Tiếp cận theo trường phái phân tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 29 - 30)

1.2. Lý luận về trầm cảmở phụ nữ sau sinh

1.2.4.1. Tiếp cận theo trường phái phân tâm

Theo S.Freud cho rằng trầm cảm là một quá trình tương tự như đau buồn, khi cá nhân quá đau buồn, có thể sẽ thoái lui về giai đoạn môi miệng của sự phát triển, điều này như là một có chế phòng vệ để chống lại những sự đau buồn quá lớn đó. Vì vậy, cá nhân dẫn đến chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào một ai đó mà họ yêu quý, hậu quả là họ đồng nhất mình với người đó và thông qua đó một cách tượng trưng họ dành lại được mối quan hệ đã mất. Tiếp đến, qua một quá trình gọi là tiếp nhận (introjection), cá nhân hướng những cảm nhận về người họ yêu quý đến chính bản

thân. Những trạng thái cảm xúc này rất đa dạng có thể bao gồm cả sự giận dữ, kết quả của các xung đột không giải quyết được. Nếu những phản ứng như vậy diễn ra liên tục trọng một thời gian dài sẽ dẫn đến sự căm ghét bản thân và rơi vào tình trạng trầm cảm.

S.Freud cho rằng trầm cảm “bình thường” là kết quả của những mất mát có tính tượng trưng hay tưởng tượng. Theo cách nào đó, sự việc sẽ nghiêm trọng khi nó lấy mất của cá nhân tình yêu hoặc sự đánh giá của những người quan trọng và lẽ ra phải hướng cảm xúc tiêu cực về người từ chối mình thì cá nhân lại hướng những cảm xúc đó về mình và tiếp nhận chúng. Những người dễ bị trầm cảm nhất là những người không thể phát triển tiếp, dù đã qua thời kỳ môi miệng, bởi vì họ không thể thỏa mãn quá nhiều hay quá ít được. Những người như vậy sẽ còn phụ thuộc vào tình yêu thương và sự chấp nhận của người khác, họ dễ nhạy cảm với các sự kiện gây ra lo lắng căng thẳng hoặc những trải nghiệm mất mát [5]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)