Tiếp cận theo trường phái nhận thức – hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 30 - 32)

1.2. Lý luận về trầm cảmở phụ nữ sau sinh

1.2.4.2. Tiếp cận theo trường phái nhận thức – hành vi

Lý thuyết nhận thức – hành vi được khởi xướng từ những năm 1950 của thế kỷ trước. Ban đầu, trường phái nhận thức – hành vi có tên là trường phái hành vi, hướng đến việc giải thích can thiệp làm thay đổi hành vi cá nhân. Những tác giải khởi xướng lấy công trình nghiên cứu của Pavlov về phản xạ (kích thích – phản ứng) để xây dựng lý thuyết. Họ không quan tâm đến triệu chứng của cá nhân mà chỉ quan tâm đến hiệu ứng đáp lại của cá nhân đó. Cơ bản lý thuyết hành vi về trầm cảm tập trung chủ yếu vào các quá trình điều kiện hóa mà chủ thể quan sát được. Các nhà tâm lý theo trường phái hành vi chỉ ra rằng trầm cảm là kết quả của tỉ lệ thấp các củng cố xã hội, vì vậy dẫn đến cá nhân buồn rầu và thu hẹp những hành vi mang xu hướng được xã hội tản thưởng. Cá nhân tự tách mình ra khỏi các liên hệ xã hội – một hành động mà trên thực tế, có thể làm tăng tạm thời liên hệ xã hội bởi họ có thể có được “cảm tình chú ý” nhờ hành vi của mình. Điều đó có thể tạo ra củng cố khác, được biết đến như là “lợi ích thứ cấp” mà trong đó cá nhân được “tán thưởng” nhờ những hành vi có tình trầm cảm của mình. Tuy vậy, giai đoạn này thường đi cùng với sự thu hẹp về chú ý, buồn rầu, tư duy chậm chạp và vận động bị

ức chế. Nhưng bên cạnh đó một số tác giả khác lại cho rằng chỉ thay đổi hành vi không đem lại kết quả cao, vì trong quá trình kích thích – phản ứng có nhiều đáp ứng chứ không phải là một đáp ứng như Pavlov mô tả. Do vậy, các tác giả kết luận có một sự liên hệ giữa cảm xúc và nhận thức. Sự liên hệ này giúp đáp ứng lại hành vi của chủ thể. Từ những ý tưởng đó, xuất hiện thêm hai chữ “nhận thức” trong trường phái này. Từ đây, trường phái nhận thức – hành vi ra đời, khởi xướng là nhà tâm lý học Aron Beck (1997). sự gia tăng phổ biến của quan điểm nhận thức – hành vi hiện nay là cơ sở để hình thành trị liệu tâm lý – liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy hay còn gọi là CBT). Mục tiêu chính của liệu pháp CBT là giúp một người nhận thức và đánh giá những suy nghĩ, niềm tin và hành vi của cá nhân dẫn đến duy trì các triệu chứng rối loạn trầm cảm có liên quan đến với các cơ chế của sự rối loạn tâm lý trong hiện tại.

Các tác giả theo quan điểm nhận thức hành vi cho rằng, trầm cảm có nguyên nhân từ sự thích nghi không tốt về mặt nhận thức, nhận thức sai lệch, hoặc có những suy nghĩ không hợp lý, phán xét lệch lạc. Tiêu biểu là Beck, ông đưa ra ý kiến cho rằng trầm cảm bắt nguồn từ nhận thức sai lệch trước những sự kiện ảnh hưởng đến cá nhân trong trầm cảm, ông gọi đáp ứng tức thời với những sự kiện này là ý nghĩa tiêu cực tự động. Khi cá nhân có những suy nghĩ tiêu cực hơn thực tế trải nghiệm sẽ càng khiến cá nhân trở nên chán nản. Những điều này ảnh hưởng đến cái mà Beck gọi là “bộ ba nhận thức: 1/Niềm tin về bản thân chủ thể; 2/Sự kiện hoặc người khác có ảnh hưởng đến chủ thể; 3/Tương lai của chủ thể”, hay nói cách khác, bộ ba nhận thức tiêu cực thống trị suy nghĩ của người trầm cảm, đó là: 1/Tôi bị lỗi hoặc tôi không hoàn thiện; 2/Tất cả những kinh nghiệm của tôi là thất bại hoặc dẫn đến thất bại; 3/Tương lai của tôi vô vọng. Theo Beck, những suy nghĩ có ý thức của cá nhân bị méo mó bởi thừa nhận phi thực tế, tiêu cực, đó là những niềm tin vô thức về bản thân và thế giới, chúng tác động đến suy nghĩ ý thức và hình thành trong suốt tuổi thơ mỗi người và nó có thể ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của con người vào tuổi trưởng thành. Khi những niềm tin không đúng vào bản thân đang hiện diện trong nhận thức của họ, trầm cảm rất có khả năng xảy ra với họ. Tuy

nhiên, trường phái nhận thức – hành vi không quan tâm nhiều đến nguyên nhân mà chỉ quan tâm đến các triệu chứng. Thông qua phân tích, ý tưởng, hành vi, tác phong và những gì do ba yếu tố gây ra, trị liệu nhận thức – hành vi tìm cách biến đổi suy nghĩ của cá nhân, để họ tự hình thành những niềm tin mới [5].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)