Sự phát triển các triệu chứng trầm cảmở chị Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 58 - 67)

2.2.2 .Cuộc sống công việc và hôn nhân của thân chủ Lan

2.2.2. Sự phát triển các triệu chứng trầm cảmở chị Lan

Chị Lan cho rằng, cảm giác bất lực trong việc chăm sóc con ở chị thường dâng lên mỗi khi chị nhìn thấy chị dâu của mình cũng sinh con trong cùng một thời gian với chị, mà chị ấy có thể nuôi và cho con bú bình thường. Cảm giác này lại làm

chị cảm thấy mình có lỗi và buồn chán hơn. Chị nói rằng, nỗi buồn xâm chiếm trong chị bất kể ngày hay đêm, khi ở một mình,hay khi có cả mọi người. Những lúc rảnh rỗi, khi chị ở một mình với đứa con của mình chị lại càng buồn chán hơn.

Suy nghĩ “muốn chết” đã bắt đầu xâm nhập thường trực trong đầu chị và chị đã lập kế hoạch cho việc tự sát một cách cụ thể. Như lời chị chia sẻ:“Ban đầu em có ý định nhảy xuống sông, đâm đầu vào ô tô, leo lên các tòa nhà cao tầng rồi nhảy xuống, uống thuốc diệt cỏ...nhưng mà nếu đâm đầu vào ô tô chết thì sẽ rất đau đớn về mặt thể xác, em thấy rất sợ, em không đủ can đảm để làm việc đó, nếu mà nhảy xuống sông thì đến lúc gia đình đi tìm xác biết đến bao giờ tìm được xác nhỡ không tìm được thì sẽ thế nào, còn uống thuốc diệt cỏ … thì theo như hiểu biết của em thì chỉ cần uống 5ml thuốc diệt cỏ là đủ cướp đi mạng sống của bản thân và sẽ rất đau đớn, mà khi đã uống thì bố mẹ người thân các bác sĩ có muốn cứu cũng không thể cứu được”.

Tuy nhiên, càng ngày chị càng cảm thấy buồn chán, hầu như lúc nào chị cũng có cảm giác buồn chán vì thế suy nghĩ tự sát vẫn thôi thúc chị. Trong thời gian ở nhà bố mẹ đẻ “chị đã có ý định tự sát và thực hiện hành vi tự sát ba lần”.

Lần 1 (Suy nghĩ tự sát): “Em bắt xe bus từ nhà đi lên phía Hà Đông với suy nghĩ là mình sẽ tìm một tòa nhà cao tầng nhảy xuống để chết. Trong thời gian ngồi trên xe bus để đi tìm tòa nhà em nghĩ rất nhiều, nghĩ lung tung đủ thứ cũng ngay lúc đó chồng em gọi điện thoại cho em. Em nghe máy và lúc đó em như “bừng tỉnh” nên đã nói chuyện là em đang trên tuyến xe bus đi Hà Đông, em đã nói dối chồng là buồn quá em bắt xe đi chơi, chồng em không biết gì về việc này. À sau khi về nhà, em có nói chuyện này với chị gái em, chị gái em khuyên nhủ và động viên em tìm lớp tập yoga để thư giãn đầu óc, em cũng đã có đi tập cho chị vui lòng, nhưng chỉ được vài buổi em phát hiện ra mình không nhớ được gì nên em lại bỏ”.

Lần 2 (hành vi nguy cơ tự sát): “Lúc đó vào hoảng hơn 10 giờ sáng, khi em đang ở nhà bố mẹ đẻ em, nhà em có đầy đủ mọi người bố mẹ em, người làm, khách hàng, lúc đó mẹ em trông con cho em. Em ra ngoài sân và trèo vào bể nước vì nhà em có hai nhà một nhà mới nhà ống xây hiện đại, và vẫn còn một nhà ngang nhà cũ nên cái bể ở trên nền sân nhà cũ. Mực nước ở bể chỉ đến ngang ngực, khi trèo vào bể rồi lúc đó em thấy hơi sợ, và trong khi quẫy đạp, bố em đã phát hiện và chạy ra kéo em lên, bố mắng em bố nói sao mày lại dại dột thế hả con, sao lại nhụt chí như vậy việc gì cũng có cách giải quyết, con phải cố gắng và mạnh mẽ lên chứ, sao lại vậy hả con”.

Lần 3 (hành vi nguy cơ tự sát): “Cũng cùng ngày vào buổi chiều hôm ấy trong đầu em vẫn thôi thúc ý nghĩ tự sát em nói với bố mẹ là em muốn đi chợ mua đồ, em lấy xe máy em đến nhà ông nội em cách đó khoảng 3 km. Ở nhà ông nội em cũng có cái bể giống như nhà bố mẹ đẻ em, nhưng bể nhà ông em sâu và mực nước nhà ông em đầy hơn bể nhà bố mẹ đẻ em …. em nhìn thấy thế cũng sợ nên em không dám nhảy vào bể mà em trèo vào chị ạ. Khi trèo xuống em đã rất sợ nên em túm vào dây gầu múc nước được chốt đinh trên mặt bể và cứ thế em quẫy đạp. Ông em nghe thấy tiếng quẫy đạp, từ trong nhà ông em đi ra, ông mắng em dại dột, rồi ông lấy thang mang ra cho em trèo lên khỏi bể… Thật là xấu hổ chị à…. Sau đó, ông em gọi điện cho bố em đến đón em chở em đi về”.

Với tất cả những thông tin, chi tiết được chị kể lại trong suy nghĩ cũng như chị đã có hành vi nguy cơcàng cho thấygiả định của chúng tôi, rằng: không phải chị Lan thực sự muốn chết, mà các suy nghĩ, hành vi trên chính là tiếng kêu cứu về mặt tâm lý, do cảm giác cô đơn, cảm giác“bị bỏ rơi” xâm nhập trong đầu chị. Có lẽ chỉ có thể bằng cách tự hủy hoại bản thân chị mới gây được sự chú ý một cách mạnh mẽ tới những người thân yêu của mình. Thông điệp đưa ra là: “Tôi cần được quan tâm, tôi cần được giúp đỡ, hãy quan tâm đến tôi, hãy đáp ứng các nhu cầu của tôi! Hãy cứu tôi thoát khỏi sự bất lực của chính mình!”.

Trong các buổi làm việcsau đó, những giả định trên của chúng tôi đã được khẳng định với những chi tiết chị chia sẻ: “Thực sự em không đủ dũng cảm để chết, điều ngu ngốc dại dột xấu hổ nhất em đã làm là tự sát, thấy buồn chán cô đơn, em muốn mọi người để ý quan tâm đến em hơn nhưng em không biết phải giãi bày làm sao. Em làm mọi người khổ, làm bố mẹ em khổ, em thật tồi tệ”.

Người thân trong gia đình thân chủ Lanrất lo lắng vì hành vi nguy cơ màchị đã gây ra cho mình, gia đình đã đưa chịđến khám ở bệnh viện.

Lần khám thứ nhất (sau sinh khoảng hơn hai tháng): Gia đình đưa chị đến khám ở VSKTT Bạch Mai, chị được bác sĩ chẩn đoán: Rối loạn giấc ngủ, bác sĩ chỉ định và kê thuốc cho chị theo đơn điều trị ngoại trú, đề nghị tái khám sau một tháng khi hết thuốc hoặc có bất thường xảy ra. Chị không còn lưu giữ đơn thuốc, nhưng chị nhớ chủ yếu là thuốc bổ thần kinh và thuốc ngủ.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kê khoảng 15 ngày thì tất cả các triệu chứng trên không hề thuyên giảm, thậm chí còn gia tăng, câu nói thể hiện suy nghĩ tự sát vẫn luôn thường trực trong đầu của Lan.Chị nói rằng:“Em vẫn không thể nào thoát khỏi ý nghĩ thôi thúc tự sát, lúc nào em cũng thấy buồn chán cảm giác buồn chán cứ đeo đẳng xâm chiếm em, em không thể nào thoát ra được, em không thể ngủ được, em thấy mình luôn trong trạng thái bồn chồn bứt rứt hoảng hốt, lo sợ …”.

Ngay sau đó, gia đình bố mẹ đẻ của chị đã tổ chức một chuyến du lịch cho cả nhà 03 ngày ở Hạ Long – Quảng Ninh với mong muốn làm cho chị được vui vẻ, bớt

lo lắng căng thẳng, không suy nghĩ lung tung và làm điều dại dột nữa. Trong thời gian đó, chị cho rằng tâm trạng của mình có thay đổi tích cực hơn: “Khi cùng cả nhà đi chơi, em cũng thấy thời gian buồn chán của em bớt được hơn chút, em cũng đi tắm biển, đi mua sắm cùng mọi người”.

Tuy nhiên,sau khi kết thúc chuyến đi trở về, lúc này chị và con gái về nhà bố mẹ chồng ở, cảm giác buồn chán sợ hãi, vô dụng lại tấn công thân chủ. Lan nói rằng: “Em khóc rất nhiều, ăn em không thấy ngon, nhưng em vẫn cố gắng ăn vì thế em cũng không bị sút cân, và chủ yếu em không thể ngủ được, một ngày em chỉ có thể ngủ được khoảng 2 tiếng, thậm chí khi ngủ em luôn bất an hoảng hốt, nghe thấy tiếng con khóc, tiếng động mạnh em rất sợ, có lúc em phải ngồi nhắm mắt lại thư giãn, có hôm em giật mình mở mắt mà em không phân định được là ngày hay đêm …”. Và, lúc này suy nghĩ và mong muốn tự sát lại thôi thúc chị như ban đầu.

Trước tình hình này, chị ngừng sử dụng đơn thuốc của VSKTT Bạch Mai, gia đình đưa chị đến khám tại khoa khám bệnh BVTTTW1 ngay sau đó.

Lần khám thứ hai (sau sinh khoảng hơn 3 tháng):Bác sĩ chẩn đoán chị Lan có rối loạn trầm cảm sau sinh với các triệu chứng: mất ngủ, khóc nhiều, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, đau đầu, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, ngại giao tiếp. Bác sĩ kê đơn thuốc chỉ định điều trị ngoại trú (và cũng là mong muốn yêu cầu của gia đình). Đơn thuốc bác sĩ chỉ định là thuốc chống trầm cảm: Amitriptylin 25mg – ngày uống 2 viên sau ăn tối; olazapin 10mg – ngày uống 2 viên sau ăn tối. Bác sĩ chỉ định dùng thuốc theo đơn trong một tháng và đề nghị tái khám hoặc khám khi có bất thường xảy ra.

Bác sĩ tư vấn hướng dẫn cho chị và người nhà của chị (bố đẻ, chị gái và chồng) biết cách theo dõi và quản lý vấn đề sử dụng thuốc. Theo dõi chị dùng thuốc để đảm bảo chị uống thuốc đúng liều, đúng thời gian quy định, thông báo các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra, giải thích rõ tác dụng phụ của thuốc và thuốc sẽ phát huy hiệu quả ít nhất sau 15 ngày sử dụng.

Trong quá trình điều trị ngoại trú, người nhà của thân chủ Lan đã gọi điện trao đổi với bác sĩ điều trị để hỗ trợ, những thông tin họ thông báo cho bác sĩ chủ

yếu về các thay đổi triệu chứng mất ngủ, đau đầu, bồn chồn của chị và diễn biến về thái độ của chị trong thời gian dùng thuốc. Vì chị Lan là điều dưỡng, công việc của chị là chăm sóc người bệnh vì thế chị nói rằng chị rất ý thức việc sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Sau một tháng uống thuốc, chị Lan cho rằng các triệu chứng như mất ngủ, đau đầu, hoảng hốt của chị có cải thiện. Tuy nhiên, cảm giác chán nản buồn rầu, tự trách bản thân vẫn không có dấu hiệu giảm bớt nhiều. Gia đình đưa chị tái khám.

Lần khám thứ ba: Sau khi uống hết đơn thuốc một tháng, vẫn với chẩn đoán có trầm cảm sau sinh, bác sĩ kê đơn thuốc điều trị chống trầm cảm trong thời gian một tháng điều trị ngoại trú (cũng là mong muốn của gia đình). Bác sĩ đề nghị tái khám sau một tháng uống hết thuốc hoặc đến khám khi có bất thường xảy ra.

Sau khi chị Lan uống thuốc được khoảng hơn nửa tháng, các triệu chứng đau đầu, bồn chồn bứt rứt cải thiện đáng kể, chị cho rằng:“Em thấy em ngủđược nhiều hơn, khoảng 5 tiếng/ ngày, nhưng cảm giác buồn rầu, chán nản thất vọng về bản thân hầu như em thấy vẫn thế, lúc nào em cũng thấy buồn chán, sợ hãi, em không có cách nào để có thể thoát ra khỏi cảm giác buồn chán sợ hãi này”.

Trước tình trạng của chị Lan, gia đình đã rất lo lắng bất an, vì có thể chị sẽ lặp lại hành vi tự sát mà trước đây chị đã thực hiện, đó là lời chia sẻ từ chị gái của thân chủ Lan.

Lần thứ tư (Ngày 24 tháng 6 năm 2018): Gia đình đưa chị Lan đến bệnh viện (mặc dù chưa hết thời gian dùng thuốc lần tái khám của giai đoạn điều trị ngoại trú). Bác sĩ khoa khám bệnh tư vấn cho chị và gia đình cần cho chị nhập viện để được điều trị nội trú. Chị Lan đã nhập viện và điều trị tại khoa 8 (khoa cấp tính nữ). Trực tiếp điều trị cho chị là bác sĩ Trưởng khoa.

Tự nhận xét về bản thân chị Lan cho rằng:“Em không phải là người mà ai em cũng có thể chơi và nói chuyện tâm sự được, từ lớn đến bé em không thích kết giao quá nhiều bạn. Thực sự, bạn bè em cũng có nhưng em không chơi thân với ai cả. Trong gia đình nhà em, bố là người em thấy gần gũi nhưng em cũng ít khi nói chuyện với bố, vì chuyện con gái mà, còn chị gái em thì em cũng thi thoảng nói

chuyện hai chị em là gái nên dễ dàng chia sẻ hơn, anh trai em lúc chưa lấy vợ thì hai anh em còn phải học hành, nên cũng ít khi trò chuyện tâm sự gì, rồi anh em lấy vợ sinh con, mặc dù em cùng ở một nhà với anh, nhưng mà mỗi người có cuộc sống riêng nên anh em cũng chả mấy khi tâm sự, mà có chuyện gì đâu mà tâm sự hả chị. Đi làm cả ngày, tối về ăn uống lo dọn dẹp vệ sinh cá nhân rồi ai về phòng người nấy nghỉ ngơi để hôm sau còn đi làm”.

Tất cả những gì chị tự nhận xét về mình, cũng là những điều mà bố đẻ, chị gái và chồng của chị nói về tính cách của chị, rằng:“Chị là người sống hướng nội, khép kín, ít giao tiếp, không giao du đàn đúm, mọi người khó đoán được ý của chị”.

Nhận xét về gia đình nhà chồng, chị Lan đưa ra những đánh giá như sau: Thứ nhất, về bố mẹ chồng, chị Lan cho rằng:“Bố mẹ chồng em, gia đình nhà chồng em rất tốt, đặc biệt là mẹ chồng em rất tâm lý, mẹ em rất chịu khó, mẹ thương con, thương cháu rất nhiều. Nhưng, thật sự bố mẹ chồng không phải là bố mẹ ruột của mình, thực sự không phải là người thân của mình”.

Thứ hai, về các tiện nghi sinh hoạt bên nhà chồng, chị nói rằng: “Thật sự em thấy khó chị ạ, khó mà có thể thích nghi được với gia đình nhà chồng em, mọi thứ cái gì cũng khác chẳng giống gì nhà em, từ nhà tắm, nhà bếp, nhà vệ sinh đều khác. Ở nhà bố mẹ đẻ em và ở ngôi nhà em đang ở trên Hà Nội ý ạ, toàn bộ mọi thứ đều xây khép kín rất là tiện, không phải đi ra ngoài trời, nhưng ở nhà bố mẹ chồng em cũng là công trình khép kín nhưng nhưng phải di chuyển qua hẳn một khoảng sân rộng nên dù sao vẫn là ở ngoài trời. Lúc tắm rửa vệ sinh thật là bất tiện …”.

Thứ ba là về thời gian ăn uống: “Từ trước đến giờ từ khi em biết, nhà em thường ăn uống rất đúng giờ, các bữa ăn trong ngày từ bữa chính đến các bữa ăn phụ cũng thế ít khi thay đổi. Nhưng về nhà bố mẹ chồng em, thật là khó lúc ăn giờ này lúc ăn giờ khác, vì bố mẹ em còn phải đi làm ngoài trang trại nên có hôm thì về sớm có hôm thì về muộn phụ thuộc vào công việc ngoài đồng cho nên em thường xuyên phải đợi cơm cả nhà”.

Thứ tư là về chế độ ăn uống: “Tính em rất thích ăn cá, việc này chồng em cũng biết, nhưng mà mẹ chồng em hay cho ăn thịt lợn, mà ăn nhiều thịt lợn đâu có

tốt cho sức khỏe thế mà mẹ em cứ cho ăn mãi phát chán lên được. Mẹ chồng em rất chịu khó, mẹ cũng hay chế biến món nọ món kia, nhưng em thấy không hợp khẩu vị của em lắm, bà thường hay cho ăn mặn mà em thì không thích ăn mặn”.

Chị còn chia sẻ với nhà tâm lý rằng:“Cả nhà em người mà em có thể nói chuyện được dễ dàng và nhiều nhất là chị gái và bố em. Vì thế khi chị em khuyên em nên đăng ký lớp học Yoga cho bớt mệt mỏi căng thẳng, để làm vui lòng chị và mọi người em cũng đã đi học một vài buổi. Tuy nhiên, sau đó em phát hiện ra mình rất khó ghi nhớ những lời nói, các động tác của giáo viên hướng dẫn, em chẳng nhớ gì cả, nên em không thể bắt chước tập được. Vì vậy, em đành bỏ cuộc. Em thấy càng ngày càng buồn chán, mệt mỏi, mấy cái động tác đơn giản thế em cũng chằng làm nổi, em thật ngu dốt. Lại còn sắp đến ngày em phải đi làm trở lại rồi, nếu cứ như thế này em sẽ làm thế nào? Nếu không làm được việc ở cơ quan em sẽ làm gì? Em sẽ làm thế nào nhỡ mọi người biết em bị bệnh thì làm sao đây, v.v…”.

Rất nhiều câu hỏi được chị đặt ra, chị thấy mình giảm sút về mặt trí nhớ, chị cho rằng mình tồi tệ, ngu dốt và thất vọng về bản thân rất nhiều, trong khi đó công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)