Đánh giá ƣu điểm, hạn chế trong tiến trình thực hiện ca lâm sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 123 - 141)

2.2.2 .Cuộc sống công việc và hôn nhân của thân chủ Lan

2.7. Đánh giá ƣu điểm, hạn chế trong tiến trình thực hiện ca lâm sàng

Có thể nói thông qua ca hỗ trợ cho chị Lan có rối loạn trầm cảm sau sinh trong 13 buổi làm việc, tác giả rút ra một số điểm sau, có thể nhìn nhận đánh giá ở hai khía cạnh ưu điểm và hạn chế.

Thứ nhất: Khi tiến hành thực hiện đánh giá và can thiệp tác giả đã được giáo viên hướng dẫn (cũng là nhà giám sát), đặc biệt hướng dẫn nhiệt tình và giám sát chặt chẽ khoa học.

Thứ hai: Khi tiến hành can thiệp ca lâm sàng tác giả nhận được sự hỗ trợ, phối hợp rất nhiệt tình từ đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế khoa 8 của BVTTTW1, đặc biệt là bác sĩ trực tiếp điều trị cũng như điều dưỡng phụ trách phòng bệnh của chị Lan.

Thứ ba: Ngoài ra Khoa 8 ở bệnh viện đã tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm phòng làm việc cho nhà tâm lý với chị Lan. Nhà tâm lý và chị Lan được làm việc riêng biệt một phòng, yên tĩnh, sạch sẽ.

Thứ tƣ: Chị Lan và gia đình đều là người có hiểu biết, nhiệt tình hợp tác trong quá trình làm việc thể hiện ở việc: Tham gia đầy đủ, đúng giờ các phiên làm việc, thực hiện cam kết đúng với các yêu cầu đã được thảo luận và thống nhất với nhà tâm lý.

2.7.2. Hạn chế

Trong khi và sau khi kết thúc tiến trình đánh giá can thiệp ca lâm sàng, tác giả luận văn với vai trò là người trợ giúp – nhà tâm lý tự nhận thấy có một số hạn chế sau:

Thứ nhất: Mặc dù đã được sự đồng ý từ phía thân chủ, gia đình thân chủ, bệnh viện cho tác giả công bố ca lâm sàng trên phương diện trình bày báo cáo khoa học. Nhưng tác giả chưa sử dụng cam kết hợp đồng trị liệu và các cam kết khác với thân chủ bằng văn bản.

Thứ hai: Tác giả chưa nắm vững được hết những kiến thức chuyên môn lý thuyết, cụ thể các lý thuyết về tâm lý, các liệu pháp, kỹ thuật về tâm lý. Trong khi đó các tài liệu về RLTC của PNSS dưới góc độ khoa học tâm lý ở tại Việt Nam chưa nhiều, chủ yếu là các tài liệu nước ngoài, tài liệu tiếng Anh. Tuy nhiên, tác giả luận văn với khả năng tiếng Anh còn hạn chế, vì vậy chưa tiếp cận và nghiên cứu được đa dạng các tài liệu về RLTC ở PNSS cũng như các cách tiếp cận, các mô hình can thiệp cho RLTC ở PNSS.

Thứ ba: Nhiều phần viết phân tích ca lâm sàng dưới dạng mô tả, chưa thực sự khoa học. Ngoài ra, với các thang đo đánh giá tác giả chưa sử dụng, xử lý thành thạo, đó là thang đo đánh giá nhân cách MMPI - vì thế tác giả đã không sử dụng thang đo này trong đánh giá của mình. Kết quả từ thang đánh giá này, tác giả nhận từ khoa Phục hồi chức năng và tâm lý lâm sàng của bệnh viện.

Thứ tƣ: Mặc dù trong thực hành ca lâm sàng, tác giả đã phối hợp với bác sĩ điều trị cho bệnh nhân để cân nhắc việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên do sơ xuất của tác giả không ghi lại thông tin về tên thuốc liều lượng chỉ định, sau khi kết thúc đợt điều trị nội trú, hồ sơ của bệnh nhân đã được chuyển vào kho lưu trữ. Vì thế, khi viết luận văn tác giả không thể đưa mục đơn thuốc của bệnh nhân vào để phân tích so sánh đối chiếu diễn giải.

Thứ năm: Với khoảng cách địa lý 120km nhà tâm lý phải di chuyển từ nơi ở của mình đến bệnh viện - nơi chị Lan điều trị nội trú hàng tuần mỗi tuần hai buổi. Đây cũng là một trong khó khăn cho nhà tâm lý, vì vậy tác giả không có điều kiện theo dõi thân chủ sau can thiệp một cách cụ thể như quan sát trực tiếp các hoạt động chức năng diễn ra hàng ngày của thân chủ thay vì nghe, nói báo cáo trao đổi gián tiếp qua điện thoại. Bên cạnh đó tác giả chưa xây dựng và trình bày rõ các tiêu chí hoạt động chức năng cụ thể để trình bày trong luận văn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trầm cảm ở PNSS là một tình trạng rối loạn khí sắc nặng nề buồn rầu và chản nản, gặp tương đối phổ biến ở thời kỳ sau sinh, được đặc trưng bởi các triệu chứng của trầm cảm nhưng chỉ xảy ra sau khi sinh con.

Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy vấn đề trầm cảm ở PNSS cũng như việc đánh giá và can thiệp trầm cảm ở PNSS đã được các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lý học, tâm thần học trên thế giới quan tâm. Các công trình nghiên cứu thường tập trung làm rõ tỷ lệ TCSS, yếu tố nguy cơ dẫn đến TCSS, các thang sàng lọc, phát hiện TCSS cũng như nghiên cứu về các hình thức can thiệp cho PNSS có RLTC.

Để can thiệp một ca lâm sàng, nhà can thiệp phải biết sử dụng linh hoạt các liệu pháp kỹ thuật sẵn có sao cho phù hợp với những tính chất riêng biệt của một ca bệnh chứ không nhất thiết cứng nhắc tuân theo bất kì một nguyên tắc triết lý trị liệu riêng biệt nào. Qui trình nghiên cứu thực tiễn được tiến hành theo một một qui trình thống nhất, chặt chẽ. Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp hỏi chuyện lâm sàng, phương pháp quan sát lâm sàng, phương pháp phân tích lịch sử cuộc đời, phương pháp thang đo. Việc nghiên cứu ca lâm sàng nhằm bổ sung cho kết quả nghiên cứu lý luận cũng như nghiên cứu thực tiễn, đồng thời đánh giá, can thiệp nhằm giảm các biểu hiện của TCSS dựa trên việc sử dụng linh hoạt các liệu pháp và kỹ thuật trong can thiệp và trị liệu tâm lý.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về TCSS, nghiên cứu trường hợp cụ thể. Với mong muốn góp phần nâng cao hiểu biết về RLTCSS, chúng tôi thực hiện đánh giá và can thiệp kịp thời về mặt tâm lý cho trường hợp một PNSS có RLTC, giảm thiểu rủi ro cho bản thân và gia đình họ. Kết quả thu được sau 13 phiên làm việc, tình trạng trầm cảm của thân chủ gần như được cải thiện đáng kể, các hoạt động chức năng dần trở lại ồn định bình thường.

2. Kiến nghị

Với trường hợp của chị Lan sau 13 phiên làm việc cùng với chị và gia đình của chị. Cần bổ sung thêm phương án hỗ trợ có thể tình trạng của chị Lan sẽ cải thiện nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Thứ nhất: Trong tiến trình thực hiện ca lâm sàng, nhà tâm lý nên có những buổi làm việc với tất cả gia đình của thân chủ, đặc biệt được làm việc với những người có mối quan hệ thường xuyên hàng ngày của thân chủ. Từ đó, có sự đánh giá khách quan hai chiều hơn là chỉ làm việc lấy thông tin một chiều từ phía thân chủ.

Thứ hai: Nhà tâm lý không chỉ tư vấn, tham vấn cho gia đình mà còn cần giới thiệu cho gia đình thân chủ các địa chỉ dịch vụ tham vấn gia đình để giúp những người thân hiểu được những khó khăn của thân chủ, trên cơ sở đó có cách ứng xử hỗ trợ phù hợp nhằm cải thiện tình trạng cho thân chủ.

Thứ ba: Nhà tâm lý có thể cung cấp các chương trình tập huấn làm bố làm mẹ trước khi sinh con giới thiệu các chương trình tập huấn lần đầu làm mẹ, làm mẹ trước sinh hay kỹ năng làm cha mẹ cho hai vợ chồng thân chủ. Nhằm giúp họ trang bị kiến thức, sự tự tin và tâm thế sẵn sàng cho cuộc sống sau khi sinh con.

Thứ tƣ: Nếu có trường hợp PNSS có RLTC cần được trợ giúp, tác giả sẽ tiến hành thực hiện quy trình đánh giá và can thiệp, trình bày một cách cụ thể rõ ràng hơn. Đặc biệt mục đích là hướng đến hiệu quả sau can thiệp cho thân chủ, quan tâm lắng nghe, cảm nhận những gì thân chủ nói, hiểu rõ những nỗi niềm của thân chủ, uyển chuyển trong cách giải quyết sự việc. Giúp thân chủ thấy rõ những vấn đề của mình và nêu ra được những giải pháp khác nhau để thân chủ lựa chọn quyết định và thực hiện. Giúp cho họ và gia đình họ kịp thời giảm thiểu những rủi ro cũng như có khả năng tái hòa nhập với cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Văn Siêm( 1991), “ Rối loạn trầm cảm” , Bách khoa thư bệnh học, tập 1, Trung tâm Quốc gia biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, trang 214-218

2. Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái, Ngô Xuân Điệp(2016),“Phụ nữ sau sinh rối nhiễu tâm lý và biện pháp hỗ trợ”, Sách chuyên khảo NXB ĐHQG Hà Nội

3. Nguyễn Thị Minh Hằng, Trần Thành Nam, Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Ngọc Diệp (2016)“Tâm lý học lâm sàng”, NXB ĐHQG Hà Nội.

4. Lê Quốc Nam(2002), “Khảo sát tỷ lệ rối loạn trầm cảm sau sinh của bà mẹ ởcác sản phụ đến sinh tại Bệnh viện Từ Dũ”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học 2002. Bệnh viện tâm thần TPHCM (34).

5. Nguyễn Sinh Phúc và nhóm dịch, “Tâm lý học dị thường và lâm sàng”, Tài liệu dịch.

6. Lê Thị Thu Quỳnh (2015), “Mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa, chấn thương tâm lí với nguy cơ trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ - tại huyện Thường Tín – Hà Nội” . Luận văn thạc sĩ Tâm lí học.

7. Nguyễn Đức Sơn (2016), “Giáo trình đánh giá nhân cách”, NXB ĐHSP, tr 99 – 101.

8. Phạm Toàn (2017),Tâm lý trị liệu – Lý thuyết và thực hành”, NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh

9. Nguyễn Linh Trang (2009) “Một số biến đổi tâm lý của phụ nữ sau khi sinh con”, Tạp chí Tâm lý học, Số 4/2009, tr. 48 – 52.

10. Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần theo DSM – 5, Tài liệu dịch lưu hành nội bộ của Bệnh viện 103 năm 2015.

11. Bộ môn Tâm thần (2000), “Rối loạn tâm thần trong thời kỳ thai sản và hậu sản”, Bệnh học Tâm thần phần thực tổn”, Tài liệu giảng dạy sau đại học trường Đại học Y Hà Nội, tr. 57 – 64

12. Tổ chức Y tế thế giới (1992),Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm, “Các rối loạn thần và hành vi kết hợp với thời kỳ sinh đẻ không phân loại ở nơi khác”. Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi

13. http://nhandan.com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/32511102-moi-nam-gan-40- nghin-nguoi-tu-tu-vi-benh-tram-cam.html. “Mỗi năm gần bốn mươi nghìn người tự tử vì bệnh trầm cảm”. Truy cập ngày 10/7/2017

14. http://tieudungplus.vn/who-tram-cam-la-nguyen-nhan-hang-dau-gay-ra-tinh- trang-khuyet-tat-ve-the-chat-va-tinh-than-toan-cau-16512.html, “Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật về thể chất và tinh thần toàn cầu”. Truy cập ngày 17/7/2017.

15. Thang đánh giá trầm cảm Beck (Nghiệm pháp Beck)http://www.nimh.gov.vn/trac-nghiem-tam-ly/28-cac-trc-nghim/50-thang-anh- gia-trm-cm-beck-bdi.html.Truy cập ngày 20/7/2017.

16. Thang đánh giá lo âu Zung W.K‟: http://www.nimh.gov.vn/trac-nghiem-tam- ly/28-cac-trc-nghim/135-thang-anh-gia- tam-thn-ti-thiu-mmse.html. Truy cập ngày 25/7/2017.

17.https://www.npr.org/sections/healthhots/2013/03/13/174214166/postpartum-

depression-affects-1-in-7-women" Postpartum Depression Affects 1 In 7 Mothers”.

Truy cập ngày 30/9/2018

18. https://vi.wikipedia.org/wiki/Trầm_cảm_sau_sinh “Trầm cảm sau sinh”,

Truy cập ngày 30/9/2018

19. [Mayo.et.al (2012) https://www.mayoclinic.org/diseases- conditions/postpartum-depression/symptoms-causes/syc-20376617], “Postpartum-

depression symptoms-causes”, Truy cập ngày 30/9/2018

20. (http://www.brooklynppdsupport.org/2010/04/what-is-ppd.html) “What is

Postpartum Depression” Truy cập ngày 2/10/2018

21. Bener A et al (2011): “A study of postpartum depression in a fast devoloping country: prevalence and related factors”, Int J Psychiatry Med41 (4)

22. Beck, CT and R.K. Gable (2002),“Postpartum depression screening sacle manua”. Spanish version. J Nursing Research 52: pp.296 - 306

23. Chandran et al(2002), “Postpartum depression in a cohort of women from a rural area of Tamil Nadu”. India incidence and risk factors and interventions British journal of psychiatry (2002)

24. Elizabeth Eden (2006),“UnderstandingPsychological Changes during Pregnancy”.

25. Donna E. Stewart, MD, FRCPC và cộng sự (2003), “Postpartum depression literature review of risk factors and interventions”

26. Elizabeth Fitelson at al (2010), “Treatnent of postpartum depression clincal, psychological and pharmacological options”, International Journal of Women‟s Health, pp – 11].

27. Appleby, Appleby L, Warner R, Whitton A, Faragher Beck, C.T & Gable, R.K (2002), “Postpartum depression screening scale manual”. Spanish version. J Nursing Research, 52: pp 296 – 306. B.A contronlled study of fluoxetine and cogntive – behavioural counseling in the treatment of postnatal. BMJ, 1997; 314:932 – 936 [PMC free article] [PubMed].

28.Reck (2004),“Matermity blues as a perdictor of DSM – IV anxiety disorders in the first three months postpartum”, Journal of Affective Disorders Vol 113, Issues 1-2, pp 77-87

29. Zubaran 1, 2, M Schumacher3, M R Roxo3, K, “Screening tools for postpartum depression: validity and cultural dimensions”,Afr J Psychiatry 2010;13: pp, 357-365

30. Kecbicop.O.V. at al (1980), “Bệnh loạn thần hưng – trầm cảm”, Tâm thần học, NXB Y học – Hà Nội, Tài liệu dịch

PHỤ LỤC

1. Các thang đánh giá tâm lý

NGHIỆM PHÁP BECK

Họ và tên: ………….. Tuổi: ………. Giới tính ………….. Nghề nghiệp.………… Địa chỉ: ………. Chẩn đoán: ………….……… ……. Ngày làm: ……… Trong bảng này gồm 21 đề mục được đánh số từ 1 đến 21, ở mỗi đề mục có ghi một số câu phát biểu. Trong mỗi đề mục hãy chọn ra một câu mô tả gần giống nhất tình trạng mà bạn cảm thấy trong một tuần trở lại đây, kể cả hôm nay. Khoanh tròn vào con số trước câu phát biểu mà bạn đã chọn. Hãy đừng bỏ sót đề mục nào.

1- 0. Tôi không cảm thấy buồn 1. Nhiều lúc tôi cảm thấy buồn 2. Lúc nào tôi cũng cảm thấy buồn

3. Tôi rất buồn hoặc rất bất hạnh đến mức không thể chịu được 2- 0. Tôi hoàn toàn không bi quan và nản lòng về tương lai

1. Tôi cảm thấy nản lòng về tương lai

2. Tôi cảm thấy mình chẳng có gì mong đợi ở tương lai cả

3. Tôi cảm thấy tương lai tuyệt vọng và tình hình không thể cải thiện được 3- 0. Tôi không cảm thấy như bị thất bại

1. Tôi thấy mình thất bại nhiều hơn những người khác

2. Nhìn lại cuộc đời, tôi thấy mình là một người hoàn toàn thất bại 3. Tôi tự cảm thấy hoàn toàn thất bại trong vai trò của tôi

4- 0. Tôi còn thích thú với những điều mà trước đây tôi vẫn thường thích 1. Tôi ít thấy thích những điều mà trước đây tôi vẫn thường ưa thích 2. Tôi còn rất ít thích thú về những điều trước đây tôi vẫn thường thích 3. Tôi không còn chút thích thú nào nữa

5- 0. Tôi hoàn toàn không cảm thấy có tội lỗi gì ghê gớm cả

xứng đáng

2. Phần lớn thời gian tôi cảm thấy mình có tội 3. Lúc nào tôi cũng cảm thấy mình có tội 6- 0. Tôi không cảm thấy đang bị trừng phạt

1. Tôi cảm thấy có lẽ mình đang bị trừng phạt 2. Tôi mong chờ bị trừng phạt

3. Tôi cảm thấy mình đang bị trừng phạt 7- 0. Tôi thấy bản thân mình vẫn như trước kia

1. Tôi không còn tin tưởng vào bản than 2. Tôi thất vọng với bản than

3. Tôi ghét bản thân mình

8- 0. Tôi không phê phán hoặc đổ lỗi cho bản thân hơn trước kia 1. Tôi phê phán bản thân mình nhiều hơn trước kia

2. Tôi phê phán bản thân về tất cả những lỗi lầm của mình 3. Tôi đổ lỗi cho bản thân về tất cả mọi điều tồi tệ xảy ra 9- 0. Tôi không có ý nghĩ tự sát

1. Tôi có ý nghĩ tự sát nhưng không thực hiện 2. Tôi muốn tự sát

3. Nếu có cơ hội tôi sẽ tự sát

10- 0. Tôi không khóc nhiều hơn trước kia 1. Tôi hay khóc nhiều hơn trước

2. Tôi thường khóc vì những điều nhỏ nhặt

3. Tôi thấy tôi muốn khóc nhưng không tôi không thể khóc được 11- 0. Tôi không dễ bồn chồn và căng thẳng

1. Tôi cảm thấy dễ bồn chồn và căng thẳng hơn thường lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 123 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)