Phát ngôn mời gián tiếp có TXH tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán (Trang 56 - 65)

6. Bố cục luận văn

3.1. Phát ngôn mời gián tiếp tiếng Việt

3.1.1. Phát ngôn mời gián tiếp có TXH tiếng Việt

3.1.1.1. Ngữ cảnh chứa yếu tố nhận diện ra phát ngôn mời gián tiếp:

Phương thức thực hiện hành động mời trong tiếng Việt không chỉ thông qua những phát ngôn mời trực tiếp đối với người được mời mà bên cạnh đó còn khá nhiều phát ngôn mời gián tiếp. Cách đưa ra phát ngôn mời gián tiếp thường sẽ không gây áp đặt cho người tiếp nhận lời mời, tăng thêm quyền chủ động của

người được mời, mục đích giao tiếp luôn hướng tới người tiếp nhận, do đó mà những phát ngôn mời gián tiếp thường có tính lịch sự cao hơn các phát ngôn mời trực tiếp.

Phát ngôn mời gián tiếp có TXH có thể hiểu đó là các phát ngôn mời không có từ “mời” nhưng có TXH trong cấu trúc mời đó. Các kiểu phát ngôn mời gián tiếp có TXH có thể dễ dàng nhận ra nhờ ngữ cảnh giao tiếp (ngữ cảnh hiển minh) hoặc được bày tỏ một cách gián tiếp thông qua một hành động ngôn trung khác như hỏi, trần thuật hay bộc lộ cảm xúc với mục đích giao tiếp là “mời”.

Trong một vài ngữ cảnh có xuất hiện từ “mời” thì rất dễ dàng nhận ra phát ngôn trong ngữ cảnh đó là một phát ngôn mời đích thực.

VD 30:

(a) Ông ta đưa tay mời:

- Chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện nghe cô.

[84]

(b) Bâng khuâng tôi lại gần giường; một chị nâng chén mời: - Anh uống chén nước nóng. Rồi nằm xuống đây có hơn không?

[51] Trong hai VD 30(a) và 30(b), động từ “mời” xuất hiện ngay trong những câu trần thuật “ông ta đưa tay mời” và “một chị nâng chén mời” để tạo ra ngữ

cảnh mời. Từ “mời” xuất hiện trong ngữ cảnh chính là dấu hiệu để nhận diện được phát ngôn “chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện nghe cô” và “anh uống chén nước nóng” là hai phát ngôn mời đích thực.

Những phát ngôn dạng này xuất hiện trong bối cảnh văn hóa giao tiếp của người Việt, xuất phát từ thái độ mến khách của người Việt mỗi khi có khách ghé chơi. “Đưa tay mời” và “nâng chén mời” thể hiện được phép lịch sự, thái độ nhiệt tình của chủ nhà đối với khách.

3.1.1.2. Phát ngôn gián tiếp dạng : TXH + ĐT

Các phát ngôn mời gián tiếp có TXH thường xuất hiện dưới dạng cấu trúc:

Cấu trúc này có thể coi là cấu trúc trung tâm (cấu trúc lõi) để xác định được mục đích mời của người nói. Xung quanh cấu trúc trung tâm này còn có các yếu tố khác thể hiện được tình cảm, thái độ của người được mời đối với người mời tùy vào từng ngữ cảnh cụ thể, tùy vào mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp trong cuộc đối thoại.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy phát ngôn mời gián tiếp dạng TXH + ĐT xuất hiện khá nhiều, cả trong hội thoại trực tiếp hay gián tiếp.

VD 31:

(a) Thoa xuống xe, lại bên cửa sổ với lỉnh kỉnh các thứ bếp núc trên tay. Tay kia thế nào cũng…có cái gì đấy.

- Anh ăn trái cóc này. Ngon tuyệt!

[17, tr.83]

(b) Nhặt một quả táo, tôi đưa cho Thìn: - Cháu ăn nốt quả này để ngủ ngon.

- Cháu cám ơn chú. – Thìn đỏ mặt.

[17, tr.462]

(c) Bà Thành mời mọc:

- Mấy chịở chơi ăn tô cháo vịt, tui ngủ không được, dậy hồi năm giờ sáng nấu một nồi tổ chảng cả xóm ăn không hết!

[44] Trong các phát ngôn mời gián tiếp:

- Anh ăn trái cóc này.

- Cháu ăn nốt quả này để ngủ ngon. - Mấy chị ở chơi ăn tô cháo vịt.

người mời sử dụng câu trần thuật chứa đựng phát ngôn mời với mục đích hướng tới người được mời, vì lợi ích của người tiếp nhận.

3.1.1.3. Các phát ngôn gián tiếp khác:

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy người Việt còn dùng một số kết cấu giao tiếp thông dụng hoặc sử dụng các tiểu từ cuối câu có ý nghĩa cầu khiến như: đi, nhé,

với, xem, đã, hãy…trong phát ngôn mời để thực hiện mục đích, chiến lược mời của

mình.

* Kết cấu với từ “đi”.

VD 32:

(a) Cậu bảo: “Cô lên xe đi, cháu chở đến đó cho.”

[87]

(b) Rồi không đợi tôi khen, nàng vộ vàng đi tìm chiếc ly, xắt từng lát mỏng, trộn đường vào đưa cho tôi:

- Anh uống đi, mát lắm đấy. Em còn đi làm bữa trưa đây.

[17, tr.113] Phát ngôn mời gián tiếp với trợ từ “đi” mang ý nghĩa cầu khiến, nài nỉ thể hiện được sự mong muốn người nghe thực hiện mục đích giao tiếp. Từ “đi” nhấn

mạnh cường độ của phát ngôn mời, người mời rất mong muốn người nghe thực hiện lời mời đó.

* Kết cấu với từ “nhé / nghe”

VD 33:

a. Mở cửa xe bước ra, giám đốc Trần nói:

- Anh theo tôi cùng Nhu Phong vào đây ăn trưa nhé?

[13] b. Thế thì cháu uống nước và ăn mứt nhé.

[86, tr.108] Cũng mang ý nghĩa như từ “nhé” chúng ta sẽ gặp từ “nghe” trong các phát ngôn mời của người miền Nam hoặc miền Trung:

VD 34: a. Tôi ân cần:

- Hoanh ở lại ăn cơm nghe. Xế xế, anh Vĩnh sẽ về.

[6] b. Vì sợ tôi từ chối, Thủy nói:

- Vườn nhà em không xa, chỉ qua đò là tới thôi. Qua bển, cô sẽ thích lắm, vì

có rất nhiều trái cây. Gần Tết trái cây chín rộ, thấy ham lắm cô ơi. Cuối tuần này, cô đi viếng vườn nhà em nghe cô.

[6] Xuất hiện trong các phát ngôn mời gián tiếp, trợ từ “nhé” hoặc “nghe”

thường đứng ở vị trí cuối phát ngôn dùng để thể hiện thái độ thân mật của người nói đối với người nghe, mong muốn người được mời đồng ý với yêu cầu của mình. Từ

“nhé”/ “nghe” làm cho phát ngôn có sắc thái tình cảm nhẹ nhàng, dễ chịu, người

nghe sẽ cảm nhận được tình cảm, thiện chí của người mời và dễ chấp nhận yêu cầu hơn.

* Kết cấu với từ “cứ”.

VD 35:

(a) Đến đây cả hai cùng lúng túng, nhất là Phú. Sau Dung lùi lại, dang tay tỏ ghế và mời:

- Xin ông cứ vào chơi...và có việc gì ông cứ bảo tôi cũng được ạ.

[68]

(b) Đương đứng lắng tai muốn nghe thêm nữa thì đã thấy tiếng guốc từ nhà ra sân:

- Ông cứ vào, chị em tôi đương đợi mãi.

[76]

(c) - Em cứ tự nhiên nhé.

[41, tr.226] Trong các ngữ cảnh trên, người mời dùng từ “cứ” đứng trước các ĐT để làm giảm áp lực đối với người được mời khi thực hiện những hành động như “ở lại”,

“vào”, “tự nhiên”. Người nói sử dụng phát ngôn có từ “cứ” với mục đích xóa tan

những nghi ngờ, e ngại của người được mời. “Cứ” là trợ trừ dùng để nhấn mạnh về sắc thái khẳng định, làm cho lời mời tăng thêm tính nhiệt tình.

* Kết cấu với từ “đã”/ “cái đã”

(a)- Thế bác nhé, cháu xin phép phải đi vì còn phải đến một vài nơi khác nữa kẻo muộn rồi, cháu xin cảm ơn bác.

- Anh ngồi uống chén nước cho ấm bụng cái đã.

[16, tr.44]

(b) Tiện thể, bây giờ cháu vào ăn cơm với hai bác đã.

[86, tr.108]

(c) - Anh cứ ăn đi đã. Ăn cho đỡ đói, rồi em kể chuyện cho anh nghe…

[47] Người Việt dùng phát ngôn mời gián tiếp có TXH với từ “đã” ở cuối câu khi khách xin cáo từ ra về (VD 36a), chủ nhà thường dùng lời mời với từ “đã” để níu giữ khách nán lại thêm nữa như một cách thể hiện lịch sự, thể hiện tấm lòng yêu quí khách của chủ nhà. Hay trong VD 36b, 36c người nói dùng phát ngôn có từ “đã” để mong muốn người nghe ưu tiên thực hiện một hành động nào đó trước tại thời điểm nói. Trong VD 36c, người mời muốn người nghe thực hiện hành động “ăn” trước để “đỡ đói” sau đó mới “nghe em kể chuyện”. Người mời muốn người nghe nhận

lời mời “ăn” trước khi làm việc khác.

* Kết cấu với từ “chứ”.

Kết cấu phát ngôn mời gián tiếp kết hợp với từ “chứ” ở cuối câu hướng tới người nghe sự gợi ý nhận lời, với thái độ mong ngóng, chờ đợi sự đồng ý của người mời.

VD 37:

- Thôi được rồi, còn Nhu Phong, cô không nỡ từ chối lời mời của tôi chứ?

[13] hoặc như thúc giục để người nghe chú ý hơn:

Tôi thầm khen: một cô gái biết nghĩ và có bản lĩnh nữa. Song, tôi lại nói: - Kìa, Chí! Ăn đi chứ! Ngồi nhìn mãi à?

[22]

* Kết cấu với từ “hãy”.

(a) Vân Hạc bưng chén nước đưa ông chủ trọ và nói: - Ông hãy xơi nước cái đã.

[92]

(b) Nàng giở giấy ra, lấy dao cắt bánh, vui vẻ:

- Anh xem bánh này có ngon không? Em mua ở hàng Trống kia đấy. Miếng thịt ướp này là hạng ngon nhất, em đã phải trả đến năm hào đấy, anh ạ. Để em cắt cho anh nhé. Hình như anh đói lắm thì phải. Em cũng thế. Thôi chúng ta hãy ăn cho no đã, rồi sẽ liệu sau...

[47] Từ “hãy” trong các phát ngôn trên như một yếu tố làm tăng thêm tính lịch sự của lời mời thể hiện mong muốn người nghe thực hiện yêu cầu của lời mời. Nếu bỏ từ “hãy” thì các phát ngôn trên vẫn là những phát ngôn mang ý nghĩa mời mọc:

“Ông xơi nước cái đã”, “chúng ta ăn cho no đã”.

Các phát ngôn mời gián tiếp có TXH còn ở dạng câu nghi vấn, hướng tới

người được mời với mục đích để người được mời chủ động trong việc thực hiện hành động mời đó. Người được mời trong những bối cảnh này thường có quyền lựa chọn thực hiện hay không thực hiện yêu cầu của người nói.

* Kết cấu lựa chọn “…hay…?”.

VD 39:

- Em cứ ngồi đây đợi một lát nữa Trúc sẽ về ngay thôi. Nào, em ăn kem,

uống nước hay cà phê đá để anh gọi?

[16, tr.55] -...Ông Nghị uống nước chè hay uống rượu mạnh nhé?

[77]

* Kết cấu hỏi dạng “có…không? / …không?”

VD 40:

a. Hướng vờ đứng lên huýt sáo nho nhỏ, nhưng đã hết hứng để nói chuyện. - Hướng ăn ổi không? – Đoan hỏi đằng sau Hướng.

b. Phương Mai vỗ vào chiếc túi đeo bên hông: - Có đây!

- Tuyệt quá! Chị ăn bánh chưng không? Bóc cái đầu tiên cho chị Mai các cậu ơi!

[20] Đối với các phát ngôn mời ở dạng cấu trúc câu hỏi lựa chọn “…hay…?”

hoặc “có…không / …không?” chúng ta thường nhận diện được là nhờ vào bối cảnh hàm ẩn. Thông qua việc phân tích ý nghĩa của bối cảnh giao tiếp cụ thể mà chúng ta nhận ra được đó là phát ngôn mời. Những phát ngôn này thường thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người được mời.

* Phát ngôn mời gián tiếp xuất hiện trong một số ngữ cảnh khác:

Mời khách mua hàng:

Trong cuộc sống đời thường, chúng ta vẫn thường nghe thấy những tiếng rao hàng quen thuộc trong các ngõ phố hay những lời mời khách mua hàng của những người dân buôn bán nơi xóm chợ, nó trở thành những phát ngôn mời khá lịch sự, đon đả.

VD 41:

a. - Ai mua nồi tôi, thì thương tôi với! – Tôi cất giọng ngân nga. - Tôi mua! – Thằng Hưng đáp lời.

[16, tr.186]

b. - Thưa thầy, hôm nay phiên chợ, nên nhà còn ít thầy mua giùm cho cháu.

[30]

c. - Chú mua giúp tôi vài tờ vé số!

- Tôi không mua... Tôi không có chơi số!

- Chú mua thử một lần đi. Có khi chú sẽ trúng độc đắc cũng nên!

[80] Những lời chào mời mua hàng thường sử dụng cấu trúc “giúp / hộ / giùm”

được mời lên một vị trí cao hơn, đôi khi trở thành những lời trèo kéo, năn nỉ hay khuyến khích “có khi chú sẽ trúng độc đắc cũng nên”.

Nhận xét:

Về cấu trúc ngôn ngữ:

Phát ngôn mời gián tiếp có TXH tiếng Việt được thể hiện rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu kết cấu câu, ví dụ như câu trần thuật, câu nghi vấn, đi kèm với các tiểu từ cầu khiến như “đi, nhé / nghe, cứ, hãy, chứ…” để có thể dễ dàng xác

định được phát ngôn đó là một phát ngôn mời. Người mời tùy vào mục đích đối tượng giao tiếp hay chiến lược mời để lựa chọn các phương thức mời phù hợp, làm cho cuộc giao tiếp đạt hiệu quả cao.

Về ngữ cảnh:

Hầu như chúng ta phải dựa vào yếu tố ngữ cảnh (có thể là hiển minh hoặc hàm ẩn) hoặc các lời dẫn vào phát ngôn để xác định được một phát ngôn có phải là một phát ngôn mời hay không.

VD:

Ông cụ đặt chén trà lên án. Thấy chủ đắm mình trong suy nghĩ miên man, ông cụ lưỡng lự giây lát rồi quả quyết bước lại gần Trần Quốc Tuấn, cài lại chiếc cúc áo nơi cổ của vị tướng già.

-Bẩm Quốc công, đêm đã khuya lạnh lắm rồi. Xin Quốc công dùng chút trà sâm cho khỏe người, yên giấc.

[4]

Về từ xưng hô:

TXH được sử dụng cũng rất phong phú, ngoài các Đại từ nhân xưng, còn có thể dùng tên gọi của đối tượng giao tiếp.

VD: - Ăn đi Chiêu Hà ! Đích thân tôi xuống bếp làm cho cô đấy . Ăn đi ! Xem thức ăn tôi làm thế nào ?

[56]

VD:

a. Tôi giấu niềm xúc động:

- Uống nước đi anh Bẹp. Có thuốc lá đây.

[17, tr.175] b. Thoắt rùng mình, Phúc thấy người khô rang, chống chếnh như đang đứng

dưới bóng đèn cao áp sáng lòa…nóng hầm hập. - Thôi vào nhà đi chị.

[17, tr.349] c. Ba con Mỹ Vy vội lớn tiếng bảo các con:

- Lên xe đi mấy đứa.

[40] TXH xuất hiện phía cuối phát ngôn mời có tác dụng làm tăng thêm tính thân mật của phát ngôn. Từ xưng hô chỉ đối tượng giao tiếp đặt sau lời mời làm cho khoảng cách giữa những người giao tiếp trở nên gần gũi hơn, phát ngôn trở nên dịu dàng, khiến người được mời cảm nhận được tình cảm mà người nói dành cho mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán (Trang 56 - 65)