Các bước thực hiện về liệu pháp nhận thức hành vi cho người có rối loạn trầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên (Trang 29 - 31)

8. Dự kiến cấu trúc của luận văn

1.4. Lý luận về liệu pháp nhận thức hành vi

1.4.1. Các bước thực hiện về liệu pháp nhận thức hành vi cho người có rối loạn trầm

loạn trầm cảm

Trong bài viết của tác giả Kendra Cherry trên trang verywell mind có tựa đề “Cognitive Behavioral Therapy (CBT)21” tác giả có nêu: “Liệu pháp nhận thức hành

vi (CBT) là một hình thức tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân hiểu rõ sự ảnh hưởng của suy nghĩ và cảm xúc lên hành vi. CBT thường được sử dụng để điều trị các rối liên quan đến sợ hãi, nghiện, trầm cảm và lo âu.

CBT thường được áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn và tập trung giúp bệnh nhân đương đầu với một vấn đề cụ thể. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ học cách xác định và thay đổi các suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng xấu lên hành vi và cảm xúc.

Nội dung cốt lõi của CBT chính là suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta đóng một vai trị căn bản trong việc quyết định các hành vi mà ta thể hiện. Ví dụ, nếu một người dành nhiều thời gian suy nghĩ về một vụ rơi máy bay, tai nạn trên đường băng hay các thảm họa hàng khơng thì người này sẽ tránh né việc di chuyển bằng máy bay.

Mục tiêu của CBT là dạy cho bệnh nhân rằng mặc dù không thể điều khiển tất cả mọi thứ nhưng họ có thể kiểm sốt cách mà họ hiểu, tiếp nhận và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của chính họ”.

Theo nghiên cứu: “Ứng dụng mơ hình trị liệu nhận thức hành vi cho 20 trẻ

em có rối loạn lo âu và gia đình” 22năm 2003 của các tác giả Nguyễn Hồng Thúy,

Trần Thành Nam, Cao Vũ Hùng, Đặng Hoàng Minh quy trình trị liệu nhận thức

hành vi dựa trên quan điểm cho rằng: nhận thức – cảm xúc – hành vi có liên quan với nhau. Có 3 nguyên tắc cơ bản trong trị liệu nhận thức hành vi là:

- Nhận thức (suy nghĩ) của con người có ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của người đó.

- Nhận thức (những ý nghĩ bất hợp lý) có thể nhận ra và thay đổi được.

- Việc thay đổi những ý nghĩ vô lý bằng những ý nghĩ đúng đắn phù hợp v thì hành vi cảm xúc cũng có thể được thay đổi.

Quy trình trị liệu nhận thức hành vi cho người trầm cảm gồm những bước như sau:

Bước 1: Nhận diện được các cảm xúc, các triệu chứng cơ thể và ý nghĩ

Đây là bước đầu tiên của quy trình trị liệu nhận thức hành vi. Cần thiết phải làm cho thân chủ hiểu được có sự khác nhau giữa các ý nghĩ, cảm xúc, triệu chứng cơ thể.

Nhận diện các cảm xúc với mục đích thân chủ phải mơ tả được các trạng thái cảm xúc khác nhau với cường độ khác nhau. Có thể dùng hình vẽ minh họa hoặc thang đo…

Nhận diện các triệu chứng cơ thể với mục đích phải nhận diện được các triệu chứng cơ thể liên quan với trầm cảm như là: đau bụng, đau đầu, nhức cơ, mất ngủ… Nhận diện các ý nghĩ với mục đích thân chủ phải nhận diện được các ý nghĩ làm xuất hiện trầm cảm để chứng minh mối liên quan giữa các tình huống, ý nghĩ với cảm xúc. Đây cũng là bước đầu tiên của quy trình cấu trúc lại nhận thức.

Bước 2: Cấu trúc lại nhận thức gồm 4 bước:

Nhận ra được các ý nghĩ nằm sau các triệu chứng trầm cảm

Tìm bằng chứng phản bác lại ý nghĩ dựa trên 4 nguồn: Những trải nghiệm trong quá khứ của thân chủ; Khả năng thay thế; tần xuất gặp phải; Những triển vọng khác

Lượng giá ý nghĩ dựa trên bằng chứng

Xem xét hậu quả khi tình huống sợ xảy ra thực

Thường áp dụng với trẻ lớn và vị thành niên, nếu tình huống trong ý nghĩ lo âu thực sự xảy ra thì sẽ có hậu quả gì?” và “Hậu quả đó ảnh hưởng đến cuộc sống có lớn khơng?

Bước 3: Hoạt Hóa hành vi.

Hoạt hóa hành vi là bước bao gồm các kĩ thuật để thân chủ thực hiện các hành vi mà trước kia thân chủ đã từng có hứng thú, hoặc các hành vi hiện tại thân chủ có thể thực hiện được. Nhằm mục đích gia tăng các hành vi đem lại hứng thú xã hội cho

thân chủ, để từ đó thân chủ thốt khỏi tình trạng trầm cảm của mình. Việc thực hiện các bài tập về hành vi giúp thân chủ có cách ứng phó mới với các hồn cảnh.

Bước 4: Kỹ thuật thư giãn:

Thân chủ phải hết sức tập trung, ý thức của mình vào việc hình dung ra cảm giác căng cơ, trùng cơ hoặc từ trạng thái căng cơ sang trùng cơ, các bầi tập nên đơn giản, ngắn, với trẻ hư giãn: nhỏ nên dưới dạng trò chơi. Tập tuần tự từng nhóm cơ (đặc biệt là cơ hai bàn tay, hai cánh tay, vai, cổ, ngực, bụng, bàn chân…)

Kỹ thuật này sử dụng xen kẽ trong các phiên trị liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên (Trang 29 - 31)