Danh tố đệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên người Anh (Trang 71 - 75)

126 GILES 127 GOULD

2.2.2.3 Danh tố đệm

Trong hệ thống tên riêng nói chung, tên đệm là yếu tố xen giữa tên họ và tên cá nhân hoặc tên cá nhân và tên họ. Cũng như tên họ và tên cá nhân, tên đệm cũng được xem là một đơn vị định danh dùng để gọi tên.

Trong cấu trúc tên người Anh, tên đệm (middle name, second name) là yếu tố xen giữa tên cá nhân và tên họ. Tuy nhiên, số lượng người Anh hiện nay có tên đệm là khơng nhiều. Qua khảo sát tên của 492 danh nhân của nước Anh số người có tên đệm là 128, chiếm tỷ lệ 26 %. Mặc dù tên đệm vẫn tồn tại, nhưng trong thực tế sử dụng, người Anh không mấy quan tâm tới yếu tố tên đệm và thậm chí bỏ hình thức tên đệm trong cấu trúc tên người. Ví dụ: Nicky Kent Graham thường được viết là Nicky K. Graham hoặc Nicky Graham một cách chính thức. Ngược

lại với tình hình này, sự xuất hiện với vỏ vật chất và âm thanh đầu đủ của tên đệm trong cấu trúc tên người Việt là rất phổ biến. Trong 448 họ tên các nhân vật lịch sử, có 291 người có tên đệm, chiếm 65 %. Gần gây, Lê Trung Hoa có đưa ra số

liệu trong số 3282 người thuộc đủ mọi thành phần có 2921 người có tên đệm, chiếm 89 % [9].

Tên đệm của người Anh rất ít khi đuợc dùng trừ trường hợp phải ghi tên đầy đủ trên chứng minh thư, hộ chiếu... và thậm chí chỉ được dùng lúc khai sinh hoặc khai tử.

Các cứ liệu trên cho phép khẳng định, trong khi tên đệm đang trở nên không thể thiếu được trong cấu trúc tên người Việt thì yếu tố này trong cấu trúc tên người Anh lại khơng có được những giá trị như vậy.

Về cấu tạo của tên đệm, chúng tơi thấy có cả tên đệm đơn âm tiết và đa âm tiết – đa thành tố trong cấu trúc tên đệm người Anh cũng như người Việt. Để thuận tiện hơn cho việc nghiên cứu, chúng tôi chia tên đệm người Anh và người Việt thành 3 nhóm.

- Nhóm tên đệm đơn âm tiết (một thành tố).

Ví dụ: Nguyễn Thị Huyên, Trần Ngọc Quang... hoặc Richard Parkes

Bonington, Norman George Douglas...

- Nhóm tên đệm đa âm tiết. Nhóm này được phân chia thành 2 tiểu nhóm: + Tên đệm đa âm tiết một thành tố. Loại tên đệm này chỉ có trong cấu trúc tên đệm người Anh.

+ Tên đệm đa âm tiết 2 thành tố trở lên. Loại tên đệm này xuất hiện cả trong cấu trúc tên đệm người Anh và người Việt (tên đệm người Việt nhiều thành tố nhất cũng khơng nhiều hơn 2).

Ví dụ: Nguyễn Xn Hồng Việt, Trần Thành Đăng Chân Tín... hoặc Frederick Landseer Maur Griggs, Edward George Earle Bulwer-Lytton... - Nhóm tên đệm zero (khơng có tên đệm). Loại tên đệm này xuất hiện cả

trong cấu trúc tên đệm người Anh và người Việt nhưng phổ biến trong tên đệm người Anh hơn.

Ví dụ: Tony Blair, James Watt... hoặc Tạ Mạnh, Phạm Hùng...

Qua khảo sát, chúng tơi cho rằng hiện nay hình thức tên đệm zero (không xuất hiện tên đệm) là tương đối phổ biến trong cấu trúc tên đệm người Anh. Còn tên đệm của người Việt xuất hiện chủ yếu dưới hình thức đơn âm tiết nhưng đang có xu hướng đặt tên đệm đa âm tiết.

Rất nhiều người Anh, đặc biệt là giới trẻ, hiện nay hồn tồn khơng sử dụng tên đệm trong giao tiếp chính thức cũng như thân mật. Ngược lại với tình hình nêu trên, cũng là một nước nói tiếng Anh nhưng người Mỹ lại coi tên đệm là một thành phần không thể thiếu được trong cấu trúc tên người.

Về nguồn gốc, tên đệm của người Anh thường: - là tên họ thời con gái của mẹ (hoặc bà).

Ví dụ: Samuel John Adams SATCHELL có cha là Samuel SATCHELL và

mẹ là Hannah ADAMS (tên thời con gái). - là tên đệm của cha.

Ví dụ: Frederick Wallace TUCKER có cha là John Wallace TUCKER - là tên một người mà người đặt tên yêu quí.

Ví dụ: một người đặt tên con gái Mary Katie Williams vì anh ta có một

người bạn thân tên là Katie.

Theo tìm hiểu của chúng tơi, số thành tố tham gia vào cấu trúc tên đệm người Anh nhiều nhất là 3 thành tố, còn trong tên người Việt yếu tố đệm nhiều thành tố nhất cũng chỉ là 2. Trừ trường hợp tên đệm zero, tên đệm của người Anh mặc dù là ít được sử dụng nhưng rất khó xác định chính xác số lượng cụ thể vì nó phụ

thuộc vào tên cá nhân và tên họ. Về nguyên tắc, bất cứ từ nào trong hệ thống từ vựng tiếng Việt cũng có thể được dùng để làm tên đệm. Như vậy, cả tên đệm của người Anh và người Việt đều là các tập hợp mở.

Người Anh ưa thích kiểu cấu trúc tên người khơng có tên đệm (tên đệm zero hoặc tên đệm có tồn tại nhưng khơng xuất hiện thường xun) một phần cũng là do tên đệm không được du nhập vào nước Anh cùng lúc với tên họ. Bên cạnh đó, khi mà tên đệm được giới q tộc phong kiến sử dụng rộng rãi thì cuộc cách mạng cơng nghiệp do giai cấp tư sản Anh khới xướng bắt đầu đạt được những thành tựu đáng kể và hình ảnh một nước Anh thời Trung cổ với những giá trị lạc hậu đang dần mất đi. Chính vì vậy, sự vắng mặt của tên đệm dần dần trở nên phổ biến. Tên đệm cũng được coi là “tên cá nhân thứ 2”, tức là được sử dụng thay thế tên cá nhân chính thức. Ví dụ, trong một cơ quan có nhiều người trùng họ tên thì người Anh sử dụng tên đệm như là tên cá nhân chính thức để phân biệt.

Có một điểm khác biệt lớn về chức năng của tên đệm zero trong cấu trúc tên người Anh và người Việt. Đó là, trong khi đệm zero xuất hiện ở cả tên nam và tên nữ của người Anh thì tên đệm loại này lại chủ yếu được dùng cho tên nam giới của người Việt.

Tên đệm trong cấu trúc tên người Anh khơng có chức năng khu biệt giới tính. Chức năng này nằm ở tên cá nhân. Ngược lại, tên đệm của người Việt, có chức năng khu biệt giới tính rất rõ ràng. Ngồi hình thức tên đệm zero, tên nam giới còn được xác định qua tên đệm đơn âm tiết VĂN. Còn tên của nữ được xác định qua tên đệm đơn âm tiết THỊ. Trước đây, 2 tên đệm này rất phổ biến (Văn = 37 %; Thị = 100 % - số liệu của Phạm Tất Thắng và Lê Trung Hoa) nhưng hiện nay người Việt bắt đầu không ưa chuộng những tên đệm loại này nữa.

Ngồi 2 tên đệm trên, người Việt cịn sử dụng một số lớn từ vựng làm tên đệm và phần lớn trong số chúng có khả năng khu biệt giới tính. Ví dụ: Quang, Tuấn, Đức, Duy, Hữu... cho tên nam và Mỹ, Diễm, Thuỳ, Quỳnh, Tuyết... cho tên nữ.

Một điểm khác biệt nữa về chức năng tên đệm của người Anh và người Việt là qua tên đệm của người Anh, có thể xác định được nguồn gốc gia đình cũng như

mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình (trường hợp đặt tên đệm theo họ của mẹ trước khi đi lấy chồng, hoặc theo tên đệm của cha).

Ngoài những điểm khác biệt nêu trên, tên đệm của người Anh còn khác tên đệm của người Việt ở chỗ chúng khơng có chức năng thẩm mỹ. Người Anh cũng không đặt ra khái niệm thẩm mỹ với tên đệm. Ngược lại, người Việt rất chú trọng tới tính thẩm mỹ và sự phù hợp của tên đệm với tên cá nhân về ý nghĩa hàm chỉ khi đặt tên. Có thể nói, người Việt ln sáng tạo khi đặt tên đệm còn người Anh chỉ sử dụng những yếu tố có sẵn, hoạt động độc lập để làm tên đệm.

Việc xác định yếu tố tên đệm trong cấu trúc tên người Anh đôi khi không diễn ra thuận lợi. Trên thực tế, có những tên đệm xuất hiện như là một thành phần của tên họ đa âm tiết – đa thành tố. Tức là chúng luôn luôn đi trước và gắn liền tên họ. Ví dụ William Henry Fox, Cleveland Kent Evans... Tuy nhiên, đa số người Anh chỉ nhìn nhận yếu tố đi sau cùng mới là tên họ. Cách sắp xếp tên tác giả để tra cứu tại các thư viện (kể cả thư viện trực tuyến), hoặc cách viết tên tác giả ở danh mục tài liệu tham khảo của người Anh thể hiện rất rõ quan điểm này. Do vậy, chúng tôi vẫn coi các yếu tố sau yếu tố thứ nhất (tên cá nhân) và trước yếu tố cuối cùng (tên họ) là tên đệm.

Khó khăn tương tự cũng xẩy ra với tên đệm người Việt, khi mà người Việt đang ngày càng có xu hướng đặt tên cá nhân đa âm tiết (đa thành tố) và bỏ tên đệm VĂN, THỊ, thì việc xác định đâu là yếu tố tên đệm, đâu là yếu tố tên cá nhân đa âm tiết trở nên rất khó khăn. Ví dụ trong tên Nguyễn Hữu Thành Trung thì:

- Hữu Thành là tên đệm đa âm tiết và Trung là tên cá nhân đơn âm tiết?

- Hữu là tên đệm đơn âm tiết và Thành Trung là tên cá nhân đa âm tiết?

Trong những trường hợp này, việc nhận diện chính xác các yếu tố trong tên gọi cịn phải phụ thuộc vào sự hiểu biết về cá nhân đối tượng được gọi tên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên người Anh (Trang 71 - 75)