Cá nhân hóa định hình trường hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên (Trang 43 - 44)

8. Dự kiến cấu trúc của luận văn

2.3. Đánh giá

2.3.4. Cá nhân hóa định hình trường hợp

VNA đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo kết luận chẩn đoản lâm sàng và điểm số trắc nghiệm. Trầm cảm trong trường hợp này có thể lý giải theo nhiều cách tiếp cận khác nhau:

Từ góc độ của thuyết hành vi, thân chủ có rất ít những củng cố tích cực trong

cuộc sống, đặc biệt là những củng cố tích cực đến từ gia đình. Thay vào đó, thân chủ nhận lại các củng cố tiêu cực từ gia đình như việc bố hay so sánh thân chủ với các con của bạn bố. Khi thân chủ đạt được điểm số cao trong học tập cũng không được cha mẹ khen ngợi. Cha mẹ ln kiểm sốt thân chủ khiến thân chủ cảm thấy khó chịu, mặc dù đã lớn nhưng thân chủ cho rằng mình chỉ như một đứa trẻ lớn về thể xác chứ khơng có được sự tự do riêng tư của bản thân. Chính mối quan hệ gia đình lỏng lẻo đã khiến thân chủ tìm đến các mới quan hệ thân mật từ bên ngồi gia đình - u sớm. Mối quan hệ của thân chủ với bạn trai cũ cũng đem lại củng cố tiêu cực với thân chủ. Từ những điều này khiến thân chủ xa lánh và không muốn thiết lập mối quan hệ nào dẫn đến việc thân chủ mất hứng thú xã hội không muốn giao lưu tiếp xúc với bạn bè, người thân.

Từ thuyết nhận thức, thân chủ có tự đánh giá thấp về bản thân, có niềm tin

tiêu cực về bản thân. Điều này góp phần gia tăng các triệu chứng trầm cảm ở thân chủ. Thân chủ cho rằng mình “là người thấp kém”, “tương lai của em vô định không

biết sẽ như thế nào”. Sự đánh giá thấp ấy là hệ quả của việc bị bố mẹ luôn đem ra

so sánh thân chủ với các bạn bè cùng trang lứa khi thân chủ bị điểm thấp, khi thân chủ được kết quả lại không được khen ngợi mà chỉ nói “được có bấy nhiêu thơi” hay “ học cho con không phải học cho bố mẹ”. Hơn nữa khi thân chủ thi đại học lại bị gia đình ngăn cản khơng cho thân chủ thi ngành thân chủ thích – ngành thiết kế thời trang, bố mẹ ép thân chủ theo một ngành khác điều này khiến thân chủ cảm thấy lòng tự trọng bị giảm sút, thân chủ cảm thấy mình thật vơ dụng khơng quyết

Ngồi ra, thân chủ đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn ám ảnh đặc hiệu theo kết luận chẩn đốn lâm sàng từ bác sỹ. Điều này có thể lý giải theo cách tiếp cận nhận thức trong việc hình thành lo âu, ám ảnh sợ như sau: Ám ảnh của thân chủ có thể được củng cố từ sự nhận thức sai lầm người chăm sóc, cụ thể ở đây là thơng qua các lý giải về virut HIV qua câu chuyện hổi nhỏ mà mẹ kể cho thân chủ. Như vậy, hành vi của mẹ hay nói cách khác là câu chuyện của mẹ chính là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển ám ảnh ở thân chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên (Trang 43 - 44)