Các kiểu phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán (Trang 31 - 32)

6. Bố cục luận văn

1.4. Hành động mời

1.4.3. Các kiểu phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán

Căn cứ vào lý thuyết về hành vi ngôn ngữ của Searle thì hành động mời là loại hành động mà người nói thực hiện ngay khi phát ra câu nói, tạo ra hiệu quả ngôn ngữ với mục đích cầu khiến, muốn người nghe thực hiện hành động.

Theo như sự phân loại của Đào Thanh Lan trong cuốn “Ngữ pháp ngữ nghĩa

của lời cầu khiến tiếng Việt” thì hành động mời thuộc nhóm hành động ngôn trung

có ý nghĩa “cầu”, yêu cầu người nghe thực hiện một hành động mà người nói mong muốn. Trong một phát ngôn mời thì vị từ mời có từ đồng nghĩa song tiết là mời mọc nhưng mời mọc là vị từ miêu tả chứ không phải là vị từ ngôn hành cầu khiến. Vị từ

mời có thể có từ xin phía trước để thể hiện sắc thái lịch sự. [36, tr.72]

VD:

Ông nói với Hưng Đạo vương:

- Ba quân đã trẩy, xin mời Quốc công lên thuyền.

[4] Cao Qin Ming (2005) chia sách lược lời mời ra làm 3 loại đó là : 1) Mời trực tiếp (直接邀汉型), 2) Mời gián tiếp (汉接型)và 3) Hình thức bộc lộ cảm xúc,

tình cảm (情感流露型)

Qua khảo sát và dựa trên những cứ liệu thu thập được chúng tôi nhận thấy trong phát ngôn có chứa hành động mời của tiếng Việt hầu hết đều xuất hiện động

từ “mời”, và tần số xuất hiện từ “汉” (mời) trong tiếng Hán cũng khá cao. Chính vì

vậy chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu các kiểu mời của tiếng Việt và tiếng Hán dựa trên hai loại chính đó là : Phát ngôn mời trực tiếp (phát ngôn có từ “mời”) và phát ngôn mời gián tiếp (phát ngôn mời không có từ “mời”).

Khi khảo sát các phát ngôn có chứa hành động mời trong tiếng Việt và tiếng Hán, chúng tôi thấy từ xưng hô có vai trò rất quan trọng. Chúng tôi quan niệm rằng từ xưng hô trong các phát ngôn mời dùng để chỉ người được mời ở ngôn thứ hai, cũng có thể bao gồm cả người mời như: tôi, ta, chúng ta, chúng mình…Từ xưng hô giúp chúng ta nhận diện được mối quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật tham gia giao tiếp đồng thời cũng là một yếu tố đảm bảo tính lịch sự của phát ngôn mời. Căn cứ vào sự có mặt hay thiếu vắng TXH trong các phát ngôn mời tiếng Việt và tiếng Hán, chúng tôi đã phân loại và nghiên cứu phát ngôn mời trực tiếp ở hai dạng: phát

ngôn mời trực tiếp có TXH và phát ngôn mời trực tiếp không có TXH; phát ngôn mời gián tiếp cũng được chia thành phát ngôn mời gián tiếp có TXH và phát ngôn

mời gián tiếp không có TXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động mời trong tiếng việt và tiếng hán (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)