Phát ngôn mời gián tiếp có TXH tiếng Hán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán (Trang 69 - 76)

6. Bố cục luận văn

3.2. Phát ngôn mời gián tiếp tiếng Hán

3.2.1. Phát ngôn mời gián tiếp có TXH tiếng Hán

3.2.1.1. Phát ngôn mời gián tiếp có TXH dạng : TXH + ĐT

* TXH có thể qui chiếu vào người nghe ở ngôi thứ hai.

Trong các phát ngôn mời gián tiếp có TXH ở dạng này, người nói đưa ra một phát ngôn yêu cầu người nghe thực hiện một hành vi nào đó với mục đích là mời.

VD 48:

(a) 依萍汉: 何先生,今天中午在我汉汉里吃汉。

[TLH3, tr.48]

(Yi Ping Ma: He tiên sinh, trưa nay đến chỗ chúng tôi ăn cơm. He Shu Huan: Không! Không! Trưa nay tôi có việc rồi!)

(b) A:我家在后天汉客,你 要来哦。

B:那就不了。你同学我都不汉汉。

[TLH6, tr.175]

(A: Ngày kia nhà tôi mời khách, anh phải đến đấy. B: Thôi. Tôi có quen ai đâu.)

(c) 我非常高兴你能来参加今晚的舞会。

[TLH4, tr.17]

(Tôi đặc biệt vui mừng khi bạn có thể tham gia đêm khiêu vũ hôm nay.)

Trong VD 48a, 48b người nói mong muốn người nghe là “何先生”(He tiên

sinh) thực hiện một hành vi là “吃汉” (ăn cơm) và “你”(anh) thực hiện hành vi là

来”(đến). Còn ở VD 48c, người nói đưa ra phát ngôn mời như một cách trình bày

mục đích, nguyện vọng của mình đối với người được mời kèm theo bộc lộ sự nhiệt tình “我非常高兴” (tôi đặc biệt vui mừng) trong phát ngôn để tăng khả năng chấp

nhận hành động mời.

* TXH có thể qui chiếu vào cả người nói và người nghe. “我汉” (chúng ta)/ “咱汉” (chúng ta)/ “咱” (ta)

VD 49:

a. 好久没汉你了,比以前胖了。走,我汉到别的地方聊聊。

(Lâu rồi không gặp, trông béo hơn trước nhỉ. Đi, chúng ta đi chỗ khác nói chuyện.)

b. 哥,好久没汉了,最近怎么汉?来,咱找个地方喝茶汉聊。

[TLH1, tr.23]

(Anh, lâu lắm không gặp, dạo này thế nào? Đi, ta tìm một chỗ nào vừa uống trà vừa nói chuyện.)

Trong các ví dụ 49a, 49b đằng sau những lời chào hỏi thông thường “好久

没汉你了,比以前胖了” (Lâu rồi không gặp, trông béo hơn trước nhỉ) hay “好久 没汉了,最近怎么汉?”( lâu lắm không gặp, dạo này thế nào?) người mời nhanh

chóng đưa ra lời mời rất ngắn gọn với mục đích cùng với người được mời thực hiện luôn hành động mời đó bằng các động từ mang tính thúc giục “来”(đi) hoặc “走”

(đi) đặt ngay phía trước phát ngôn mời. Các động từ cầu khiến “来”(đi) hoặc“走”

(đi) làm cho phát ngôn mang ngữ khí mạnh và dứt khoát, thể hiện được sự nhiệt tình, rất mong muốn người nghe tiếp nhận lời mời của người nói.

3.2.1.2. Các kiểu phát ngôn mời gián tiếp có TXH tiếng Hán khác:

Trong tiếng Hán hiện đại có một bộ phận từ loại đặc biệt vừa mang tính đặc thù vừa rất quan trọng gọi là trợ. Trợ từ rất quan trọng vì rất nhiều ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ kết cấu quan trọng trong tiếng Hán hiện đại đều phải dựa vào trợ từ để diễn đạt, đặc biệt là ngữ khí từ :呢, 吧, 啊, 嘛… Các phát ngôn mời gián tiếp tiếng

Hán phần lớn xuất hiện cùng với các ngữ khí từ thể hiện được tính tình thái trong

phát ngôn mời.

Các phát ngôn mời gián tiếp có TXH tiếng Hán với ngữ khí từ ở cuối

phát ngôn làm cho ngữ khí của phát ngôn mời thêm mềm mại, uyển chuyển. Ví dụ trong phát ngôn mời ngồi:

VD 50:

老李:汉上人真多,你坐吧。(Lao Li: Xe đông người quá, anh ngồi đi.) 老汉: (汉汉手):不用,我快到了。(Lao Zhao (xua tay): Không cần, tôi sắp đến nơi rồi)

[TLH2 , tr.29] Hoặc trong lời mời khách đến ăn cơm như:

VD 51:

a. 姐姐在我汉里吃点便汉吧。(chị đến nhà em ăn bữa cơm nhé.)

[TLH4, tr.16]

b. “你今天中午到我汉家吃汉吧”黄汉萍抬起汉,汉情地邀汉他。

(“Trưa nay anh đến nhà chúng tôi ăn cơm nhé”. HuangYaPing ngẩng đầu lên, nhiệt tình mời.)

[TLH7 , tr.13] Khi muốn mời người khác cùng tham gia hoạt động nào đó người Trung Quốc cũng dùng những phát ngôn với ngữ khí từ “吧”, đồng thời kết hợp với “一

起” (cùng) hoặc “一汉”(cùng) như:

VD 52:

a. A: 我想去外面吃米汉。(Tôi muốn đi ra ngoài ăn mì.)

S: 好啊。校汉也一起去吧。(Được thôi. Thầy hiệu trưởng cùng đi nhé.)

b. S: 温老汉,方便的汉您也一汉儿去吧。(Thầy Wen, nếu tiện thì thầy cũng đi cùng nhé.)

[TLH5 ,tr.57] Các phát ngôn mời gián tiếp có TXH với ngữ khí từ “吧” khi chuyển dịch sang tiếng Việt có nghĩa tương đương với trợ từ “nhé” hoặc “đi”. Phát ngôn kết

hợp với ngữ khí từ “吧” khiến cho lời mời trở nên thân mật, tự nhiên, làm giảm áp

lực cho người được mời khi tiếp nhận lời mời.

* Kết cấu với ngữ khí từ (a):

VD 53:

a. 明天晚上我汉了老同学搞个聚会,你明天下班后六点汉赶到河南中路

啊。

[TLH1 ,tr.30]

(Tối mai mình định tổ chức buổi gặp mặt với mấy người bạn thân, ngày mai 6 giờ làm việc xong thì cậu đến luôn đường HeNan nhé.)

b. 今晚 XX 从杭州汉来,汉一起吃汉汉,老同学都七年没汉了,你一定

得来啊!

[TLH1 – tr.30]

(Tối nay XX từ HangZhou đến, định cùng nhau ăn cơm, bạn cũ 7 năm rồi không gặp, nhất định anh phải đến đấy nhé.)

c. H : 呀~要汉婚了啊?恭喜恭喜!

S: 恩,到汉候别人汉去不去我不管,你无汉如何要去啊!

(H: A, sắp kết hôn rồi phải không? Chúc mừng, chúc mừng!

S: Ừ, đến lúc đó, người khác ai đến hay không tôi không biết, bất luận thế nào anh cũng phải đến đấy nhé!)

Trong ví dụ 53a phát ngôn mời : “你明天下班后六点汉赶到河南中路

啊”có sử dụng ngữ khí từ“啊” thể hiện ý nghĩa thúc giục, nhắc nhở người được

mời không quên thực hiện hành động mời đó. Còn ở VD 53b, 53c cùng với ngữ khí từ “啊”, trong phát ngôn mời còn có thêm các yếu tố mang tính chất khẳng định

như “一定” (nhất định), “无汉如何”( bất luận thế nào) thể hiện sự mong muốn

thực hiện hành động mời của người nói, không muốn người được mời từ chối lời mời.

Trong khi giao tiếp, người Trung Quốc thường tôn trọng đối tượng đang giao tiếp với mình, mục đích của cuộc giao tiếp luôn luôn hướng đến người tiếp nhận phát ngôn. Chính vì thế, trong các phát ngôn mời gián tiếp tiếng Hán, dạng phát ngôn kết hợp với ngữ khí từ biểu thị ý nghi vấn được vận dụng rất đa dạng và linh hoạt để người được mời có thể hiểu được mục đích của lời mời và đồng thời có hướng lựa chọn chấp nhận hay không chấp nhận thực hiện hành động mời đó.

* Kết hợp với ngữ khí từ biểu thị ý nghi vấn “…?”(ma)

Ngữ khí từ “汉” khi đứng ở cuối phát ngôn mời tạo thành phát ngôn biểu thị

nghi vấn, mang tính chất hỏi người được mời có đồng ý hay không đồng ý thực hiện hành động lời mời. Phát ngôn này trong tiếng Việt có ý nghĩa nghi vấn là “…không?

/ có…không?”

VD 54:

a. 汉老汉,您好!今晚的汉汉晚会您能参加汉?我想如果您能参加的

[TLH1, tr.18]

(Chào thầy Chen. Tối naythầy có thể tham gia lễ hội tốt nghiệp không ạ?

Em nghĩ nếu thầy tham gia thì nhất định mọi người sẽ rất vui.)

b. 今晚游园会,我汉和解放汉汉汉,你能参加汉?

[TLH4 ,tr.17]

(Tối nay chúng tôi và quân giải phóng tổ chức liên hoan ngoài trời, anh có thể tham gia không?)

* Kết cấu dạng hỏi với “怎么汉” (thế nào?) hoặc如何” (thế nào?):

VD 55:

a. 星期天我汉一起去打羽毛球怎么汉?

[TLH1, tr.14]

(Chủ nhật chúng mình đi đánh cầu lông, thế nào?)

b.今天在我那汉吃便汉,大家喝两盅。你看如何?

[TLH4-tr.17]

(Hôm nay đến chỗ tôi ăn cơm, mọi người cùng uống vài chén. Anh thấy thế nào?)

Người nói đưa ra phát ngôn mời gián tiếp tiếng Hán kết hợp với các cụm từ biểu thị ý nghi vấn như “…?”(...không ?) , “怎么汉” (thế nào?) và “如何” (thế

nào?) thể hiện mong muốn người nghe hồi đáp lời mời của mình, biểu thị sự chờ đợi ý kiến của người được mời đồng ý hay không đồng ý thực hiện hành động mời.

* Kết cấu với “好不好?” / “好不?” hoặc “好汉?” (được không?)

VD 56:

a. 我汉一起去逛街好不好?

(Chúng ta cùng đi dạo được không?)

b. 汉克文:曼汉,你来得正好,陪我出去走走,好汉?

曲曼汉:外面正下着雨。

[TLH4, tr.23]

(LuoKeWen: ManLi, cô đến đúng lúc quá, cùng tôi ra ngoài được không? QuManLi: Ngoài trời đang mưa mà.)

* Kết cấu lựa chọn với “要不” (hay là)

VD 57:

汉佳(笑):要不咱汉一汉去吧?

[TLH2 , tr.16]

(TongJia (cười) : Hay là chúng ta đi cùng nhau?)

Các phát ngôn mời kết hợp với các cụm từ biểu thị ý nghi vấn 好不好?” /

好不?”(được không?) hoặc “好汉?” (được không?) và kết cấu lựa chọn với ” (hay là) vừa là phát ngôn mời lịch sự vừa giống như phát ngôn để trưng cầu ý

kiến, thể hiện được tính khả năng của phát ngôn. Những phát ngôn kiểu này biểu thị thái độ tôn trọng đối tượng giao tiếp, người được mời có quyền lựa chọn câu trả lời, người mời tôn trọng quyết định của người nghe, dù người được mời có đồng ý hay không đồng ý thực hiện lời mời thì người mời vẫn vui vẻ, không gây áp lực cho người được mời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)