Lịch sử vấn đề của thân chủ Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 54 - 55)

1.4 .Các hình thức can thiệp cho phụ nữ sau sinh có rối loạn trầm cảm

2.2. Lịch sử vấn đề của thân chủ Lan

2.2.1. Vài nét về thân chủ Lan

Chị Nguyễn Thị Lan sinh năm 1991 (27 tuổi), chị là điều dưỡng tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Trình độ học vấn: Cử nhân đại học. Dân tộc Kinh.

Tháng 6/2018, vào khoảng hết tháng thứ5 sang tháng thứ 6 sau sinh, chị Lan nhập viện điều trị nội trú tại khoa cấp tính nữ (khoa 8) - BVTTTW1 với chẩn đoán: RLTCSS với các triệu chứng: Mất ngủ, khóc nhiều, khí sắc trầm buồn, đau đầu, bồn chồn bứt rứt, giảm cảm giác ăn ngon miệng, buồn chán kéo dài, có suy nghĩ thường trực trong đầu muốn chết đã có hành vi mưu toan tự sát.

Các thông tin về thân chủ Lan qua lời kể, nhận xét đánh giá của người thân trong gia đình. Theo lời kể của bố đẻ của chị, chị sinh được sinh thường, cân nặng khoảng hơn 3kg, sinh đủ tháng và hoàn toàn khỏe mạnh. Quá trình phát triển thể chất, tinh thần của chị hoàn toàn khỏe mạnh bình thường không có gì đáng chú ý đặc biệt.

Trong thời kỳ học phổ thông các cấp chị Lan luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, có ý thức tốt. Từ khi chị được sinh ra cho đến thời điểm hiện tại, chị Lan và gia đình không xảy ra bất cứ sự kiện hay biến cố đặc biệt gì. Chị được sinh ra trong một gia đình khá giả, có nhiều mối quan hệ rộng nên chị chưa từng gặp phải bất cứ khó khăn hay áp lực nào về kinh tế.

Bố đẻ của chị cho rằng chị là đứa con học giỏi, chăm ngoan, luôn là niềm tự hào của gia đình. Từ bé đến lớn chị đều chủ động học và đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Bố chị tin rằng vì chị vất vả chăm sóc con nên bị ảnh hưởng đến giấc ngủ, chị hoàn toàn không có bệnh gì.

Chị gái của chị cho rằng, em gái mình – thân chủ Lan là người có tính cách hướng nội, ít giao lưu bạn bè, sống khép kín, ít chia sẻ vui buồn với mọi người xung quanh. Vì thế, rất khó để biết được Lan nghĩ gì, muốn gì, cho nên mọi người thân không hiểu làm thế nào để có thể hỗ trợ giúp đỡ được cho Lan.

Chồng của thân chủ Lan cho rằng, hai bên gia đình đều là những người có văn hóa, có hiểu biết. Bố mẹ hai bên đều rất chu đáo, tâm lý với các con. Hơn nữa,

anh còn cho rằng anh là người hiểu vợ của mình, vì hai vợ chồng anh có 7 năm để tìm hiểu trước khi họ kết hôn. Anh nói rằng, vợ anh - chị Lan là người sống nội tâm, khép kín, ít nói, đặc biệt hay quan trọng hóa vấn đề, chỉ là một sự việc bình thường nhưng chị luôn suy diễn để nó trở thành phức tạp. Anh chia sẻ“em chịu không thể hiểu nổi đã có vấn đề gì xảy ra, nếu trẻ không bú sữa mẹ được thì cho nó ăn bằng các thứ khác, thiếu gì đâu, sữa ngoài, rồi bao nhiêu các nguồn thực phẩm khác. Chỉ có mỗi việc như thế mà cứ phải buồn và chán. Chuyện chỉ có thế chẳng có gì nghiêm trọng. Rồi còn cả công việc chuyên môn nữa của cô ấy nữa, suốt ngày vợ em chỉ lo và sợ không làm được, không thi được tay nghề ... em thấy thật ra không làm được việc này thì làm việc khác, quan trọng mình cần phải cố gắng hết sức, thiếu gì việc để kiếm tiền đâu. Thật ra, em thấy vợ em rất sướng, chẳng có gì đáng để phải lo lắng suy nghĩ cả, hai bên bố mẹ đều là người tâm lý. Quả thật, em và tất cả mọi người đều không hiểu đã thiếu sót ở điểm nào? Em rất muốn hiểu để có thể điều chỉnh lại bản thân, để vợ em bớt căng thẳng ngủ ngon hơn và không suy nghĩ lung tung nữa”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)