Phát ngôn mời trực tiếp có TXH tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán (Trang 36 - 43)

6. Bố cục luận văn

2.1. Phát ngôn mời trực tiếp tiếng Việt

2.1.1. Phát ngôn mời trực tiếp có TXH tiếng Việt

Từ xưng hô đóng vai trò khá quan trọng trong giao tiếp của người Việt, đặc biệt trong phát ngôn mời. Khi sử dụng từ xưng hô trong phát ngôn mời, chúng ta không chỉ nhận biết được vai giao tiếp trong cuộc thoại và mối quan hệ liên cá nhân giữa những người giao tiếp mà còn thể hiện được tính lịch sự, trang trọng của lời mời, thể hiện được những điểm đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt.

2.1.1.1. Phát ngôn mời trực tiếp dạng : M + TXH + ĐT

Trong mỗi một bối cảnh giao tiếp, với mỗi một đối tượng giao tiếp khác nhau thì người Việt cũng chọn lựa các cách thức đưa ra lời mời khác nhau. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy “phát ngôn mời trực tiếp có từ xưng hô” trong tiếng Việt thường có cấu trúc như sau:

M + TXH + ĐT

Trong cấu trúc trên thì chủ thể thực hiện phát ngôn mời trong hầu hết các ngữ cảnh đều được lược bỏ đi, và chúng ta hiểu ý nghĩa của phát ngôn mời này đó là: mời ai làm gì.

a. Cấu trúc: M + TXH + ĐT thường được sử dụng phổ biến để thực hiện các hành động mời khi tiếp khách trong giao tiếp của người Việt.

Người Việt Nam vốn rất nhiệt tình và hiếu khách, khi đã quen thân với nhau, người Việt luôn muốn mời khách đến nhà chơi cho “biết nhà biết cửa”, ăn cơm, uống trà, trò chuyện và kèm theo đó là những lời nói, cử chỉ vô cùng thân thiện, lịch sự để người khách có cảm giác thoải mái.

VD 3:

- Chào em. Mời em vào.

[41, tr.135]

- Mời chị uống thử cà phê xem có ngon không?

Trong văn hóa giao tiếp của người Việt từ xa xưa, khi khách đến chơi, chủ nhà luôn ân cần mời trầu, mời nước bởi “miếng trầu là đầu câu chuyện”, vừa ăn

trầu, uống nước, vừa nói chuyện vui vẻ. VD 4:

- Xin mờibà con ăn trầu, uống nước, rồi thì ai vào việc đấy đi cho.

[92] Khi mời thuốc, người Việt cũng lịch sự nói:

VD 5:

- Mờianh xơi điếu thuốc với chúng em cho vui.

[16, tr.192] Người Việt Nam mỗi khi có khách đến thì luôn đón tiếp như những vị khách quí , dù hẹn trước hay không hẹn trước cũng sẵn sàng mời khách một bữa cơm thân mật hoặc chuẩn bị những món ăn ngon để đãi khách, bày tỏ tấm chân tình của gia chủ với khách.

VD 6:

- Bẩm để liệu mờicậuxơi cơm với quan ông chứ?

[17, tr.464] Người Việt Nam có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ”. “Lời chào” ở đây được hiểu là lời mời trong văn hóa ăn uống của người Việt. Câu nói này luôn nhắc nhở mỗi người Việt Nam khi đưa ra lời mời phải chú ý đến cách thức, thái độ đối với người được mời như thế nào để cho họ chấp nhận lời mời một cách vui vẻ, thoải mái. Khi đưa ra lời mời, không nên đưa ra những lời mời khiến cho người được mời cảm thấy khó xử khi tiếp nhận lời mời. Chúng ta phải mời như thế nào để người được mời cảm nhận được tình cảm chân thành, sự nhiệt tình của người mời chứ không phải chỉ có việc ăn uống mới là quan trọng.

VD 7:

“Anh em chúng tôi đã dọn cho cô một cái giường tươm tất có chăn ấm. Mời vào bên trong dùng bữa với tôi.”

b. Hành động mời trong giao tiếp của người Việt không chỉ bó hẹp trong không gian gia đình mà còn mở rộng ra không gian làng xã, xóm giềng:

VD 8:

Cụ bảng chỉ vào chiếc ghế bên cạnh và nói:

- Mờibáchãy ngồi lên đây xơi nước, tôi có câu chuyện muốn nói với cả bác trai, bác gái.

[92]

- Phải ạ. Thầy em muốn mờicác báchôm nay ở đây xơi rượu.

[92]

c. Đó cũng là những lời mời đon đả của chủ hàng đối với các “thượng đế” khi đến mua hàng hoặc những lời mời lịch sự để khách hàng vui lòng lần sau quay lại:

VD 9:

- Vâng, mời anhxem, cửa hàng chúng tôi có đủ các đồ lưu niệm rất đẹp.

[83, tr.214]

2.1.1.2. Phát ngôn mời trực tiếp dạng TXH1 + M + TXH2 + ĐT

Ngoài cấu trúc : M + TXH + ĐT , các phát ngôn mời trực tiếp có từ xưng hô còn có dạng đầy đủ : ai mời ai làm gì :

TXH1 + M + TXH2 + ĐT

TXH1 thường ở ngôi thứ nhất qui chiếu vào người đưa ra phát ngôn mời, TXH2 thường ở ngôi thứ hai qui chiếu vào người được mời.

VD 10:

Ai nấy đều hởi dạ, nói:

- Vậy hôm nào từ giã chúng tôi, chúng tôixin mờiôngdự một bữa tiệc để tỏ lòng quyến luyến.

[36] Trong cấu trúc này có sự xuất hiện của chủ thể mời và đối tượng được mời tạo thành một cặp từ xưng – hô mang đúng nghĩa. Trong ví dụ trên, chủ thể mời là

“chúng tôi” muốn người được mời là “ông” thực hiện hành động mời là “dự một bữa tiệc”. Sự xuất hiện của TXH qui chiếu vào người đưa ra phát ngôn mời làm tăng thêm tính lịch sự, trang trọng vốn có của phát ngôn mời, đồng thời cũng làm tăng khả năng thực hiện hành động mời của người tiếp nhận phát ngôn đó.

2.1.1.3. Phát ngôn mời trực tiếp dạng : M + TXH

Trong một số ngữ cảnh, người Việt Nam còn sử dụng cấu trúc:

M + TXH

theo qui tắc tiết kiệm trong ngôn ngữ, không cần nhắc lại nội dung mời nhưng người tiếp nhận phát ngôn mời vẫn hiểu được mục đích của cuộc giao tiếp.

VD :

- Cô rót rượu ra hai cốc cà phê loại nhỏ có chân – Chúc buổi tối trò chuyện

diễn ra êm ả. Đả đảo chiến tranh! Mờianh!

[45] Như vậy, trong các phát ngôn mời trực tiếp có từ xưng hô thì động từ “mời” có hai vai trò chính.

Thứ nhất, từ “mời” đóng vai trò là một từ mang ý nghĩa lịch sự. Khi khuyết

đi từ “mời” thì phát ngôn đó trở thành phát ngôn mệnh lệnh hoặc bản thân nó vẫn là những phát ngôn mời.

a. Đào Phượng dún dẩy trả lời:

- Đi xa lắm rồi. Mời các anh cứ vào xơi rượu, không ngại gì nữa.

[92] b. Đỗ Công mở khóa:

- Mời các ngài vào đây.

[42] c. – Thưa cô…Vâng! Mẹ tôi có nhà. Mời cô vào chơi.

[9] Khi không có từ “mời”, ba phát ngôn trên trở thành:

a. Các anh cứ vào xơi rượu. b. Các ngài vào đây.

c. Cô vào chơi.

Thứ hai, từ “mời” trong các phát ngôn mời trực tiếp có TXH là một động từ

ngữ vi, nó giúp cho phát ngôn trở thành một phát ngôn mời chân chính. a. Mời ông vào. Xong cả rồi.

[48]

b. Mời anh xơi thuốc.

[51]

c. Anh Thành! Anh muốn biết Yên là ai phải không? Mời anh theo tôi.

[60]

Từ xưng hô được sử dụng phổ biến nhất là các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. Tùy vào mối quan hệ liên cá nhân giữa những người giao tiếp mà người đưa ra phát ngôn mời sẽ lựa chọn các đại từ nhân xưng thích hợp.

VD:

(a) Thìn đèo vợ tôi đến. Nhân đón ở cửa:

- Cháu đặt nem ở hàng này. Mờicô chúăn thử xem.

[17, tr.464]

(b) Người đàn ông buông muỗng đứng dậy:

- Chào hai cô! Mời hai cô ngồi chung bàn cho vui.

[43] VD:

Mời bạn về thăm làng quê Việt Nam dù chỉ một lần…”

[83, tr.264] Trong VD trên, đại từ nhân xưng được lựa chọn đó là “bạn” để chỉ người tiếp nhận lời mời. Trong phát ngôn mời này, “bạn” là đại từ phiếm chỉ, không chỉ một người nào cụ thể, đây là một phát ngôn mời có thể là cho bất cứ ai. Những đại từ như thế này thường được sử dụng nhiều trong các bài viết mang tính chất báo chí, chính luận.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong một số ngữ cảnh cụ thể, người Việt cũng dùng các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ để xưng hô – chỉ người được mời, để thể hiện tính trang trọng, lịch sự. Tuy tần số xuất hiện các từ xưng hô chức vụ, nghề nghiệp không nhiều nhưng cũng đã phản ánh được nét văn hóa trong giao tiếp của người Việt.

VD 14:

- Mờigiám đốc Trầnbước vào lựa chọn, tôi có nhập về một số thời trang mới nhất đó.

[13]

- Mờiông chủ tịch ngồi xơi nước. Trà không được ngon lắm, hay xin phép mời ông dùng tạm ly rượu nếp thang?

[45] Mỗi người đều có họ tên. Họ tên là kí hiệu để phân biệt một con người nhất định với tất cả các thành viên khác trong xã hội. Trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, với những cách kết hợp khác nhau, họ tên cũng được coi như những phương thức để xưng hô. Trong phát ngôn mời cũng vậy, người Việt đôi lúc cũng dùng cách xưng hô bằng họ tên để chỉ người được mời.

VD 15:

- Thôi, nào mờianh với bà Trần đâyvào trong văn phòng để bàn tính công việc.

[13] - Chào anh Bảy, mời anh Bảyvô nhà.

[39] Những từ như “bà Trần”, “anh Bảy” xuất hiện trong hai phát ngôn mời trên là phương thức biểu thị sắc thái của người mời dành cho người được mời. Khi dùng từ xưng hô “bà Trần” , phát ngôn mời trở nên trang trọng, lịch sự; khi dùng từ “anh Bảy”, tính chất cuộc thoại mang sắc thái bình dị, thân mật hơn.

2.1.2. Phát ngôn mời trực tiếp không có từ xưng hô tiếng Việt

Phát ngôn mời trực tiếp không có từ xưng hô trong tiếng Việt xuất hiện dưới dạng cấu trúc:

M + ĐT

Qua khảo sát chúng tôi thấy cấu trúc này xuất hiện không nhiều trong giao tiếp của người Việt. Bản thân một phát ngôn mời khi đưa ra luôn phải đảm bảo được tính lịch sự để người nghe có thể dễ dàng tiếp nhận lời mời. Vì vậy, khi khuyết đi TXH trong phát ngôn mời trực tiếp, người mời sẽ tự cảm thấy lời mời của mình không phải phép, không lịch sự, sẽ làm cho người nghe phật ý hoặc từ chối.

VD 16:

Tôi lúng túng gật đầu, không biết nói gì thì cô lại nhoẻn miệng cười: - Mờibước vào trong xơi nước, nước trà ướp lài thơm lắm.

[56]

Có tiếng gõ cửa rất mạnh, chắc chắn lối gõ cửa của cá mập: - “Mờivào” – tôi nói.

[18]

2.1.2.2. Phát ngôn trực tiếp dạng M / xin mời

Đôi khi trong một số ngữ cảnh thì cấu trúc dạng M + ĐT khuyết đi cả TXH và ĐT nhưng vẫn đảm bảo được ý nghĩa của lời mời:

VD 17:

(a) Thấy tôi xuất hiện ngoài cửa, Trịnh cất lời chào sang sảng: - Hê-lô! Xin mời, xin mời, hôm nay rồng đến nhà tôm…

[16, tr.299] (b) Lương Vĩ Tường đứng dậy, vươn hướng Cao Thúy Cẩm, tiêu sái cười:

Mời”.

[5] So với phát ngôn mời trực tiếp có TXH thì các phát ngôn mời trực tiếp không có TXH xuất hiện với tần số ít hơn. TXH xuất hiện nhiều như một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính trang trọng, lịch sự của phát ngôn mời. Qua khảo sát,

chúng tôi thấy phát ngôn mời không có TXH xuất hiện hầu hết trong ngữ cảnh mời khách vào nhà.

Những phát ngôn mời có dạng khuyết cả TXH và ĐT như VD 17(a) và 17(b) thì những từ “mời”, “xin mời” làm tăng thêm sắc thái nhiệt tình của người mời , sự nhiệt tình đó sẽ làm cho người tiếp nhận lời mời khó lòng từ chối thực hiện lời mời đó. Điều này cũng thể hiện một tinh thần hiếu khách đặc trưng của người Việt Nam. Khách đến chơi nhà hay đến ăn cơm, người Việt Nam luôn có những cử chỉ, lời mời nhiệt tình, chân thành để khách hài lòng, tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán (Trang 36 - 43)