Anh hiện nay vẫn dễ dàng nhận ra từ “Wolf” (chó sói) trong phần đầu của tên (cịn “gar” có nghĩa là “lưỡi mác”).

Với sự bành trướng tới tận quần đảo Anh của Cơ đốc giáo, nhiều thói quen đặt tên hồn tồn mới đã hình thành khơng chỉ ở châu Âu lục địa mà còn ở cả nước Anh. Để tỏ lịng tơn kính các vị thánh và những người tử vì đạo, Nhà thờ đã khuyến khích các tín đồ Cơ đốc giáo lấy tên của các vị này để đặt cho con cháu mình. Những tên có mặt sớm nhất thuộc loại này là những tên có nguồn gốc Do Thái và Hy – La cổ đại. Tên các vị thánh tông đồ của Đức chúa Giê-su và tên của những vị có cơng truyền bá Cơ đốc giáo thời kỳ đầu (ghi trong kinh Tân Ước) phần lớn là các tên Do Thái như Mary, Martha, James, Joseph, John. Cũng chính trong giai đoạn thống trị của Đế chế La Mã, một thói quen đặt tên mới đã ra đời. Những người Cơ đốc giáo dần dần chuyển sang sử dụng những tên người khơng có nguồn gốc Do Thái. Sau hàng loạt các cuộc bức hại người Do Thái trong những thế kỉ đầu Cơng Ngun, người Cơ đốc giáo đã chính thức hình thành thói quen đặt tên mới: các tên Hy – La cổ được sử dụng ngày càng nhiều và dần dần đã đi vào vốn tên chung của người Cơ đốc giáo nói chung và người Anh nói riêng. Trong số đó nổi bật một số tên như Anthony, Catherine, Margaret, Mark, Martin,

Nicholas, Paul...

Dĩ nhiên những tên trên có thể được thấy ở nhiều nước châu Âu với những biến thể khác nhau. Cùng với bước chân của những người lính La Mã, các đồn truyền giáo đã mang những tên này đi khắp châu Âu. Quần đảo Anh cũng được Cơ đốc giáo hoá và người Anh đã “nhập khẩu” rất nhiều tên người từ và qua sự

xâm lược của người La Mã. Tuy vậy, các tên bản địa cũng khơng hồn toàn bị lãng quên. Trong số này tên của nhiều vị anh hùng dân tộc cũng như tên của các vị thần bản địa vẫn được người Anh sử dụng để đặt tên cho con cháu họ. Ví dụ như tên “Edward”, “Afred”... ngày nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi.

Trong thời Trung cổ, ảnh hưởng của các tên Cơ đốc giáo là rộng khắp trên toàn châu Âu, song mỗi nước, mỗi dân tộc lại tự hoàn thiện một vốn tên người riêng cho mình. Tại nước Anh, vốn tên dân tộc này bao gồm các tên bản địa và các tên Cơ đốc giáo thời kỳ đầu (vốn đã vào ngôn ngữ dân tộc Anh đủ lâu để được coi là tên truyền thống). Có một điều thú vị là trong khi tên người có nguồn gốc bản địa thay đổi khá nhiều thì các tên Cơ đốc giáo lại rất ít thay đổi qua thời gian và qua các nền văn hoá khác nhau. Một người Anh hiện đại có thể gặp khó khăn trong việc xác định nguồn gốc của một tên thuần Anh nhưng lại có thể dễ dàng nhận ra các tên Cơ đốc giáo ở bất kỳ ngôn ngữ châu Âu nào.

Vốn tên người được sử dụng ở nước Anh đã thay đổi cơ bản sau chiến thắng của người Noóc-măng (Norman) năm 1066. Trước đó, những tên ghép 2 thành phần như Bealdwine, Cuthbert, Wulfgar...là khá phổ biến. Với sức mạnh qn sự và chính trị của người Nc-măng, các tên người Pháp và gốc Giéc-manh (Đức) đã trở nên phổ biến ở nước Anh trong khoảng hai ba thế hệ dưới ách đô hộ của ngoại xâm. Nổi bật là các tên như Emma, Matilda, Richard, William... mà đến nay vẫn là những tên có tần xuất sử dụng hàng đầu ở Anh. Các tên Anh cổ như

Edward, Alfred vẫn được bảo tồn vì chúng là tên của những vị thần bản địa cũng

như những vị vua nổi tiếng trong lịch sử. Một số tên bản địa khác cũng khơng mất đi vì chúng được sửa đổi, bổ sung bằng những tên Giéc-manh như trường hợp tên

Robert.

Mặc dù còn trải qua một vài biến động nhỏ nữa, nhưng về cơ bản tên cá nhân người Anh đã được hình thành và ổn định từ sau cuộc xâm lược của người Noóc- măng thế kỉ thứ XI. Tên người Anh tương đối ổn định trong khoảng từ thế kỉ XIV tới cuối thế kỉ XVIII trước khi có những giao lưu về văn hoá với các thuộc địa của Đế quốc Anh. Tuy nhiên tác động văn hố theo chiều từ thuộc địa trở lại chính quốc là không lớn.

Cịn về tên họ, người Anh cổ khơng có tên họ. Tên của người Anh trước thế kỉ thứ X chỉ gồm một yếu tố như Cuthbert, Edward, Wulfgar... Người Anh chỉ thực sự biết tới tên họ và bắt đầu đặt tên họ kể từ khi bị người Nc-măng đơ hộ cuối thế kỉ thứ XI. Cho tới thế kỉ thứ XVI thì tên họ của người Anh cơ bản đã ổn định.

Về nguồn gốc, đa số tên họ người Anh cơ bản xuất phát từ 5 nguồn sau: - Tên họ chỉ nghề nghiệp của những người mang họ.

- Tên họ có nguồn gốc từ các địa danh nơi người mang họ sinh sống. - Tên họ mơ tả đặc điểm ngoại hình, tính cách của người mang họ.

- Tên họ được hình thành từ tên cá nhân của cha theo kiểu “X là con trai của Y”.

- Tên họ có nguồn gốc từ tiếng Anh cổ.

Có lẽ tên họ bắt đầu được sử dụng trong một cộng đồng người có nhu cầu phân biệt 2 hoặc hơn 2 người có cùng tên cá nhân. Tại nước Anh, tên họ được giới quí tộc sử dụng trước, rồi sau này người dân thường mới dần dần có thói quen đặt tên họ.

Những tên họ chỉ nghề nghiệp thường có nguồn gốc rõ ràng nhất. Chẳng hạn

Baker (thợ làm bánh mỳ), Brewer (người nấu rượu), Weaver (thợ dệt), Taylor (thợ may), Smith (thợ rèn)... Một số những tên loại này cịn có hình thức tên nữ

của chúng và dần dần hình thành nên những tên họ riêng, Ví dụ hình tên Baker có hình thức tên nữ là Baxter, Brewer – Brewster, Weaver – Webster. Tuy nhiên, hơn một nửa số người hiện nay có tên họ là hình thức tên nữ thì lại là nam giới. Tên họ có nguồn gốc từ tên nghề nghiệp cũng bao gồm những tên chỉ những nghề văn phịng, bàn giấy. Ví dụ: Marshall (người chăm sóc ngựa, quan đầu triều), Steward (người quản lí bất động sản), Abbott (trưởng tu viện)...

Số tên họ có nguồn gốc từ các địa danh trong tiếng Anh là khá nhiều. Giới q tộc châu Âu nói chung và q tộc Anh nói riêng rất coi trọng lãnh địa của mình. Một tên người có kèm theo tên lãnh địa là niềm tự hào của giới quí tộc, lãnh chúa. Trong tiếng Anh cổ và trung cổ, các yếu tố sau thường đi kèm với tên đất: aet X,

tên đất đi ngay sau tên cá nhân mà không cần giới từ, do vậy tạo nên những tên họ như là Linton, Homwode, London, York...

Tên họ có nguồn gốc từ tên đất cũng bao gồm cả những tên chỉ vị trí hoặc đặc điểm nổi bật của mảnh đất đó. Chẳng hạn, một người có tên John sống cạnh một

cây sồi có thể được mọi người gọi là John atte (de, de la) Beche để phân biệt với những anh John sống ở những địa điểm khác. Một anh John khác sống trên (hoặc cạnh) một quả đồi có thể được gọi là John del (atte, of the) Hill với lí do tương tự. Cách gọi tên phân biệt kiểu này rất phổ biến ở Anh và dĩ nhiên, qua quá trình biến phát triển ngơn ngữ, khi người Anh đặt tên họ cho mình thì những tên này sẽ là

Beech, Hill...

Những tên họ mơ tả đặc điểm ngoại hình, tính cách của người mang họ cũng khá phổ biến trong số tên họ người Anh. Vào thời Trung cổ, nhiều người Anh được bạn bè, người thân gọi tên kèm theo một đặc điểm nổi bật nào đó. Từ ngữ dùng để chỉ đặc điểm nổi bật nào đó có thể là những từ bơng đùa, chế nhạo, hoặc đơn giản là mơ tả. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu gọi kiểu tên họ này là “tên lóng” (nickname). Ví dụ trong làng có 2 anh John, một anh to béo và một anh nhỏ bé thì rất có thể dân làng sẽ gọi họ là: John, the Fatty và John, the Small. Các tên loại này cũng có rất nhiều trong tên họ người Anh ngày nay: Armstrong, Grenehod, Wastepenny, Slyman, Careless... Đơi khi tên lóng cũng có tính ẩn dụ (với ý “giống như là”) như Peppercorn (hạt tiêu) để chỉ một người bé nhỏ giỏi

giang, Fairweather (đẹp trời) để chỉ một người vui tính.

Cách đặt tên họ theo tên cha (hoặc mẹ) rất phổ biến trong các nền văn hoá châu Âu và dân tộc Anh không phải là một ngoại lệ. Hình thức các tên họ loại này thường được xây dựng theo kiểu “X con trai của Y” hay “X con gái của Y”. Phần lớn các tên con cái được đặt theo tên cha, nhưng cũng có một số trường hợp đặt theo tên mẹ. Kiểu đặt tên này có khá nhiều biến thể trong tiếng Anh mà các tên họ

Johnson, Richards và Henry là những đại diện nổi bật. Tên họ Johnson ra đời từ

“son of John; John’s son” rõ ràng có nghĩa là “con trai của John”. Từ “son” (con trai) cũng có thể được hiểu thơng qua vị trí của nó trong tên, cho nên “Richard’s son Martin” có thể được gọi là Martin Richards thay vì Martin Richardson.

Tương tự như vậy, “Henry’s son Martin” có thể được gọi là Martin Henry vì

trong thời trung cổ, người ta cho rằng vị trí của tên Henry mách bảo rằng “Martin là con trai của Henry”. Người Anh cũng biết tới cách đặt tên họ theo tên cha của một số dân tộc khác. Cụ thể, người Uên dùng mơ hình “ap X”. chẳng hạn tên cha là Rhys thì sẽ có tên họ ap Rhys (sau này hình thành tên họ Reese và Price). Người Xcốt-len dùng kiểu “Mac X”, ví dụ MacAndrew, McBright .... Người Ai- len dùng hình thức “O’ X”, ví dụ O’Neil, O’Brien... Trong số tên họ người Anh

hiện nay có khá nhiều tên đến từ những dân tộc nêu trên.

Về tên đệm, khơng có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh yếu tố này của tên người Anh. Về mặt lí thuyết, tên đệm người Anh có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng trên thực tế chúng chủ yếu có nguồn gốc từ tên cá nhân và tên tên họ. Tên đệm không thu hút được nhiều sự quan tâm của người Anh cho nên trong chính tả chúng thường được viết tắt hoặc không được viết. Điều này dẫn đến nhiều quan niệm sai lầm là người Anh hiện nay khơng có tên đệm. Từ đó có thể thấy, để tìm ra nguồn gốc và ý nghĩa của tên đệm chỉ có thể tìm trong nguồn gốc và ý nghĩa của tên cá nhân và tên họ người Anh mà thơi.

3.2 Phân loại tên người Anh từ góc độ ý nghĩa 3.2.1 Phân loại ý nghĩa tên họ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên người Anh (Trang 96 - 101)