6. Bố cục luận văn
3.2. Phát ngôn mời gián tiếp tiếng Hán
3.2.2. Phát ngôn mời gián tiếp không có TXH tiếng Hán
Các phát ngôn gián tiếp không có TXH tiếng Hán là những phát ngôn không xuất hiện TXH qui chiếu vào người nói hay người nghe nhưng vẫn mang ý nghĩa của một phát ngôn mời đích thực. Các phát ngôn mời gián tiếp không có TXH tiếng Hán cũng không xuất hiện dưới một dạng cấu trúc ngôn ngữ cố định nào, chính vì
vậy chúng tôi thường căn cứ vào mặt ý nghĩa mà phát ngôn đó diễn đạt để nhận diện ra phát ngôn mời.
VD 58:
a. 汉文炳: 走! 喝酒去,我做汉!
[TLH3, tr.47]
(ChenWenBing: Đi! Đi uống rượu, đến lượt tôi.)
b. 汉大大: 不! 今天我慰汉,一回生二回熟,走! 去喝两盅!
[TLH3, tr.48]
(ZhaoDaDa: Thôi, hôm nay tôi muốn nói chuyện, trước lạ sau quen. Đi! Đi uống vài chén nào.)
Mặc dù trong các phát ngôn ở VD 58a, 58b không xuất hiện TXH nhưng chúng ta vẫn có thể xác định được mối quan hệ liên cá nhân giữa người nói và người nghe. Người nói đưa ra phát ngôn mời ngắn gọn và dứt khoát thể hiện các nhân vật giao tiếp trong những ví dụ này có vị trí xã hội ngang bằng, người trên với người dưới, hoặc là mối quan hệ thân thiết nên phát ngôn mời mang tính chất tự nhiên, suồng sã. Trước những lời mời nhiệt tình như vậy, người được mời sẽ khó lòng từ chối thực hiện lời mời của đối phương.
Hay trong các ví dụ dưới đây, người nói đưa ra phát ngôn mời sau khi nêu rõ lý do, địa điểm, thời gian…để người được mời thực yêu cầu của phát ngôn.
VD 59:
a. 林 汉: 今天是我生日,晚上到我家聚聚。
[TLH3, tr.48] (LinLan: Hôm nay là sinh nhật tôi, tối nay đến nhà tôi chơi.)
b. 刘 眉: 汉了表示我的心意,晚上七点,我去接你,吃一餐便汉。
(LiuMei: Để bày tỏ tấm lòng của tôi, 7 giờ tối nay, tôi đến đón em đi ăn cơm.)
Trong các phát ngôn mời này, người mời luôn kèm theo các yếu tố phụ trợ để làm tăng khả năng thực hiện hành động đối với người mời. Ví dụ như các yếu tố về thời gian “晚上七点”( 7 giờ tối nay) , “下午”(buổi chiều), đưa ra lý do rõ ràng
“今天是我生日”(hôm nay là sinh nhật tôi), hay đưa ra mục đích của lời mời “汉了
表示我的心意” (Để bày tỏ tấm lòng của tôi) sẽ làm tăng hiệu quả của cuộc giao
tiếp.
Các phát ngôn mời gián tiếp không có TXH tiếng Hán cũng thường kết hợp với ngữ khí từ ở phía cuối của phát ngôn biểu thị thái độ tình cảm của người nói đối với người nghe.
3.2.2.1. Kết cấu với ngữ khí từ “吧” (nhé / đi)
VD 60:
a. 甲: 周末汉来聚聚吧。
乙: 那汉在不好意思,汉你添麻汉啦。
[TLH3, tr.47]
(A: Cuối tuần tụ tập nhé.
B: Thật ngại quá, làm phiền anh rồi.)
b. A:那太好了。明天晚上我汉学校有一汉她的演唱会。汉来吧,我汉儿
特地汉你留了汉票。
[TLH6 , tr.175]
(A:Thế thì tốt. Tối mai trường tớ có một buổi biểu diễn của cô ấy. Đến xem
c. 父汉:下次有空汉便汉来吃汉吧。
[TLH8 , tr.42]
(mẹ: Lần sau tiện lúc nào rỗi rãi thì đến ăn cơm nhé.) 3.2.2.2. Kết cấu với “啊” (nhé)
Trong lời mời ăn cơm: VD 61:
甲: 明天来吃晚汉啊。
[TLH3 , tr.51]
(A: Ngày mai đến ăn cơm nhé.)
hay lời mời khách đến chơi: VD 62:
S: 汉汉虎虎吧,先走啦啊。哪天到我家去玩儿啊。
[TLH5 – tr.43]
(S: Cũng tàm tạm thôi, đi trước nhé. Hôm nào đến nhà tôi chơi nhé.) 3.2.2.3. Kết cấu với các từ, cụm từ biểu thị ý nghi vấn
* Kết cấu với từ “汉” biểu thị ý nghi vấn (“...không?”)
VD 63:
a. 甲:周末一起去植物园玩汉?
乙:不去了,我周末有事情呢。
[TLH1, tr.31]
(A: Cuối tuần cùng đi vườn thực vật chơi không? B: Không được rồi, cuối tuần này tôi có việc.)
b. 燕西: 汉个舞伴,我就要汉汉二小姐了,肯汉汉汉?
(YanXi: Người bạn nhảy này tôi phải làm phiền tiểu thư WuEr rồi, (cô) có hân hạnh nhận lời không?)
* Kết cấu với cụm từ biểu thị ý nghi vấn “怎么汉” (thế nào?) hoặc “如何”
(thế nào?):
VD 64:
a. 汉汉汉: 下午我有个会,完了汉要陪合作方去汉点事,一起吃晚汉怎
么汉?
[TLH3, tr.23]
(LuDongHua: Chiều nay tôi có cuộc họp, họp xong đi bàn chút chuyện với đối tác, cùng đi ăn tối nhé, thế nào?)
b. 甲:今晚去唱如何?汉松一下嘛!
乙:那敢情好啊!几点?
[TLH1, tr.29]
(A: Tối nay đi hát, thế nào? Giải trí một chút đi. B: Hay đấy! Mấy giờ?)
Nhận xét về phát ngôn mời gián tiếp tiếng Hán:
Về cấu trúc ngôn ngữ
Các phát ngôn mời gián tiếp có TXH tiếng Hán thường có cấu trúc dạng:
TXH + ĐT trong đó TXH có thể qui chiếu vào người nói ở ngôi thứ nhất hoặc qui
chiếu vào người nghe ở ngôi thứ hai để bày tỏ mong muốn người nghe thực hiện yêu cầu của phát ngôn mời.
Các phát ngôn mời gián tiếp không có TXH tiếng Hán thì không có cấu trúc ngôn ngữ cố định nào, chúng ta dựa vào ý nghĩa của phát ngôn (do các động từ ngữ vi thể hiện) để nhận diện ra đó là một phát ngôn có chứa hành động mời.
Cả phát ngôn mời gián tiếp có TXH và phát ngôn mời gián tiếp không có TXH tiếng Hán đều thường xuất hiện cùng với các ngữ khí từ tiếng Hán như: “吧”
(nhé / đi), “啊”(nhé) , “哦”(nhé) … hoặc các cụm từ biểu thị ý nghi vấn “怎么
汉”(thế nào?), “如何”(thế nào?), “汉” (…không?)…vừa để diễn đạt mục đích của
phát ngôn, vừa bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói khi đưa ra phát ngôn mời đối với người nghe. Các kết cấu đi với các ngữ khí từ này làm cho phát ngôn nhẹ nhàng, uyển chuyển hơn, không khí của cuộc giao tiếp tự nhiên và khoảng cách giữa những người giao tiếp được rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố lịch sự của phát ngôn mời.
Về ngữ cảnh
Các phát ngôn mời gián tiếp có TXH hay phát ngôn mời gián tiếp không có TXH tiếng Hán hầu hết xuất hiện trong các cuộc hội thoại giao tiếp đời thường như mời ăn cơm, mời uống nước, mời đến nhà chơi hay mời đi giải trí. Chính vì vậy, ngữ cảnh xuất hiện các phát ngôn mời gián tiếp rất thực thế, gần gũi với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Trung Quốc.
Trong những ngữ cảnh giao tiếp chính thức như hội nghị, tọa đàm thì người Trung Quốc sử dụng các phát ngôn mời gián tiếp có TXH nhiều hơn là các phát ngôn mời gián tiếp không có TXH để thể hiện sự tôn trọng người nghe, đề cao vai trò của người được mời trong việc thực hiện mục đích của phát ngôn mời.
Về từ xưng hô
TXH trong các phát ngôn mời gián tiếp tiếng Hán đóng vai trò như một yếu tố để đảm bảo tính lịch sự, trang trọng của phát ngôn. Trong những ngữ cảnh thông thường, người Trung Quốc thường lược bớt TXH trong các phát ngôn để thể hiện mối quan hệ gần gũi, tạo không khí tự nhiên giữa những người tham gia giao tiếp. Hơn nữa, các phát ngôn mời gián tiếp tiếng Hán thường diễn ra trong các cuộc hội thoại liên tiếp, có tính liền mạch nên người mời luôn xác định rõ được đối tượng giao tiếp với mình là ai, mối quan hệ với đối tượng giao tiếp là quan hệ như thế nào
để quyết định hình thức của phát ngôn mời để đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn.