Thông tin chung về thân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên (Trang 35 - 36)

8. Dự kiến cấu trúc của luận văn

2.1. Thông tin chung về thân chủ

2.1.1. Thơng tin về hành chính

Họ và tên: VNA - Nữ

(gọi tắt là thân chủ)

Ngày tháng năm sinh: 2000

Dân tộc: Kinh Học vấn: 12 12

Địa chỉ: Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

Nghề nghiệp: Mới tốt nghiệp THPT. (Chuẩn bị đi du học).

Thân chủ được bác sĩ viện sức khỏe tâm thần BM giới thiệu tới người hỗ trợ tâm lý

2.1.2. Những lý do thăm khám

- Một số biểu hiện lâm sàng ở thân chủ:

- Thân chủ luôn cảm thấy mệt mỏi, kêu mệt mỏi

- Không tập trung chú ý học bài và công việc được giao, - Mất hứng thú với những cơng việc u thích trước đây,

- Thường hay cáu gắt khi không hài lịng về điều gì đó, dễ xúc động (khóc) khi có chuyện khơng vui.

- Khơng thích giao lưu nói chuyện với mọi người xung quanh (trước đây không như vậy).

- Ám ảnh sợ máu và kim tiêm. Thân chủ nói do xem phim nhiều và đã từng nhìn thấy cảnh người tiêm trích nên có nỗi sợ với kim tiêm và máu do lo sợ lây nhiễm HIV.

2.1.3. Hoàn cản gặp gỡ.

- Thân chủ đến gặp người trợ giúp tâm lý (tác giả luận văn) thông quan lời giới thiệu của một bác sĩ tâm thần.

- Thân chủ tới gặp người trợ giúp tại phòng tham vấn tâm lý tại cơ sở thực tập của người trợ giúp, thân chủ đi cùng với mẹ của mình.

- Khi tới gặp người trợ giúp, thân chủ rất chủ động, khơng có cảm giác bị cha mẹ ép đi, nên khi tiếp xúc với người trợ giúp tâm lý khá thoải mái.

Người trợ giúp tâm lý hỗ trợ cho thân chủ tại một không gian trợ giúp an toàn, thoải mái, đảm bảo sự riêng tư và bí mật khiến thân chủ có thể chia sẻ vấn đề của bản thân một cách dễ dàng.

2.1.4. Ấn tượng chung về thân chủ

- Thân chủ khá cởi mở khi chia sẻ vấn đề của bản thân với nhà tâm lý, cho thấy thân chủ là người dễ tiếp cận.

- Thân chủ nói chuyện mạch lạc, có động cơ sẵn sàng thay đổi và có mong muốn thốt ra tình trạng hiện tại của bản thân.

- Thân chủ có nhận thức rõ ràng về vấn đề của mình. Điều này giúp thân chủ dễ dàng hơn khi nắm bắt các nội dung của các buổi trị liệu và yêu cầu của người trợ giúp.

- Nhà tâm lý nhận thấy thân chủ có khí sắc trầm buồn và dễ xúc động khi chia sẻ vấn đề của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cho một trường hợp trầm cảm vị thành niên (Trang 35 - 36)