Đạo đức trong thực hành ca lâm sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 49 - 51)

1.4 .Các hình thức can thiệp cho phụ nữ sau sinh có rối loạn trầm cảm

1.8. Đạo đức trong thực hành ca lâm sàng

Có thể hiểu đạo đức hành nghề là một tập hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực do một hiệp hội nhà nghề nào đó thiết kế dựa trên các giá trị cơ bản của xã hội và nghề nghiệp nhằm điều chỉnh hành vi của những người hành hề trong quan hệ với nhau, với người khác và với xã hội. Những nguyên tắc này phải được cam kết tự nguyện thực hiện với niềm tin của những người trong hiệp hội.

Các nguyên tắc chung của nhà tâm lý học bao gồm: Nguyên tắc thiện tâm và không gây hại cho người khác; nguyên tắc trung thực và trách nhiệm; nguyên tắc chính trực; nguyên tắc công bằng; nguyên tắc tôn trọng con người và phẩm giá của họ.

Ngoài ra, những tiêu chuẩn cụ thể trong các Bộ quy điều đạo đức hành nghề là sự cụ thể hóa các nguyên tắc chung để đưa ra các quy định về năng lực; trách nhiệm của nhà tâm lý; mối quan hệ giữa nhà tâm lý và thân chủ; tính bảo mật, các phương pháp trong đánh giá sử dụng trắc nghiệm; mối quan hệ nghề nghiệp; nghiên cứu và giảng dạy …[3, tr 86 - 90].

Tiểu kết chương 1

Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy vấn đề trầm cảm ở PNSS nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lý học, tâm thần học trên thế giới quan tâm. Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về dịch tễ và xây dựng thang đánh giá TCSS. TCSS, các yếu tố nguy cơ dẫn đến TCSS, các thang sàng lọc, phát hiện TCSS. Các nhà nghiên cứu và thực hành trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về các hình thức can thiệp cho PNSS có rối lo âu trầm cảm, các hình thức can thiệp đều có những hiệu quả nhất định với tình trạng trầm cảm ở PNSS.

Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về việc đánh giá và can thiệp trầm cảm ở PNSS chủ yếu thuộc lĩnh vực tâm thần học và có ít công trình nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học. Các nghiên cứu cũng được thực hiện nhằm chỉ ra mức độ phổ biến của TCSS, các yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến trầm cảmở PNSS và nghiên cứu về các mô hình can thiệp cho PNSS.

Trầm cảm ở PNSS là một tình trạng rối loạn khí sắc nặng nề (buồn rầu và chản nản), gặp tương đối phổ biến ở thời kỳ sau sinh, được đặc trưng bởi các triệu chứng của trầm cảm nhưng chỉ xảy ra sau khi sinh con.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TCSS, trong đó phải kể đến: nguyên nhân về mặt di truyền sinh học, nguyên nhân tâm lý- xã hội.

Trầmcảm ở PNSS là một vấn đề phức tạp, rộng nên nội dung nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào hai khía cạnh đó là đánh giá và can thiệp cho một trường hợp có RLTC ở PNSS không có loạn thần.

Qui trình nghiên cứu thực tiễn được tiến hành theo một một qui trình thốngnhất, chặt chẽ. Nghiên cứu kế hợp nhiều phương pháp khác nhau: Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng; phương pháp quan sát lâm sàng; phương pháp trắc nghiệm... Việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ có sự bổ trợ để thông tin thu được mang tính chính xác và độ tin cậy.

Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần theo DSM – V, bảng phân loại bệnh quốc tế ICD – 10 của Tổ chức Y tế thế giới WHO và hai thang đo là công cụ được sử dụng trong đánh giá ca lâm sàng đó là thang đánh giá mức độ trầm cảm Beck và thang đánh giá mức độ lo âu của Zung.

Việc nghiên cứu ca lâm sàng nhằm bổ sung cho kết quả nghiên cứu lý luận cũng như nghiên cứu thực tiễn, đồng thời đánh giá, can thiệp nhằm giảm các biểu hiện của TCSS dựa trên việc sử dụng linh hoạt các liệu pháp và kỹ thuật trong can thiệp và trị liệu tâm lý. Bên cạnh đó cần phải phải tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc đạo đức trong việc thực hành ca lâm sàng.

Tiến trình để thực hiện một ca lâm sàng bao gồm 07 giai đoạn cơ bản: (1) Thiết lập mối quan hệ lâm sàng; (2) Thu thập thông tin; (3) Đánh giá, định hình trường hợp; (4) Lập kế hoạch can thiệp; (5) Tiến hành can thiệp; (6) Đánh giá hiệu quả can thiệp; (7) Tổng kết ca và theo dõi sau can thiệp.

CHƢƠNG 2

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP CA LÂM SÀNG

Trong chương 2của luận văn, chúng tôi tập trung làm rõtiến trình thực hiện một ca lâm sàng cụ thể với các vấn đề: mô tảđặc điểm nhân khẩu - xã hội của thân chủ; trình bày lịch sử vấn đề của thân chủ; giới thiệu các liệu pháp sử dụng trong quá trình can thiệp; trình bày quy trình đánh giá và can thiệp, cũng như đánh giá hiệu quả can thiệp; theo dõi sau can thiệp. Cuối cùng, đánh giá ưu điểm và hạn chế trong tiến trình thực hiện can thiệp ca lâm sàng. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày quy trình đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh của thân chủ Nguyễn Thị Lan1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và can thiệp trường hợp trầm cảm sau sinh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)