Kếhoạch trị liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên (Trang 44 - 46)

8. Dự kiến cấu trúc của luận văn

2.4. Kếhoạch trị liệu

2.4.1 Mục tiêu đầu ra

Những thay đổi, kết quả được kỳ vọng sau khi kết thúc quá trình trị liệu là: 1. Cải thiện mối quan hệ trong gia đình thân chủ. Trong đó nhà trị liệu tham vấn với NA cách thức cải thiện mối quan hệ của thân chủ với cha mẹ. Bên cạnh đó nhà tâm lý cũng tham vấn cho bố mẹ thân chủ cách thức thiết lập một mối quan hệ gắn bó an toàn với thân chủ

2. Giảm các triệu chứng trầm cảm.

3. Giảm các triệu chứng ám ảnh sợ máu và kim tiêm liên quan đến việc sợ lây nhiễm HIV.

2.4.2. Mục tiêu quá trình hỗ trợ

(1) Cải thiện mối quan hệ của thân chủ trong gia đình

Trong đó nhà trị liệu tham vấn với thân chủ cách thức cải thiện mối quan hệ của thân chủ với cha mẹ.

Bên cạnh đó nhà tâm lý cũng tham vấn cho bố mẹ thân chủ về cách thức thiết lập một mối quan hệ gắn bó an tồn với con.

(2) Giảm trầm cảm

Nhà trị liệu cần làm là xây dựng một mối quan hệ tích cực đối với thân chủ, ở đó VNA được lắng nghe, chấp nhận và thấu hiểu, điều này là điểm khởi đầu giúp NA thoát khỏi những đánh giá sai lầm về thế giới ở thực tại thân chủ đang sống, cho thân chủ thấy được thân chủ cũng đang sống ở thế giới mà thân chủ có được sự lắng nghe, tin tưởng, chấp nhận và thấu hiểu với thân chủ. Tiếp đó nhà tâm lý sẽ giáo

hiểu hơn về khó khăn của mình cũng như cách thức mà nhà tâm lý sẽ sử dụng để giúp đỡ thân chủ trong tương lai

Nhà trị liệu cũng cần làm công tác tham vấn với gia đình để gia đình có những đánh giá ghi nhận tích cực về bản thân thân chủ qua đó giúp thân chủ củng cố niềm tin vào bản thân và giảm bớt áp lực cho thân chủ.Từ đó thiết lập mối quan hệ an toàn giữa thân chủ với các thành viên trong gia đình đặc biệt là giữa thân chủ với bố.

Nhà tâm lý cùng thảo luận xác định các vấn đề khó khăn của thân chủ và hướng dẫn thân chủ kĩ năng giải quyết vấn đề.

Ngoài ra nhà trị liệu cũng cần cho thân chủ thấy rằng tình trạng này của thân chủ một phần do thân chủ khơng có những hứng thú với xã hội điều này làm cho thân chủ có tâm trạng buồn dầu thiếu những hoạt động mang lại niềm vui cho thân chủ. Trong trường hợp đó nhà trị liệu cũng cần thực hiện liệu pháp kích hoạt hành vi để giúp thân chủ lấy lại hứng thú với xã hội. Để làm được việc này nhà trị liệu cần hội ý với thân chủ và giúp thân chủ lên danh sách những hoạt động những trải nghiệm mà thân chủ có hứng thú trước đây, cùng thân chủ thảo luận và bàn bạc xem những hoạt động nào thân chủ có thể thực hiện trong giai đoạn này (bàn bạc cùng thân chủ những yếu tố cản trở hay những khó khăn khi thực hiện hoạt động) và trước khi thực hiện ở thực tế thân chủ sẽ thực hành những hoạt động này với nhà tâm lý để đảm bảo khơng có những khó khăn khi phát sinh và để thân chủ tự tin thực hiện hoạt động đó.

Nhà trị liệu cho thân chủ luyện tập bài tập thư giãn. Để thân chủ giảm bớt những lo âu, căng thẳng trong cuộc sống

Tiếp theo nhà trị liệu cho thân chủ thực hiện bài tập về nhận thức thông qua liệu pháp thách thức suy nghĩ và cảm xúc. Nhằm thay đổi những niềm tin phí lý của thân chủ về cuộc sống.

(3) Giảm ám ảnh sợ kim tiêm và máu do sợ bị lây nhiễm HIV

Như đã nêu ở phần trước đó nguyên nhân gây ra ám ảnh sợ của thân chủ chủ yếu liên quan đến thân chủ đã từng trứng kiến hành vi tiêm trích và những hình ảnh

giảm ám ảnh cho thân chủ là cho thân chủ bình thường hóa phản ứng của thân chủ bằng cách chỉ ra cho thân chủ biết việc có sợ hãi trước những cảnh tượng như vậy là dễ hiểu.

Sau khi bình thường hóa phản ứng của thân chủ nhà tâm lý giúp thân chủ cải thiện các triệu chứng của ám ảnh sợ của thân chủ bằng việc tham vấn về HIV cho thân chủ, cho thân chủ thấy rằng việc lây nhiễm HIV trong đời sống hàng ngày là rất khó, đặc biệt khi thân chủ có đời sống sinh hoạt lành mạnh như hiện tại để thân chủ cảm thấy an tâm hơn.

Sau đó nhà tâm lý có thể xử dụng kĩ thuật màn hình hoặc bàn tay để giúp thân chủ xố các hình ảnh xâm nhập gây sợ hãi cho thân chủ.

Bước tiếp theo nhà tâm lý có thể sử dụng liệu pháp giải mẫn cảm kết hợp với thư giãn và hướng dẫn thân chủ luyện tập bài tập này khi thân chủ gặp các triệu chứng lo hãi này ở nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên (Trang 44 - 46)