So sánh phát ngôn mời trực tiếp tiếng Việt và tiếng Hán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán (Trang 52)

6. Bố cục luận văn

2.3. So sánh phát ngôn mời trực tiếp tiếng Việt và tiếng Hán

Về mặt cấu trúc ngôn ngữ

Các phát ngôn mời trực tiếp tiếng Việt và tiếng Hán có nhiều đặc điểm tương đồng.

Các phát ngôn mời trực tiếp có TXH của tiếng Việt và tiếng Hán được thể hiện ở nhiều cấu trúc khác nhau như:

Cấu trúc Tiếng Việt Tiếng Hán

M + TXH + ĐT 1. Mời ông ngồi chơi với

các cụ tôi.

2. 汉汉你那天汉我的照

汉,汉你去看芭蕾。

TXH1 + M + TXH2 + ĐT

3. Thầy cháu mời các ông xơi nước.

4. 明天晚上你有空么?我想

汉你吃晚汉

TXH + M

5. Đứa nào đi uống cà

phê chút không? Tao mời.

6. 来来来〃今天我汉客!

Các phát ngôn mời trực tiếp có TXH tiếng Việt và tiếng Hán đều xuất hiện các dạng cấu trúc trên, nhưng khi khảo sát chúng tôi thấy, các phát ngôn ở dạng cấu trúc M + TXH + ĐT được người Việt sử dụng phổ biến hơn, còn người Trung Quốc lại sử dụng cấu trúc mời ở dạng đầy đủ ai mời ai làm gì : TXH1 + M +

Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi phát hiện trong một số phát ngôn mời trực tiếp có TXH tiếng Việt có một cấu trúc dạng M + TXH. VD:

“ …Đả đảo chiến tranh! Mời anh!...”

[45]

“ Bây giờ xin mời ông, chúng ta khởi hành lên đường du ngoạn.”

[84] thì trong tiếng Hán sẽ là cấu trúc TXH + M (TXH trong cấu trúc này qui chiếu vào người được mời ở ngôi thứ hai). VD khi giáo viên gọi sinh viên phát biểu có thể nói: “ 你,汉” (mời em) hoặc nếu có sử dụng cấu trúc dạng M + TXH

giống trong tiếng Việt thì đằng sau M + TXH luôn kèm theo ĐT ngữ vi nêu rõ yêu cầu của người mời VD: 汉你吃汉”(mời anh ăn cơm), 汉你喝 (mời em

uống trà)…

Một đặc điểm tương đồng nữa đó là các phát ngôn mời trực tiếp không có TXH tiếng Việt và tiếng Hán dạng: M + ĐT thường xuất hiện trong ngữ cảnh là

mời khách vào nhà, mời khách ngồi. Trong ca dao Việt Nam chúng ta sẽ bắt gặp lời mời ở dạng cấu trúc này:

VD:

Lời mời ngồi:

Khách tri ân đã tới sân hòe

Mờingồi chiếu phượng mà nghe thiếp đàn.

[65, tr. 461] Ngoài ra, khi khảo sát phát ngôn mời trực tiếp không có TXH tiếng Việt và tiếng Hán, chúng tôi thấy trong tiếng Việt xuất hiện các phát ngôn chỉ có từ “mời” hoặc “xin mời”

VD:

a. Tên tướng giặc sai đi lấy thức ăn khác. Một lát sau, bọn lính bưng vào một hỏa lò than và những kẹp cá chép tươi cùng những đồ gia vị.

[3]

b. Nàng nhỏ giọng:

- Mời bà dùng, mời ông dùng . Xin mời .. xin mời...

[55] Trong tiếng Hán cũng có thể bắt gặp những phát ngôn kiểu này, VD:

来!来!我汉干杯 (Nào! Xin mời! Chúng ta cạn chén.) Động từ lúc

này có thể chuyển dịch sang tiếng Việt là “mời” / “xin mời”.

Các phát ngôn có cấu trúc này thường xuất hiện trong ngữ cảnh trong bữa ăn. Người mời thường lặp lại động từ “mời” hoặc “xin mời” để thể hiện sự nhiệt tình, hiếu khách của mình, kèm theo lời mời đó là cử chỉ tiếp khách như nâng cốc, tiếp thức ăn cho khách…Điều này cũng rất dễ lý giải bởi người Việt Nam và người Trung Quốc đều vốn rất hiếu khách, luôn muốn thể hiện tình cảm để khách có thể hiểu được tấm lòng của mình, khiến cho khách sẽ cảm thấy hài lòng khi ra về và muốn quay lại lần sau.

Về mặt ngữ nghĩa

Từ “mời” trong các phát ngôn mời trực tiếp có TXH tiếng Việt có hai chức năng đó là làm động từ ngữ vi và là một yếu tố lịch sự của phát ngôn. Nếu như khuyết đi từ “mời” thì phát ngôn mời trực tiếp có TXH tiếng Việt sẽ trở thành

phát ngôn mệnh lệnh hoặc vẫn là các phát ngôn mời chân chính. Tuy nhiên, trong các phát ngôn trực tiếp có TXH hay không có TXH tiếng Hán từ “汉”(mời) được

thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, khi dịch sang tiếng Việt chúng ta vẫn có thể hiểu đó là một phát ngôn mời đích thực. Ngoài ra, trong các phát ngôn mời trực tiếp tiếng Hán đều khá đầy đủ các yếu tố phụ trợ nêu rõ không gian, thời gian, lý do, hay người mời sẽ đưa thêm các yếu tố giải thích, nêu rõ trách nhiệm của mình…để người tiếp nhận lời mời có thể nhận thức được rõ ràng mục đích của cuộc giao tiếp, tránh khó xử hay hiểu lầm.

“我今天特意汉自来汉你到我家里吃晚汉,今天晚上汉有个小小游汉

会,要汉女士参加助兴。”

[TLH 4, tr.14]

(Hôm nay tôi đích thân đến mời bà đến nhà tôi ăn cơm, tối nay còn có một trò vui nho nhỏ, phải mời bà tham gia góp vui.)

Nếu như bỏ đi từ “汉” thì phát ngôn đó chỉ còn lại “女士参加助兴” (bà

tham gia góp vui), người nghe sẽ khó hiểu được mục đích của phát ngôn, thậm chí phát ngôn sẽ trở nên thô lỗ, khó được chấp nhận.

Về ngữ cảnh

Ngữ cảnh xuất hiện các phát ngôn mời trực tiếp tiếng Việt và tiếng Hán cũng rất đa dạng. Qua những phát ngôn mời trực tiếp đó, chúng ta có thể nhận thấy những nét tương đồng trong văn hóa giao tiếp của người Việt và người Trung Quốc. Xuất phát từ lịch sử văn hóa của mỗi dân tộc, phát ngôn mời thể hiện được rõ nét đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Tình cảm giữa con người với con người trong xã hội được thể hiện sâu sắc qua những lời mời chân thành, nhiệt tình khi khách đến nhà, hay đó cũng là những lời mời ăn, mời uống nước hết sức lịch sự, nhã nhặn trong văn hóa ứng xử, cũng có khi là một lời mời xem phim, xem kịch giữa những người bạn hay lời mời vinh dự dành cho những vị khách quan trọng đến tham dự lễ hội, tọa đàm hoặc hội thảo.

Trong các phát ngôn mời trực tiếp tiếng Hán và tiếng Việt, yếu tố lịch sự luôn được chú trọng, vì vậy khi đưa ra một phát ngôn mời, cả người Việt và người Trung Quốc đều chú ý đến sử dụng kính ngữ, kính từ và khiêm từ để tôn hô và khiêm xưng làm tăng tính trang trọng, lịch sự của phát ngôn, khiến cho cuộc giao tiếp diễn ra hài hòa, nhịp nhàng. Cũng từ lý do đó mà TXH trong các phát ngôn mời trực tiếp tiếng Việt và tiếng Hán được sử dụng khá linh hoạt và phong phú:

xưng hô bằng tên gọi, xưng hô theo chức vụ, nghề nghiệp, …TXH được sử dụng trong các phát ngôn mời như một tín hiệu để chúng ta có thể xác định được mối quan hệ giữa người mời và người được mời. TXH vừa là phương tiện, vừa là chất

liệu tạo nên cuộc giao tiếp. Lớp TXH tiếng Việt và tiếng Hán chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố văn hóa, tập quán dân tộc và các nhân tố như: ngữ cảnh giao tiếp, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…nên người mời sẽ lựa chọn TXH hợp lý để tạo nên hiệu quả giao tiếp.

2.4. Tiểu kết

Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày và phân tích các kiểu phát ngôn mời trực tiếp có TXH và các phát ngôn mời trực tiếp không có TXH trong tiếng Việt và tiếng Hán. Căn cứ vào đó, chúng tôi đã tiến hành so sánh đối chiếu phát ngôn mời trực tiếp tiếng Việt và tiếng Hán chủ yếu ở ba mặt đó là: cấu trúc ngôn ngữ, ý

nghĩa và ngữ cảnh. Từ những so sánh đó chúng tôi thấy rằng trong giao tiếp bằng

ngôn ngữ, người Việt và người Trung Quốc sử dụng các cấu trúc phát ngôn mời trực tiếp tương đối giống nhau và TXH xuất hiện hầu hết trong các phát ngôn mời trực tiếp tiếng Việt và tiếng Hán. Điều này cũng dễ lý giải bởi văn hóa giao tiếp của người Việt và người Trung Quốc đều rất coi trọng tính lịch sự của phát ngôn, coi trọng mối quan hệ tình cảm giữa những người tham gia giao tiếp, tôn trọng đối tượng giao tiếp với mục đích chính là đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn. Ngữ cảnh xuất hiện các phát ngôn mời trực tiếp tiếng Việt và tiếng Hán phong phú phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Việt và người Trung Quốc rất đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu thêm được những đặc trưng văn hóa giao tiếp của mỗi dân tộc để từ đó phát huy, học hỏi lẫn nhau trong quá trình giao lưu, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

CHƢƠNG 3

PHÁT NGÔN MỜI GIÁN TIẾP TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN 3.1. Phát ngôn mời gián tiếp tiếng Việt

3.1.1. Phát ngôn mời gián tiếp có TXH tiếng Việt

3.1.1.1. Ngữ cảnh chứa yếu tố nhận diện ra phát ngôn mời gián tiếp:

Phương thức thực hiện hành động mời trong tiếng Việt không chỉ thông qua những phát ngôn mời trực tiếp đối với người được mời mà bên cạnh đó còn khá nhiều phát ngôn mời gián tiếp. Cách đưa ra phát ngôn mời gián tiếp thường sẽ không gây áp đặt cho người tiếp nhận lời mời, tăng thêm quyền chủ động của

người được mời, mục đích giao tiếp luôn hướng tới người tiếp nhận, do đó mà những phát ngôn mời gián tiếp thường có tính lịch sự cao hơn các phát ngôn mời trực tiếp.

Phát ngôn mời gián tiếp có TXH có thể hiểu đó là các phát ngôn mời không có từ “mời” nhưng có TXH trong cấu trúc mời đó. Các kiểu phát ngôn mời gián tiếp có TXH có thể dễ dàng nhận ra nhờ ngữ cảnh giao tiếp (ngữ cảnh hiển minh) hoặc được bày tỏ một cách gián tiếp thông qua một hành động ngôn trung khác như hỏi, trần thuật hay bộc lộ cảm xúc với mục đích giao tiếp là “mời”.

Trong một vài ngữ cảnh có xuất hiện từ “mời” thì rất dễ dàng nhận ra phát ngôn trong ngữ cảnh đó là một phát ngôn mời đích thực.

VD 30:

(a) Ông ta đưa tay mời:

- Chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện nghe cô.

[84]

(b) Bâng khuâng tôi lại gần giường; một chị nâng chén mời: - Anh uống chén nước nóng. Rồi nằm xuống đây có hơn không?

[51] Trong hai VD 30(a) và 30(b), động từ “mời” xuất hiện ngay trong những câu trần thuật “ông ta đưa tay mời” và “một chị nâng chén mời” để tạo ra ngữ

cảnh mời. Từ “mời” xuất hiện trong ngữ cảnh chính là dấu hiệu để nhận diện được phát ngôn “chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện nghe cô” và “anh uống chén nước nóng” là hai phát ngôn mời đích thực.

Những phát ngôn dạng này xuất hiện trong bối cảnh văn hóa giao tiếp của người Việt, xuất phát từ thái độ mến khách của người Việt mỗi khi có khách ghé chơi. “Đưa tay mời” và “nâng chén mời” thể hiện được phép lịch sự, thái độ nhiệt tình của chủ nhà đối với khách.

3.1.1.2. Phát ngôn gián tiếp dạng : TXH + ĐT

Các phát ngôn mời gián tiếp có TXH thường xuất hiện dưới dạng cấu trúc:

Cấu trúc này có thể coi là cấu trúc trung tâm (cấu trúc lõi) để xác định được mục đích mời của người nói. Xung quanh cấu trúc trung tâm này còn có các yếu tố khác thể hiện được tình cảm, thái độ của người được mời đối với người mời tùy vào từng ngữ cảnh cụ thể, tùy vào mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp trong cuộc đối thoại.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy phát ngôn mời gián tiếp dạng TXH + ĐT xuất hiện khá nhiều, cả trong hội thoại trực tiếp hay gián tiếp.

VD 31:

(a) Thoa xuống xe, lại bên cửa sổ với lỉnh kỉnh các thứ bếp núc trên tay. Tay kia thế nào cũng…có cái gì đấy.

- Anh ăn trái cóc này. Ngon tuyệt!

[17, tr.83]

(b) Nhặt một quả táo, tôi đưa cho Thìn: - Cháu ăn nốt quả này để ngủ ngon.

- Cháu cám ơn chú. – Thìn đỏ mặt.

[17, tr.462]

(c) Bà Thành mời mọc:

- Mấy chịở chơi ăn tô cháo vịt, tui ngủ không được, dậy hồi năm giờ sáng nấu một nồi tổ chảng cả xóm ăn không hết!

[44] Trong các phát ngôn mời gián tiếp:

- Anh ăn trái cóc này.

- Cháu ăn nốt quả này để ngủ ngon. - Mấy chị ở chơi ăn tô cháo vịt.

người mời sử dụng câu trần thuật chứa đựng phát ngôn mời với mục đích hướng tới người được mời, vì lợi ích của người tiếp nhận.

3.1.1.3. Các phát ngôn gián tiếp khác:

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy người Việt còn dùng một số kết cấu giao tiếp thông dụng hoặc sử dụng các tiểu từ cuối câu có ý nghĩa cầu khiến như: đi, nhé,

với, xem, đã, hãy…trong phát ngôn mời để thực hiện mục đích, chiến lược mời của

mình.

* Kết cấu với từ “đi”.

VD 32:

(a) Cậu bảo: “Cô lên xe đi, cháu chở đến đó cho.”

[87]

(b) Rồi không đợi tôi khen, nàng vộ vàng đi tìm chiếc ly, xắt từng lát mỏng, trộn đường vào đưa cho tôi:

- Anh uống đi, mát lắm đấy. Em còn đi làm bữa trưa đây.

[17, tr.113] Phát ngôn mời gián tiếp với trợ từ “đi” mang ý nghĩa cầu khiến, nài nỉ thể hiện được sự mong muốn người nghe thực hiện mục đích giao tiếp. Từ “đi” nhấn

mạnh cường độ của phát ngôn mời, người mời rất mong muốn người nghe thực hiện lời mời đó.

* Kết cấu với từ “nhé / nghe”

VD 33:

a. Mở cửa xe bước ra, giám đốc Trần nói:

- Anh theo tôi cùng Nhu Phong vào đây ăn trưa nhé?

[13] b. Thế thì cháu uống nước và ăn mứt nhé.

[86, tr.108] Cũng mang ý nghĩa như từ “nhé” chúng ta sẽ gặp từ “nghe” trong các phát ngôn mời của người miền Nam hoặc miền Trung:

VD 34: a. Tôi ân cần:

- Hoanh ở lại ăn cơm nghe. Xế xế, anh Vĩnh sẽ về.

[6] b. Vì sợ tôi từ chối, Thủy nói:

- Vườn nhà em không xa, chỉ qua đò là tới thôi. Qua bển, cô sẽ thích lắm, vì

có rất nhiều trái cây. Gần Tết trái cây chín rộ, thấy ham lắm cô ơi. Cuối tuần này, cô đi viếng vườn nhà em nghe cô.

[6] Xuất hiện trong các phát ngôn mời gián tiếp, trợ từ “nhé” hoặc “nghe”

thường đứng ở vị trí cuối phát ngôn dùng để thể hiện thái độ thân mật của người nói đối với người nghe, mong muốn người được mời đồng ý với yêu cầu của mình. Từ

“nhé”/ “nghe” làm cho phát ngôn có sắc thái tình cảm nhẹ nhàng, dễ chịu, người

nghe sẽ cảm nhận được tình cảm, thiện chí của người mời và dễ chấp nhận yêu cầu hơn.

* Kết cấu với từ “cứ”.

VD 35:

(a) Đến đây cả hai cùng lúng túng, nhất là Phú. Sau Dung lùi lại, dang tay tỏ ghế và mời:

- Xin ông cứ vào chơi...và có việc gì ông cứ bảo tôi cũng được ạ.

[68]

(b) Đương đứng lắng tai muốn nghe thêm nữa thì đã thấy tiếng guốc từ nhà ra sân:

- Ông cứ vào, chị em tôi đương đợi mãi.

[76]

(c) - Em cứ tự nhiên nhé.

[41, tr.226] Trong các ngữ cảnh trên, người mời dùng từ “cứ” đứng trước các ĐT để làm giảm áp lực đối với người được mời khi thực hiện những hành động như “ở lại”,

“vào”, “tự nhiên”. Người nói sử dụng phát ngôn có từ “cứ” với mục đích xóa tan

những nghi ngờ, e ngại của người được mời. “Cứ” là trợ trừ dùng để nhấn mạnh về sắc thái khẳng định, làm cho lời mời tăng thêm tính nhiệt tình.

* Kết cấu với từ “đã”/ “cái đã”

(a)- Thế bác nhé, cháu xin phép phải đi vì còn phải đến một vài nơi khác nữa kẻo muộn rồi, cháu xin cảm ơn bác.

- Anh ngồi uống chén nước cho ấm bụng cái đã.

[16, tr.44]

(b) Tiện thể, bây giờ cháu vào ăn cơm với hai bác đã.

[86, tr.108]

(c) - Anh cứ ăn đi đã. Ăn cho đỡ đói, rồi em kể chuyện cho anh nghe…

[47] Người Việt dùng phát ngôn mời gián tiếp có TXH với từ “đã” ở cuối câu khi khách xin cáo từ ra về (VD 36a), chủ nhà thường dùng lời mời với từ “đã” để níu giữ khách nán lại thêm nữa như một cách thể hiện lịch sự, thể hiện tấm lòng yêu quí khách của chủ nhà. Hay trong VD 36b, 36c người nói dùng phát ngôn có từ “đã” để mong muốn người nghe ưu tiên thực hiện một hành động nào đó trước tại thời điểm nói. Trong VD 36c, người mời muốn người nghe thực hiện hành động “ăn” trước để “đỡ đói” sau đó mới “nghe em kể chuyện”. Người mời muốn người nghe nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán (Trang 52)