6. Bố cục luận văn
3.1. Phát ngôn mời gián tiếp tiếng Việt
3.1.2. Phát ngôn mời gián tiếp không có TXH tiếng Việt
Chúng tôi chủ yếu dựa vào ngữ cảnh ngữ nghĩa và ý nghĩa các cấu trúc
thể hiện của phát ngôn để nhận diện được phát ngôn mời gián tiếp không có
TXH tiếng Việt.
Như chúng ta đã biết, xưng hô là hai mặt tồn tại trong một cuộc giao tiếp. TXH sẽ bao gồm từ xưng (dùng chỉ người nói – người mời) và từ hô
(dùng để chỉ người khác – người được mời). Dựa vào những đặc điểm này mà chúng tôi đã khảo sát hai trường hợp đó là phát ngôn mời gián tiếp có từ xưng
(không có từ hô) và phát ngôn mời gián tiếp không có TXH (không có TXH). 3.1.2.1. Phát ngôn mời gián tiếp có từ xưng, không có từ hô
Tuy cấu trúc của phát ngôn này sẽ chỉ có từ xưng (chỉ người mời) và không có từ hô (chỉ người được mời) nhưng chúng ta vẫn nhận ra được đó là
một phát ngôn mời dựa vào ngữ cảnh ngữ nghĩa. Cấu trúc của phát ngôn này thường là: làm gì với / cùng ai.
ĐT + với / cùng + từ xƣng
VD 42:
Nhỏ Thảo quay đầu lạ, tay còn vịn cách cổng. Tôi lật đật chạy tới và thấy cặp mắt nó đỏ hoe. Tôi kéo tay nó, giọng chuộc lỗi:
- Vô đây chơivới anh!
[1] Trong lời mời uống nước, uống rượu:
VD 43:
a. Một cậu nhìn vợ tôi, chọc ghẹo: “Em ơi! Nhà ở đâu, tối nay đi uống cà phê với anh nhé!”
[16, tr.331] b. Nào, “cạch” với tớ một cái! Tớ kém khoản này lắm, nhưng hôm nay vui, trăm phần trăm nhá!
[16, tr. 347] Trong các phát ngôn mời ở dạng cấu trúc này, chúng ta thấy có sự tham gia của người mời, nếu như người được mời không chấp nhận thực hiện lời mời này thì mục đích của cuộc giao tiếp sẽ không thực hiện được. Khi có sự tham gia của người mời, lời mời trở nên gần gũi, thân thiện hơn và người được mời sẽ khó lòng từ chối.
3.1.2.2. Phát ngôn mời gián tiếp không có TXH
Các phát ngôn mời gián tiếp không có TXH thường là rất ngắn gọn, nếu không có ngữ cảnh cụ thể chúng ta sẽ nghĩ đó là những phát ngôn mệnh lệnh. Chính vì thế, khi sử dụng các phát ngôn mời kiểu này, chủ thể thường có phần phụ mở rộng để thể hiện được tính chất mời mọc của phát ngôn.
Ví dụ lời mời khách vào nhà kèm theo hành động mở cửa: VD 44:
a. Tôi mở cửa vào:
[1] b. – Cứ vào!
- Thưa anh! Em đến báo cáo về chiếc ô tô – Chánh văn phòng Khiêm xoa hai tay nói.
[16, tr.266] c. Anh gõ to hơn một chút.
- Ai đấy? Xin cứ đẩy cửa vào.
[45] Khi mời rượu:
VD 45:
a. Quang vẫn không ngẩng lên. Cáu sườn, Thi Hoài tiến đến tận nơi, đứng chặn ngay trước mặt, giơ thẳng chai rượu ra:
- Nhậu, nhậu đã. Nghe rõ không?
[45] b. – Thôi, về nhà tôi uống rượu đã!
[88] Nhìn chung, các phát ngôn mời gián tiếp không có TXH thường không xuất hiện ở dạng cấu trúc cố định nên chúng ta thường dựa vào các trợ từ đi kèm phát ngôn hoặc các từ đưa đẩy để thấy được tính liền mạch của hội thoại. Ví dụ trong các lời mời khách ăn uống, người mời đã dùng nhiều từ đưa đẩy như: “thôi thế, thì, thế,
thôi”.
VD 46:
a. – Thôi thế sang mà ăn cơm.
[68] b. – Thôi, cầm đũa, cầm đũa…
[14] Một số phát ngôn kèm theo các trợ từ như: “nhé / nghe, cứ , đi” làm cho lời
mời lịch sự, thân mật hơn. VD 47:
a. – Đi ăn nghe.
[6] b. Bính ngẫm nghĩ, rụt rè một lúc lâu, sau cùng gọi cửa một nhà nọ. Cánh
cửa hé mở, có tiếng người vẳng ra: - Ai đấy? Cứ vào tự nhiên.
[37] c. - Ở chơi đã! Uống nước đi vậy! Thuốc đây!
[68] d. – Thì tại mày hay hạch sách tao chứ bộ. Thôi hãy ăn bánh đi, kẻo nguội mất ngon.
[40]
Nhận xét:
Về ngữ cảnh:
Các phát ngôn mời gián tiếp không có TXH tiếng Việt rất hiếm khi xuất hiện trong những ngữ cảnh hiển minh (ngữ cảnh có từ “mời”).
VD:
a. Quyến không trả lời câu hỏi nhưng mời mọc:
- Thôi, ngồi xuống đi, thử mới biết được, bảo đảm mà!
[54] b. Tôi đổi thái độ, ân cần mời mọc:
- Vậy chiều nay ở lại ăn cơm nghe?
[6]
Về từ xưng hô:
Tuy trong phát ngôn dạng này thiếu vắng đi TXH nhưng dựa vào ngữ cảnh của cuộc giao tiếp chúng ta đều có thể nhận thấy hầu hết các phát ngôn này đều là
diễn ra giữa người mời là người ở vị trí, địa vị xã hội cao hơn người được mời hoặc giữa những người có mối quan hệ thân thiết như bạn bè cùng lứa, phát ngôn sẽ không cần chú trọng vào yếu tố lịch sự nữa mà trở nên suồng sã, đời thường.
Chính vì yếu tố lịch sự không cần quan tâm nhiều trong các phát ngôn mời gián tiếp không có TXH nên các phát ngôn kiểu này thường xuất hiện trong các hội thoại không chính thức như ăn uống, tiệc tùng. Điều này cũng xuất phát từ văn hóa giao tiếp của người Việt. Trong bất cứ cuộc vui, cuộc gặp gỡ nào cũng không thể thiếu đi những món ăn ngon, những thứ đồ uống như bia, rượu. Người Việt vừa ăn uống, vừa trò chuyện, giao lưu với nhau. Qua đó mối quan hệ giữa những người giao tiếp trở nên gần gũi hơn.
Mặc dù không có dạng cấu trúc biểu đạt cụ thể nhưng những phát ngôn mời gián tiếp không có TXH tiếng Việt vẫn đảm bảo được các yếu tố để tạo nên các phát ngôn mời thông qua các động từ ngữ vi, các phần mở rộng của phát ngôn đó.