Thực hiện các phiên can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên (Trang 46 - 92)

8. Dự kiến cấu trúc của luận văn

2.5. Thực hiện các phiên can thiệp

Buổi 1. Ngày 26/07/2018

Mục tiêu phiên trị liệu

 Thiết lập mối quan hệ và khai thác thông tin về vấn đề của thân chủ.

 Hỗ trợ tâm lý ban đầu cho thân chủ.

Các kỹ thuật sử dụng trong phiên trị liệu

 Trò chuyện lâm sàng

 Kĩ thuật thư giãn

Các hoạt động trong phiên trị liệu

- Thiết lập mối quan hệ với thân chủ - Khai thác thông tin, xác định vấn đề

- Hỗ trợ tâm lý bước đầu cho thân chủ thông qua kĩ thuật thư giãn. Hoạt động 1: thiết lập mối quan hệ với thân chủ và khai thác thông tin từ thân chủ

Thông qua các hoạt động giới thiệu cho thân chủ về nhà tâm lý cũng như cách thức tiến hành một phiên trị liệu, các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin của thân chủ.

(Trích đoạn làm việc với thân chủ)

NTL (Nhà trị liệu): Chào em! Anh là Giang là học viên tâm lý lâm sàng, anh

được bác sĩ VTC giới thiệu hỗ trợ cho em. Anh có thể giúp gì được cho em?

TC (Thân chủ): Chào anh! Em là NA em muốn nhờ anh giúp em một số vấn

đề liên quan đến tình trạng bệnh hiện tại của em. Hiện tại em rất khó chịu trong người, thường xuyên mất ngủ và đau đầu, em khơng muốn ra ngồi chỉ muốn nằm một mình trong nhà.

NTL: Hiện tại em đang cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người đặc biệt là

chứng mất ngủ và đau đầu và có những căng thẳng trong việc học tiếng. Một số người đến gặp anh cũng có những vấn đề tương tự. Để có thể giúp được em, anh cần thêm những thông tin từ phía em cũng như quá trình xuất hiện và tiến triển những triệu chứng mệt mỏi đó như thế nào. Tuy nhiên, trước tiên anh xin giới thiệu đôi chút về bản thân: anh là Nguyễn Đức Giang, hiện đang là học viên cao học chuyên ngành tâm lý học lâm sàng tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn. Anh chuyên hỗ trợ cho các thân chủ là người có khó khăn liên quan đến các rối nhiễu tâm lý. Anh đã tốt nghiệp cử nhân Tâm lý học, chuyên ngành tham vấn tâm lý, trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Bây giờ em giới thiệu qua về bản thân em.

TC: Dạ, hiện em vừa tốt nghiệp THPT, em chuẩn bị đi du học anh ạ. Em đi

học ở Pháp, mà tiếng Pháp của em không thật sự ổn. Em chưa qua được A2 điều này càng khiến em căng thẳng và mệt mỏi. Nhiều lúc em muốn bỏ cuộc vì em khơng biết làm thế nào để có thể vượt qua… Em chưa từng đến gặp một chuyên gia tâm lý nào, đây là lần đầu tiên em bác sỹ giới thiệu em đến gặp anh.

NTL: Như em chia sẻ em chưa từng gặp một nhà tâm lý nào để tìm kiếm sự

trợ giúp. Vậy để cho phiên làm việc của chúng ta diễn ra một cách tốt nhất anh xin nói qua về khung làm việc để em nắm được. Trị liệu tâm lý là hoạt động mà ở đó

của mình. Sau khi anh đã hiểu vấn đề của em, anh sẽ hướng dẫn và thảo luận với em,giúp em thực hiện một số chiến lược thông qua các liệu pháp tâm lý phù hợp để cùng em giải quyết các vấn đề của mình. Anh chỉ có thể giúp đỡ em một cách tốt nhất khi anh hiểu thật sự câu chuyện của em. Trong quá trình trợ giúp, có thể anh sẽ sử dụng một số trắc nghiệm để tránh giá tình trạng sức khỏe tâm lý của em. Có thể anh sẽ giao cho em một số bài tập yêu cầu em thực hiện ở nhà, sau đó chúng ta sẽ chia sẻ trong các phiên làm việc. Một điều nữa anh cũng muốn thông tin lại cho em rõ và để em cảm thấy an tâm khi chia sẻ vấn đề của mình, đó là: mọi thơng tin của em chia sẻ với anhln được giữ bí mật, trừ những trường hợp ngoại lệ sau đây: 1/ Em cho phép anh nói cho người khác biết; 2/ Em vi phạm pháp luật, em tự hủy hoại bản thân hoặc hủy hoại người khác và 3/ Em có vấn để phải ra tịa và tịa hỏi anh về những vấn để của em.Trong những trường hợp này, cả em và anh, chúng ta đều khơng giữ được bí mật của em.

TC: Dạ vâng em hiểu rồi ạ.

NTL: Cảm ơn em. Để cho quá trình làm việc của chúng ta thuận tiện hơn

anh muốn em chia sẻ đôi chút thông tin về bản thân em.

TC: ...(thân chủ chia sẻ thông tin và các vấn đề của bản thân)

- Hỏi chuyện lâm sàng về những vấn đề khó khăn của thân chủ.

Đánh giá nhanh tâm trạng ban đầu: Thân chủ đánh giá tâm trạng của mình ở mức 4 điểm.

Thân chủ nói mình là một người dễ bị áp lực. Đặc biệt là những áp lực liên quan đến việc học tập. Theo lời kể của thân chủ, khi còn học tiểu học thân chủ là một cơ bé có học lực giỏi. Tuy nhiên từ khi học cấp 2, bắt đầu từ năm lớp 8 học lực của thân chủ giảm sút và thân chủ cảm thấy khó chịu vì điều đó. Đến năm lớp 9 áp lực từ việc học tập khiến thân chủ thêm mệt mỏi và rơi vào trạng thái trầm cảm. Thân chủ đã được điều trị tâm lý vào khoảng thời gian đó và đã thuyên giảm vấn đề của thân chủ. Thân chủ nói mình được bố mẹ đầu tư và quan tâm rất nhiều. Nhưng theo thân chủ, sự quan tâm đó là kiểu quan tâm thái quá, nó khiến thân chủ ngột

Khi lên lớp 10 thân chủ có những hành vi chống đối. Ở trường, thân chủ thường bị ghi tên vào sổ đầu bài. Điều này khiến cha mẹ thân chủ liên tục phải lên gặp giáo viên chủ nhiệm. Thân chủ nói mình chơi với nhóm bạn nghịch nhất lớp, thân chủ nói thân chủ đi học đều nhưng thường xuyên trốn tiết. Việc làm này khiến thân chủ bị các thầy cơ chú ý và khơng có thiện cảm tốt về thân chủ. Bố mẹ thân chủ trong thời gian này cũng thường xuyên phàn nàn về thân chủ. Nhưng theo thân chủ thời gian đó là thời gian thân chủ cảm thấy vui và thoải mái hơn so với trước đây. Thân chủ nói việc thân chủ có những hành vi như vậy là để chống đối lại cha mẹ và đôi khi thân chủ cảm thấy vui vì điều đó. Sau khoảng thời gian đó (năm thân chủ học lớp 11) thân chủ lại quay lại với cuộc sống trước kia, Thân chủ khơng muốn nói chuyện hay đi chơi với bạn bè như trước kia. Và từ đó đến nay thân chủ rơi vào trạng thái trầm buồn.

Trong mối quan hệ của thân chủ với cha mẹ cũng có những xung đột. Thân chủ nói việc thân chủ cảm thấy áp lực và căng thẳng trong chuyện học tập một phần là vì cha thân chủ hay so sánh thân chủ với các bạn bè cùng tuổi, đặc biệt là với con của bạn bố. Ngay cả khi thân chủ đạt thành tích cao trong học tập cũng khơng được cha khen ngợi (ví dụ khi thân chủ đạt điểm 8,9 môn ngoại ngữ nhưng bố thân chủ cũng chỉ “bĩu mơi”. Cịn khi thân

chủ chưa đạt thành tích tốt trong học tập bố thân chủ lại nói thân chủ với hàm ý “học cho con chứ

không phải học cho bố”. Mặc dù

sau năm học lớp 10 thân chủ đã cố gắng thay đổi rất nhiều nhưng do điểm số của thân chủ không được như y muốn nên thân chủ không được ghi nhận.)  Điều này khiến

thân chủ cảm thấy áp lực và mình đang phải làm theo ý của người khác.Thân chủ cảm thấy mình và bố khá giống nhau vì có phần nóng tính do vậy hay mâu thuẫn

Quan sát của nhà tâm lý

Trong giao tiếp lần đầu với nhà trị liệu, thân chủ khi nói chuyện thường xuyên cạy móng tay, thể hiện sự e ngại, thiếu tự tin; nét mặt có phần ủ rũ, khí sắc trầm buồn. Tuy nhiên, trong q trình hỏi chuyện, ngơn ngữ giao tiếp của thân chủ khá linh hoạt. Thân chủ dễ dàng thiết lập cuộc nói chuyện với nhà trị liệu.

Mối quan hệ của thân chủ và mẹ có phần bớt căng thẳng hơn, tuy nhiên theo thân chủ đôi khi mẹ hay xâm phạm vào quyền riêng tư của thân chủ. Điều này khiến thân chủ cảm thấy ngột ngạt và khó chịu.

Cũng theo như lời thân chủ kể thân chủ cũng từng có bạn trai. Cách đây 2 năm thân chủ đã chia tay với bạn trai điều này khiến cho thân chủ buồn rất nhiều. Thân chủ nói do thân chủ hay ghen điều đó khiến thân chủ chia tay bạn trai. Vì người bạn trai đó khơng níu giữ khiến thân chủ buồn và day dứt trong lịng.

Ngồi ra thân chủ có nhắc tới thân chủ sợ máu và kim tiêm. Thân chủ nói do thân chủ xem phim nhiều và đã từng nhìn thấy cảnh người tiêm trích nên thân chủ có nỗi sợ với kim tiêm và máu do lo sợ lây nhiễm HIV.

- Hoạt động trợ giúp tâm lý ban đầu thông qua kĩ thuật thư giãn

Sau khi nói chuyện với thân chủ nhà tâm lý hỗ trợ ban đầu bằng kĩ thuật thư giãn giúp thân chủ cải thiện một số vấn đề liên quan đến sự lo âu cũng như giúp thân chủ bớt căng thẳng hoặc suy nghĩ nhiều trước khi ngủ để có thể cải thiện phần nào giấc ngủ của thân chủ.

NTL: giờ em tìm một tư thế ngồi thoải mái sau đó nhắm mắt rồi đặt một tay

lên ngực của em hít vào những hơi thở thật chậm. Hãy cảm nhận ngực em đang phồng lên và xẹp xuống theo hơi thở. Tiếp tục một lần nữa 1,2,3 hít vào;1,2,3 thở ra… lần cuối cùng em hít vào thấy ngực mình đang phồng lên rồi thở ra xẹp xuống (hướng dẫn thân chủ thực hành). Bây giờ em hãy miêu tả lại những gì cơ thể em cảm nhận thấy sau khi luyện tập thở ngực.

TC: Em cảm thấy em tập trung hơn vào hơi thở của mình. Thấy dễ chịu và

cảm thấy như được thư giãn và thoải mái hơn.

NTL: Như vậy em có những phản hồi rất tốt sau khi thực hiện bài tập thở

ngực, anh hi vọng sau buổi làm việc ngày hôm nay khi nào em cảm thấy cơ thể có những khó chịu em hãy tìm một nơi n tĩnh, khơng bị phân tán rồi chọn một tư thế thoải mái có thể ngồi hoặc nằm tùy theo cảm nhận của em tư thế nào mang lại sự thoải mái cho em sau đó hãy thực hành bài tập thở anh vừa hướng dẫn. Sau khi

TC:Dạ vâng ạ.

NTL: Như vậy anh và em vừa thực hành về bài tập thở ngực và đây cũng là

phần cuối của phiên làm việc ngày hôm nay. Ở buổi tới anh sẽ cùng em trao đổi tiếp về các nan đề của em, hẹn em vào ngày 30/07 tới chúng ta ta sẽ làm việc tiếp. cảm ơn em về sự hợp tác chia sẻ trong buổi ngày hôm nay.

TC: Dạ vâng ạ. Cảm ơn anh đã lắng nghe và chia sẻ cùng em ạ

Trước khi kết thúc ca trị liệu, nhà trị liệu cho thân chủ đánh giá lại tâm trạng sau khi kết thúc phiên làm việc. Kết quả đánh giá nhanh tâm trạng trước khi kết thúc cho thấy: Thân chủ đánh giá tâm trạng của mình ở mức 5, trong khi lúc mới đếm thân chủ đánh giá mình được 4 điểm về tâm trạng.

Kết quả thang đánh giá tâm trạng trước và sau phiên làm việc của thân chủ

Cuối cùng nhà tâm lýtổng kết phiên trị liệu, giao hoạt động ở nhà cần làm (phiếu đánh giá tâm trạng và hoạt động ở nhà), hẹn thân chủ sẽ đánh giá tình trạng trầm cảm của thân chủ ở buổi sau và kết thúc phiên thứ nhất.

Buổi 2.Ngày 30 tháng 7 năm 2018

Mục tiêu của phiên trị liệu

Hỗ trợ tâm lý ban đầu cho thân chủ.

Khai thác thông tin của thân chủ và từ phụ huynh của trẻ để xác định vấn đề của thân chủ.

Các kỹ thuật sử dụng trong phiên làm việc

- Kỹ thuật hỏi chuyện lâm sàng;

- kỹ năng thấu cảm, kỹ năng lắng nghe; - kỹ năng giáo dục tâm lý

- Sử dụng test: đánh giá trầm cảm BDI; đánh giá lo âu Zung; đánh giá lo âu trầm cảm và stress DASS - 21. Để hỗ trợ Đánh giá vấn đề của thân chủ

Các hoạt động trong phiên trị liệu

Hoạt động 1: Làm việc với phụ huynh của thân chủ

(phiên làm việc với phụ huynh của thân chủ) - Trò chuyện lâm sàng với mẹ của thân chủ

Khai thác thông tin từ mẹ thân chủ cho thấy:

Theo lời mẹ nói gia đình rất quan tâm đến thân chủ, cũng theo lời mẹ thân chủ nói thân chủ và bố thân chủ có chút mâu thuẫn liên quan đến viếc bố thân chủ luôn tạo sức ép về học tập cho thân chủ, bố thân chủ là người ít khen thân chủ hay so sánh thân chủ với con bạn bè của bố, vì lo lắng cho con nên bố thân chủ cũng ln kiểm sốt mọi hành động của thân chủ, sợ thân chủ ăn chơi lêu lổng theo đám bán xấu,

Ngoài ra theo như lời mẹ kể việc VNA có ám ảnh sợ liên quan đến máu và kim tiêm có thể từ câu chuyện của mẹ kể cho bé khi bé còn nhỏ, nội dung câu chuyện nói về một cơ gái giúp đỡ một người khi bị tai nạn giao thông nhưng chẳng may máu của người bị tai nạn giao thơng có dính vào vết thương hở của cơ gái, tuy nhiên người bị tai nạn giao thông bị HIV do vậy cơ gái bị lây nhiễm HIV từ đó. Mẹ chỉ kể câu chuyện để trẻ cần cẩn trọng trong mọi tình huống nhưng khơng biết điều đó có phải là nguyên nhân dẫn đến ám ảnh sợ của thân chủ hay khơng.

Cũng theo như lời mẹ nói thân chủ là một đứa con gái ngoan tuy nhiên gần đây thân chủ hay nhốt mình trong phịng, mặt mày ln ủ rũ khơng tươi tắn, sức học của thân chủ cũng có phần giảm sút đi nhiều. Mẹ cũng nói khi thân chủ học cấp 2 mẹ thân chủ cũng cho thân chủ theo học những mơn mà thân chủ thích như lớp tập võ, tập làm diễn viên hay tập làm MC. Tuy nhiên từ khi thân chủ học cấp 3 mẹ cũng có tạo áp lực về việc học tập cho thân chủ luôn muốn thân chủ học lớp chọn điều này có thể gây thêm áp lực cho con, nhưng từ khi biết vấn đề của con mẹ cũng đã xin chuyển lớp cho con, để trẻ học ở lớp thường để trẻ giảm bớt áp lực”

Hoạt động 2: Làm việc với thân chủ(phiên làm việc với thân chủ)

- Đánh giá tâm trạng ban đầu của thân chủ.

Thân chủ chấm điểm tâm trạng ban đầu của thân chủ đạt 6 điểm

- Nói chuyện với thân chủ về bài tập về nhà của buổi trị liệu lần trước Trao đổi với thân chủ về bài tập về nhà cho thấy thân chủ có thực hiện bài tập thở ngực. Sau mỗi lần thực hiện bài tập thực hiện bài tập thân chủ thấy thoải mái hơn chút, nhưng theo thân chủ thân chủ vẫn thấy mình ít hoạt động trong ngày, ngoài giờ học tiếng Pháp, các hoạt động sinh hoạt thường ngày và thực hiện bài tập thở ngực thân chủ vẫn thấy mình có nhiều thời gian rảnh điều này khiến thân chủ cảm thấy nhàm chán về cuộc sống hiện tại của thân chủ. Những lúc như vậy thân chủ thường suy nghĩ tiêu cực, ngồi hoặc nằm trong phịng và suy nghĩ những gì đã trải qua và sắp tới với bản thân mình, điều đó khiên thân chủ mệt mỏi và khó chịu. Thân chủ mong muốn được thoát ra khỏi thực trạng này, nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu.

- Tiếp tục thiết lập mối quan hệ với thân chủ và khai thác vấn đề từ thân chủ. Sau khi trao đổi với thân chủ về tuần vừa rồi thân chủ cảm thấy như thế nào. Nhà tâm lý khai thác tiếp câu chuyện hồi nhỏ mẹ kể liệu có liên quan đến vấn đề ám ảnh sợ hiện tại của thân chủ. Như thân chủ chia sẻ ở buổi trước việc thân chủ sợ kim tiêm hay sợ máu khơng chỉ đơn thuần vì xem nhiều hình ảnh có liên quan đến tiêm trích mà hồi nhỏ thân chủ được mẹ kể về một câu chuyện liên quan đến một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên (Trang 46 - 92)