6. Bố cục luận văn
3.3. So sánh phát ngôn gián tiếp tiếng Việt và phát ngôn mời gián
tiếng Hán
Về cấu trúc ngôn ngữ:
Hầu hết các phát ngôn gián tiếp của tiếng Việt và tiếng Hán cho dù có TXH hay không có TXH thì động từ ngữ vi đóng vai trò rất quan trọng. Động từ ngữ vi trong phát ngôn mời gián tiếp là trung tâm, nòng cốt của phát ngôn. Người được mời phải nhìn vào động từ ngữ vi trong lời mời để xác định được mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp (làm gì). VD trong các phát ngôn gián tiếp sau:
Tiếng Việt Tiếng Hán
- Chị uống nước đi. Trà không được ngon lắm.
[45]
- Cứvào!
[16] Động từ “uống”, “vào” trở thành trung tâm của phát ngôn, người được mời sẽ đồng ý thực hiện hay không thực hiện hành động được yêu cầu.
- 咱汉一汉去汉洲汉玩吧!
(Chúng ta cùng nhau đi đảo Vi Châu chơi nhé.) - 喝茶去! (Đi uống trà!) [TLH1, tr.14] Động từ “去”, “ 喝” thể hiện mục đích của phát ngôn.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, các phát ngôn mời gián tiếp có TXH của tiếng Việt và tiếng Hán chủ yếu xuất hiện dưới dạng cấu trúc:
Có từ xưng hô: TXH + ĐT hoặc ĐT + TXH
kết hợp với một số trợ từ hoặc kết cấu câu để tạo nên sắc thái cầu khiến, nghi vấn hay cảm thán của phát ngôn. Những sự kết hợp đó có cả trong tiếng Việt và tiếng Hán.
Tiếng Việt Tiếng Hán
Cầu khiến “đi”, “nhé/nghe”, “đã”, “thôi”, “hãy”, “cứ” “吧”, “啊 ”, “嘛”, “啦”, Nghi vấn “có …không?” , “…không?” “…hay…?” “chứ” “汉”, “吧”, “啊” “要不” “汉 ”
Cảm thán “哦” ,“啊 ”
Tuy nhiên, các phát ngôn mời gián tiếp biểu thị ý nghĩa câu nghi vấn của tiếng Hán được thể hiện đa dạng hơn tiếng Việt. Ngoài các trợ từ trên thì trong tiếng Hán còn có “怎么汉” (thế nào?) và “如何” (thế nào?), “好不好?” / “好不?” hoặc
“ 好 汉 ?”(được không?), “ 能 不 能 ” (có thể…không?),“ 要 不 要 ” (có muốn…không?)… Người Trung Quốc sử dụng các phát ngôn mời biểu thị ý nghĩa
nghi vấn để biết được khả năng nhận lời của người nghe thực hiện mục đích giao tiếp của mình. Loại hình phát ngôn mời này dựa trên cơ sở là hình thức hỏi thương lượng. Khi đưa ra lời mời trong dạng thức câu nghi vấn sẽ thể hiện được sự tôn trọng của người mời đối với người nghe, ngữ khí trong lời mời trở nên nhẹ nhàng, mềm mại hơn.
Mời là một hành vi ngôn ngữ điển hình trong sinh hoạt của mọi người, thông thường nó không chỉ thông qua một hội thoại đơn giản mà trải qua một quá trình thương lượng, hội thoại liên tiếp hội thoại mới đạt được mục đích giao tiếp cuối cùng. Trong giao tiếp tiếng Hán chúng ta thường xuyên gặp những hội thoại như vậy. Có những phát ngôn mời khi đưa ra người nói sẽ nhận được ngay lời hồi đáp từ phía người tiếp nhận:
VD:
a. 甲:我汉星期汉生日,你也来吧。
乙:好啊。
[TLH1, tr.29]
(A: Tuần này là sinh nhật tôi, bạn cũng đến nhé. B: Được.)
乙:不想去。
[TLH1, tr.31]
(A: Chán quá, về nhà cũng không có gì làm. Tối nay đi xem phim thôi, đi không?
B: Không muốn đi.)
Còn trong hội thoại luân hồi, đây là hình thức đưa ra lời mời nhiều lần trong quá trình tiến hành giao tiếp. Trên thực tế, khi người nói đưa ra lời mời thì theo văn hóa Trung Quốc, trước lời mời của người khác thì không thể ngay lập tức đồng ý, nếu không sẽ bị cho là thể hiện sự háo hức quá, không hợp với thói quen khách sáo của người Trung Quốc. Chính vì vậy khi nhận được lời mời, người nghe có thể hỏi han vài câu về lời mời, xác nhận rõ ràng rồi mới chấp nhận lời mời. Đồng thời như thế người mời sẽ đưa ra lời mời vài lần, thể hiện sự kiên trì, chân thành của mình, lần lượt trả lời các câu hỏi của người nghe, loại bỏ những nghi ngại của người nghe. Hai bên giao tiếp vài lần hỏi đáp mới hoàn thành hành động mời. Vì vậy trong bối cảnh là văn hóa Trung Quốc thì kết cấu lời mời thường đa tầng, phức tạp chứ không đơn giản như tiếng Việt.
VD: 何伯母1:来,来,汉得碰到,到我汉家去玩玩吧! 我1:我。。。。。。我。。。。。。 何伯母2:来吧,汉桓汉两天生病,有年汉人汉汉好得快! 我没汉可汉了,事汉上,要汉也来不及了,因汉我脚已汉把我汉汉汉 了。 [王斌《情深深·雨檬檬》,TLH4]
Tôi 1: Cháu…cháu…
Bác He 2: Đi thôi, ShuHuan ốm hai ngày nay rồi, nếu có bạn đến chơi nói chuyện sẽ khỏe hơn nhiều!
Tôi không thể nói gì, thực tế thì có muốn nói cũng không được vì bước chân của tôi đã lên xe rồi.)
Trong ví dụ trên, khi người mời đưa ra lời mời lần thứ nhất “到我汉家去玩
玩吧!” thì người được mời còn ngập ngừng chưa đưa ra câu trả lời thì người mời
lại tiếp tục đưa ra lời mời lần thứ hai “来吧” và kèm theo lý do để tăng khả năng
chấp nhận lời mời “汉桓汉两天生病,有年汉人汉汉好得快!” .
Về ngữ cảnh:
Yếu tố ngữ cảnh đặc biệt quan trọng để nhận diện phát ngôn mời gián tiếp tiếng Việt. Thông thường thì chúng ta dựa vào hình thức thể hiện về mặt cấu trúc, hoặc dựa vào những lời dẫn để nhận ra được đó là phát ngôn mời gián tiếp tiếng Việt.
Trong tiếng Hán, yếu tố ngữ cảnh thường nằm ngay trong phát ngôn mời đó, người tiếp nhận lời mời sẽ dễ dàng nhận ra được mục đích của cuộc giao tiếp.
Phát ngôn mời nảy sinh ngay trong bối cảnh văn hóa xã hội của mỗi dân tộc nên nó thường mang đặc điểm đặc trưng văn hóa của dân tộc đó. Do nhiều yếu tố về lịch sử, văn hóa hai nước có nhiều đặc điểm tương đồng, nên ngữ cảnh xuất hiện lời mời của tiếng Việt và tiếng Hán khá giống nhau. Ví dụ trong văn hóa mời khách, người Việt và người Trung Quốc đều thể hiện tình cảm hiếu khách, luôn có những lời mời hết sức thân thiện và nhiệt tình cốt muốn “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Tiếp khách không chỉ là những chén trà, chén rượu mà còn là những bữa
cơm thân mật cùng với gia chủ, điều này làm cho tình cảm giữa người với người thêm gắn bó. Trong những bối cảnh giao tiếp chính thức, phát ngôn mời đưa ra càng trở nên lịch sự, tôn trọng đối tượng giao tiếp. Ngoài những ngữ cảnh phát sinh lời mời khi khách đến chơi, mời ăn uống còn có những lời mời xem phim, xem kịch,
lời mời tham dự hội nghị, tọa đàm, mời đi chơi…thể hiện đời sống xã hội của người Việt và người Trung Quốc rất phong phú. Qua đó chúng ta hiểu được nhiều hơn các đặc điểm trong văn hóa mời của mỗi dân tộc.
Về từ xưng hô:
Trong khi đưa ra lời mời, TXH không phải hoàn toàn chỉ để thu hút sự chú ý, quan tâm của người được mời mà nó còn là bộ phận quan trọng để điều chỉnh ngữ dụng, là một cách để bổ sung ngữ dụng. Người mời khi đưa ra phát ngôn mời thường căn cứ vào địa vị, thân phận của đối tượng giao tiếp, sự tương quan về quyền thế, khoảng cách xã hội để lựa chọn TXH, biểu thị sự tôn trọng, gần gũi. Đối với những người không thân thiết, TXH sẽ làm cho mối quan hệ gần hơn, biểu thị sự nhiệt tình, tôn trọng người được mời. TXH tiếng Việt và tiếng Hán được sử dụng trong các phát ngôn mời cũng rất linh hoạt, phong phú. Người mời sử dụng các TXH thích hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp sẽ điều tiết được không khí giao tiếp và tăng lực ngôn từ.
Người Việt thường sử dụng đại từ nhân xưng trong tiếng Việt để xưng hô trong các hoàn cảnh giao tiếp. Mỗi một TXH của tiếng Việt đều thể hiện được ngôi, thứ, giới tính, tôn ti trật tự. Trong giao tiếp của người Việt, tôn ti trật tự rất được coi trọng, người mời đưa ra các phát ngôn mời gián tiếp có TXH trong các tình huống giao tiếp sẽ thể hiện được thái độ của mình đối với người được mời. Thái độ đó là như thế nào thì phụ thuộc vào khoảng cách xã hội giữa người mời và người được mời: tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, nghề nghiệp, mức độ quen biết, tình cảm…Còn trong những bối cảnh giao tiếp giữa những người thân thiết, người Việt không sử dụng từ xưng hô, đây thường là mối quan hệ giữa người trên với người dưới, hoặc những bạn bè, anh em thân thiết. Khi không sử dụng TXH trong các phát ngôn mời gián tiếp như thế, lời mời mang tính tự nhiên, rút ngắn được khoảng cách giữa người mời và người được mời nhưng vẫn đảm bảo được tính lịch sự, tôn trọng đối phương.
Hệ thống TXH tiếng Hán cũng được sản sinh trong bối cảnh văn hóa xã hội của dân tộc Hán. Từ thời Bàn Cổ khai thiên lập địa, trong ý thức của người Hán đã xác định rõ về thứ bậc cao thấp khác nhau của vũ trụ và nhân sinh. Người Hán cho
rằng trời cao đất thấp là quy luật tất yếu của vũ trụ. Tương ứng với vũ trụ, trong quan hệ nhân sinh, nam tôn nữ ty cũng là lẽ tất nhiên. Vì vậy họ rất coi trọng sự phân biệt nam nữ cũng như trật tự quan hệ “thân sơ trưởng ấu”.
Trong các phát ngôn mời gián tiếp, người Trung Quốc sử dụng hệ thống TXH linh hoạt hơn người Việt. Người Việt và người Trung Quốc đều có cách xưng hô tên gọi nhưng người Trung Quốc có thể xưng hô cả họ và tên, ví dụ: 李凌 (LiLing), 汉汉 (ZhangHong) … trong khi người Việt sẽ dùng ĐTNX + tên gọi hoặc
người Trung Quốc sẽ dùng các tiền tố “阿”, “小”trước tên gọi của người được mời:
“阿强”(a Qiang), “小成”(xiao Cheng). Trong văn hóa của người Trung Quốc, người Trung Quốc thích dùng các TXH thân mật mang tính tổng quát hóa, thể hiện được tình cảm và sự tôn trọng đối tượng giao tiếp: “舅舅” (chú) , “表弟”(em họ)…
Người Trung Quốc thường xuyên sử dụng TXH chức danh, nghề nghiệp trong các phát ngôn mời, ví dụ: “校汉”(hiệu trưởng)〃 “教授” (giáo sư)… còn người Việt rất
ít khi dùng các TXH loại này, chỉ đặc biệt dùng trong các bối cảnh ngoại giao chính thức để gọi các nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao. Những TXH thông dụng như : “先生”
(tiên sinh)〃 “小姐” (tiểu thư) …được người Trung Quốc sử dụng khá phổ biến
giữa những mối quan hệ không thân thiết, những TXH này làm cho phát ngôn mời trang trọng, lịch sự hơn, nhưng người Việt lại chỉ sử dụng trong bối cảnh xã hội cũ, hiện nay không dùng cách xưng hô này nữa.
3.4. Tiểu kết
Ở chương 3, chúng tôi đã trình bày và phân tích các dạng phát ngôn mời gián tiếp có TXH và phát ngôn mời gián tiếp không có TXH thường gặp trong tiếng Việt và tiếng Hán. Sau khi khảo sát và phân tích phát ngôn mời gián tiếp tiếng Việt và tiếng Hán, chúng tôi đã tiến hành so sánh đối chiếu phát ngôn mời gián tiếp tiếng Việt và tiếng Hán về mặt cấu trúc ngôn ngữ, ngữ cảnh và từ xưng hô.
Kết quả so sánh cho thấy, yếu tố ngữ cảnh có vai trò quan trọng để nhận diện được phát ngôn mời gián tiếp tiếng Việt và tiếng Hán. Các phát ngôn mời gián tiếp tiếng Việt rất ít xuất hiện trong các ngữ cảnh tường minh, chúng tôi dựa vào hình thức thể hiện của các phát ngôn mà người nói đưa ra hoặc dựa vào lời dẫn để xác định được phát ngôn đó có chứa hành động mời. Trong tiếng Hán cũng vậy, ý nghĩa và mục đích của phát ngôn sẽ giúp chúng ta xác định được một phát ngôn mời đích thực.
Qua cách lựa chọn hình thức thể hiện phát ngôn mời gián tiếp tiếng Việt và tiếng Hán chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam và người Trung Quốc. Người Trung Quốc đặc biệt coi trọng đối tượng đang giao tiếp với mình, chính vì vậy, TXH người Trung Quốc sử dụng cũng đa dạng và phong phú hơn người Việt. Các phương thức thể hiện của phát ngôn mời mà người nói lựa chọn sẽ tạo nên thành công của cuộc giao tiếp.
KẾT LUẬN
Trong mỗi một xã hội khác nhau, một nền văn hóa khác nhau, mỗi ngày con người chúng ta đều thực hiện nhiều hoạt động giao tiếp trong đó có hoạt động giao tiếp mời. Mời trở thành cách thức mà con người trong xã hội có thể chia sẻ tình cảm, cải thiện hoặc phát triển mối quan hệ giữa con người với con người trong hoạt động giao tiếp của mình.
Sự khác biệt về văn hóa sẽ có ảnh hưởng tới cách thức lựa chọn đưa ra lời mời của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh văn hóa xã hội của người Việt và người Trung Quốc, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và so sánh cũng đã tìm ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt trong phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán. Kết quả nghiên cứu như sau:
Trong giao tiếp, cả người Việt và người Trung Quốc đều sử dụng các phát ngôn mời gián tiếp và trực tiếp, trong đó tỉ lệ sử dụng các phát ngôn mời gián tiếp chiếm tỉ lệ cao hơn so với các phát ngôn mời trực tiếp ở cả hai ngôn ngữ ( Phát ngôn mời gián tiếp tiếng Việt: 60,64% - phát ngôn mời gián tiếp tiếng Hán: 73,8%).
Do yếu tố lịch sự góp phần quan trọng đến hiệu quả của cuộc giao tiếp nên hầu hết các phát ngôn chứa hành động mời trực tiếp và gián tiếp tiếng Việt và tiếng Hán đều sử dụng TXH.
Hệ thống TXH tiếng Việt và tiếng Hán được sử dụng trong các phát ngôn mời đều khá đa dạng và phong phú, trong đó cả người Việt và người Trung Quốc đều sử dụng một số cách xưng hô phổ biến như: xưng hô bằng tên gọi, xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, xưng hô bằng các đại từ nhân xưng thông dụng. Tuy hệ thống các TXH của tiếng Việt và tiếng Hán khá phong phú nhưng cách xưng hô bằng họ rất ít gặp trong các phát ngôn mời tiếng Việt, nhưng được sử dụng phổ biến trong các phát ngôn tiếng Hán. TXH đóng vai trò rất quan trọng trong các phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán để giúp chúng ta nhận biết được địa vị xã hội, giới tính của người mời và người được mời, từ đó có thể tiến hành so sánh phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán dưới góc độ xã hội của người nói. Tuy nhiên
trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chưa có điều kiện đề cập đến vấn đề này, hi vọng vấn đề này sẽ được đi sâu nghiên cứu trong luận văn ở bậc cao hơn.
Các kiểu cấu trúc của phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán hầu hết là giống nhau.
Hoàn cảnh giao tiếp sản sinh ra các phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán phong phú, góp phần tạo nên cấu trúc của một phát ngôn mời hoàn chỉnh (gián tiếp hay trực tiếp). Các phát ngôn mời đưa ra đều dựa vào đặc điểm văn hóa xã hội của dân tộc Việt và dân tộc Hán, có thể trong các bối cảnh xã hội của đất nước trong các thời kỳ khác nhau, trong đó yếu tố lịch sự đóng vai trò quan trọng, mời như thế nào để người tiếp nhận cảm thấy hài lòng. Hoàn cảnh giao tiếp cũng là những hoàn cảnh xã hội Việt Nam và Trung Quốc trong cuộc sống lao động đời thường của người dân, thể hiện được đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc từ đó thấy được văn hóa Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm giống nhau, phản ánh được tính giao lưu văn hóa cộng đồng mạnh mẽ của hai dân tộc.
Phát ngôn mời tiếng Hán thường xuất hiện trong kết cấu hội thoại luân hồi (trải qua nhiều lần hội thoại qua lại) mới có kết quả. Khi đưa ra phát ngôn mời, người Trung Quốc thường đưa thêm vào đó các yếu tố làm tăng thêm hiệu quả của cuộc giao tiếp, sử dụng nhiều yếu tố phụ trợ để tăng tính thuyết phục của lời mời, làm cho người được mời dễ dàng tiếp nhận lời mời.
Từ những đặc điểm tương đồng và khác biệt của phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán, chúng ta có thể áp dụng vào việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho người Trung Quốc hoặc tiếng Hán như một ngoại ngữ cho người Việt Nam một cách hiệu quả trên cơ sở đặc trưng văn hóa xã hội của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Luận văn này thì chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu vào phần ứng