Nguyên nhân về mặt di truyền, sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 26 - 27)

1.2. Lý luận về trầm cảmở phụ nữ sau sinh

1.2.3.1. Nguyên nhân về mặt di truyền, sinh học

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân thực sự chính xác của rối loạn trầm cảm sau sinh là gì. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, một trong những hậu quả của sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố (đặc biệt là nội tiết tố sinh dục) trong quá trình mang thai và đặc biệt ngay sau sinh [31].

Trong thời gian mang thai có sự gia tăng hàm lượng của các hormone sinh dục đặc biệt là estrogen và progesterron trong huyết tương của người phụ nữ. Ngoài ra còn có sự gia tăng của cortizon và CRH. Các hormone buồng chứng dễ dàng xâm nhập vào não và có tác dụng như chất điều biến ngoại lai của hoạt động thần kinh. Các thụ thể hormone buồng chứng không chỉ được tìm thấy trong vùng não kiểm soát chức năng sinh sản mà còn thấy xuất hiện nhiều ở các vùng não quan trọng của con người quy định về cảm xúc, nhận thức, hành vi[31].

Dường như có một sự di truyền các vấn đề gia đình trong trầm cảm ở PNSS. Theo Weissman và Olfson (1995) ước tính, có khoảng từ 20 – 30% PNSS có người thân mắc trầm cảm có nguy cơ bị TCSS. Bên cạnh đó, 50% PNSS đã từng mắc TCSS có nguy cơ bị mắc lại ở lần mang thai kế tiếp. Tương tự như vậy, Murphy và cộng sự (2006) kết luận rằng các yếu tố di truyền trong gia đình có thể tăng gấp hai lần nguy cơ có TCSS trong chị/em gái của PNSS có trầm cảm. Điều này được Bailara và cộng sự (2006) nhận định là cơ chế sinh học khiến cho PNSS có người thân mắc trầm cảm dễ bị

tổn thương hơn với TCSS[dẫn theo Trần Thị Minh Đức, 2].

Về mặt sinh học, nghiên cứu của Weissman và Olfson (1995) chỉ ra rằng những thay đổi quan trọng về lượng progesterone, lượng estrogen, lượng cortisol và lượng endorphine trong cơ thể PNSS có ảnh hưởng tiêu cực đến điều tiết tâm trạng (liên quan đến TCSS). Tuy nhiên, những yếu tố này được đánh giá ít có sức thuyết phục (dẫn theo Bourgeois và Sutter, 1995). Bloch và cộng sự (2003) nhận định rằng những thay đổi đột ngột về nội tiết tố trong thời gian mang thai và sau sinh có thể đóng vai trò quan trọng đối với trầm cảm ở PNSS. Các tác giả nhận thấy rằng mức

độ steroid sinh dục tăng cao trong thời gian mang thai rồi lại giảm đột ngột khi phụ nữ đã sinh con có liên quan đến RLTC ở PNSS[dẫn theo Trần Thị Minh Đức, 2].

Costas và cộng sự (2010) nghiên cứu sự kết hợp của 44 gen với các triệu chứng trầm cảm và lo âu ở PNSS. Trong nghiên cứu, các tác giả chọn 1.804 phụ nữ Tây Ban Nha sau sinh từ 2 – 3 ngày và không có con bị chết sau khi sinh, không điều trị tâm thần trong thời gian mang thai. Người tham gia hoàn thành thang đánh giá TCSS của Endinburgh và thang đo trạng thái lo âu của Spielberger tại các thời điểm là: 2 – 3 ngày, 8 tuần và 32 tuần sau khi sinh. Các tác giả tiến hành phân tích sự kết hợp của 44 gen với điểm số lo âu và TCSS. Kết quả thu được là hai gen LSC6A4 (Solute Carrier Family 6, Neurotransmitter Transporter, Serotonin, Member 4) và gen DCC (Deleted in Colorectal Carcinoma – loại gen mã hóa protein) có liên quan đáng kể đến điểm lo âu; có sự kết hợp đáng kể của PRKCB (Protein Kinase C, Beta – là loại gen mã hóa protein) với trầm cảm nặng. Nghiên cứu kết luận rằng gen SLC6A4 góp phần dẫn tới những thay đổi về tâm trạng sau sinh và đưa ra giả định về sự liên quan đến các gen DCC và PRKCB [2tr47 - 48].

Như vậy, những nghiên cứu trên là một trong những bằng chứng về mặt khoa học để khẳng định yếu tố di truyền và sinh học có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới cũng như ảnh hưởng đến việc xuất hiện rối loạn TCSS ở PNSS. Tuy nhiên, trong nghiên cứu trường hợp của luận văn, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu và phân tích các yếu tố di truyền sinh học như là nguyên nhân gây nên trầm cảm ở PNSS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)