Kết luận chung và chẩn đoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên (Trang 42 - 43)

8. Dự kiến cấu trúc của luận văn

2.3. Đánh giá

2.3.3. Kết luận chung và chẩn đoán

Với trường hợp của thân chủ NA, căn cứ vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần quốc tế như ICD-10 và DSM-5, VNA có thể đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán ở các rối loạn:

(I) Trầm cảm (giai đoạn trầm cảm nặng khơng có các triệu chứng loạn thần) (mã F32.2 theo ICD-10) mã 296.23 theo DSM-5.

Theo đó thân chủ đáp ứng 5 biểu hiện kéo dài hơn 2 tuần thuộc các tiêu chí nhóm A theo bảng phân loại bệnh sổ tay chẩn đoán rối loạn tâm thần DSM –5

(1) Giảm khí sắc (qua quan sát thấy nét mặt của VNA lúc nào cũng trong trạng thái trầm buồn.

(2) Giảm sút rõ ràng các thích thú/sở thích ở tất cả hoặc hầu như tất cả các hoạt động, có phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hằng ngày.

(3) Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như hằng ngày (tiêu chuẩn 4 trong các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm.

(4) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như hằng ngày.(tiêu chuẩn thứ 6 trong các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm).

(5) . Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khó đưa ra quyết định hầu như hằng ngày (tiêu chuẩn 8 trong các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm).

(II) Rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu (mã F40.2 theo ICD-10.) mã300.29 theo DSM – 5. Theo đó thân chủ đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

(1) Sợ hãi hoặc lo âu về một đối tượng hoặc tình huống đặc biệt (ví dụ: máy bay, sợ độ cao, sợ động vật, sợ tiêm thuốc, nhìn thấy máu) cụ thể ở đây là thân chủ sợ thấy máu và kim tiêm.

(2) Các đối tượng hoặc tình huống gây ám ảnh sợ hầu hết ln kích thích gây sợ hãi và lo âu ngay lập tức.

(3) Các đối tượng hoặc tình huống gây ám ảnh sợ gây ra né tránh hoặc chịu đựng với sự sợ hãi hoặc lo âu mạnh mẽ.

(4) Sợ hãi và lo âu không tương xứng với sự nguy hiểm thực sự của đối tượng hoặc tình huống gây ám ảnh sợ và bối cảnh văn hóa xã hội.

(5) Sự sợ hãi, lo âu, né tránh dai dẳng, kéo dài ít nhất 6 tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên (Trang 42 - 43)