Lý thuyết về nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán (Trang 32 - 36)

6. Bố cục luận văn

1.5. Lý thuyết về nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ

Sự xuất hiện của nghiên cứu đối chiếu xuất hiện đầu tiên trong ngôn ngữ học từ rất lâu và không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Do sự phát triển về địa lý, các vùng đất mới được phát hiện, hình thành nhiều quốc gia, dân tộc cùng với sự phát triển về mặt ngôn ngữ nên việc so sánh đối chiếu các ngôn ngữ với nhau trở nên phổ biến hơn.

Ngôn ngữ học đối chiếu hình thành trong trào lưu nghiên cứu so sánh chung. Nó bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ, cho dù các ngôn ngữ đó cùng hay khác loại hình và ngữ hệ. Nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ hình thành với mục đích giúp con người nắm ngoại ngữ một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn, góp phần phát triển môn dịch thuật các ngôn ngữ. Không chỉ vậy, nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn hơn tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình, hiểu được những giá trị văn hóa tinh thần mà ngôn ngữ mẹ đẻ mang lại cho mỗi người.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ đã đạt được những thành tựu nhất định.

Ở thời kỳ đầu, nổi bật lên các công trình nghiên cứu đối chiếu tiêu biểu chính là các từ điển đa ngữ cỡ lớn, ví dụ như cuốn “Từ vựng so sánh các ngôn ngữ và phương ngữ” của Panlat, cuốn “Thư mục về các ngôn ngữ đã biết và các nhận xét về những giống nhau và khác nhau giữa chúng” của Êvăng và Păngđu…đã thực

hiện các đối chiếu từ vựng của hàng trăm ngôn ngữ thuộc những khu vực địa lý khác nhau, của các ngôn ngữ khác nhau về ngữ hệ, loại hình và quan hệ về văn hóa, lịch sử.

Thời kỳ thứ hai là vào thế kỷ XIX, đây là thời kỳ phát triển của ngôn ngữ học so sánh – lịch sử và triết học ngôn ngữ. Thời kỳ này, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ hòa chung vào nghiên cứu so sánh – lịch sử nên chưa được phân biệt rõ ràng.

Thời kỳ thứ ba đó là đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ học miêu tả, hoàn cảnh xã hội thay đổi nên sự đòi hỏi giao lưu về kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa các nước được mở rộng, yêu cầu về ngoại ngữ được tăng lên. Các công trình nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ cũng phong phú hơn. Nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ thời kỳ này đạt nhiều thành tựu với các nghiên cứu miêu tả và loại hình hoặc cấu trúc.

Đối chiếu, so sánh các ngôn ngữ ở đây chủ yếu là chỉ phương pháp nghiên cứu, nó thuộc một phân ngành của ngôn ngữ học, đối tượng là hai hay nhiều ngôn ngữ. Mục đích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau và khác nhau hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét khác nhau giữa các ngôn ngữ đó.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi tiến hành so sánh các phát ngôn có chứa hành động mời trong tiếng Việt và tiếng Hán để tìm ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa để từ đó thấy được sự giống và khác nhau về văn hóa giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Hán của người Việt và người Trung Quốc. Đồng thời, góp phần vào việc thụ đắc ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán như một ngoại ngữ.

1.6. Tiểu kết

Như vậy, chúng tôi đã dựa vào cơ sở lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, giao tiếp

và nhân tố của giao tiếp, lý thuyết về lịch sự và lý thuyết về hành động mời để tiến

hành nghiên cứu, khảo sát các phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ trở thành lý thuyết nền tảng của nghiên cứu, trong đó, chúng tôi

đã căn cứ vào cách phân loại hành vi ngôn ngữ của Searle để tiến hành phân loại các phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán theo hai loại chính là phát ngôn mời trực tiếp và phát ngôn mời gián tiếp.

Khi nghiên cứu các phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán, chúng tôi nhận thấy yếu tố lịch sự có vai trò quan trọng để cuộc giao tiếp đạt được hiệu quả như mong muốn. Người nói phải lựa chọn cách thức thực hiện hành động mời như thế nào để người nghe cảm thấy thoải mái, dễ dàng chấp nhận yêu cầu của phát ngôn mời. Chính vì lý do đó mà sự xuất hiện hay vắng mặt TXH trong các phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của cuộc giao tiếp. Trong các phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán, người Việt và người Trung Quốc sử dụng hệ thống TXH rất phong phú và linh hoạt. Vì vậy, chúng tôi đã phân loại phát ngôn mời trực tiếp thành hai dạng là phát ngôn mời trực

tiếp có TXH phát ngôn mời trực tiếp không có TXH; phát ngôn mời gián tiếp cũng được phân loại thành phát ngôn mời gián tiếp có TXH và phát ngôn mời gián

CHƢƠNG 2

PHÁT NGÔN MỜI TRỰC TIẾP TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN

Sau khi tiến hành khảo sát 343 phát ngôn có chứa hành động mời tiếng Việt và 248 phát ngôn có chứa hành động mời tiếng Hán, chúng tôi có bảng phân loại sau: Tiếng Việt: Phát ngôn mời Số lƣợng Tỉ lệ % Tổng số phát ngôn 343 100% Mời Trực tiếp 135 39,36% 1. Mời TT có TXH 129 37,61% 2. Mời TT không có TXH 6 1,75%

Mời Gián tiếp 208 60,64%

3. Mời GT có TXH 140 40,81% 4. Mời GT không có TXH 68 19,83% Tiếng Hán: Phát ngôn mời Số lƣợng Tỉ lệ % Tổng số phát ngôn 248 100% Mời Trực tiếp 65 26,2% 1. Mời TT có TXH 59 23,8% 2. Mời TT không có TXH 6 2,4%

Mời Gián tiếp 183 73,8%

3. Mời GT có TXH 115 46,4% 4. Mời GT không có TXH 68 27,4%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán (Trang 32 - 36)