Quan điểm của luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 32 - 34)

CHƢƠNG 1 : LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.2. Lý luận về câu tồn tại

1.2.3. Quan điểm của luận văn

Qua quá trình tìm đọc và tổng hợp các tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy rằng ở cả Trung Quốc và Việt Nam đến tận bây giờ, vẫn có nhiều quan điểm chưa thống nhất liên quan đến các khía cạnh của câu tồn tại. Chẳng hạn như quan điểm khác nhau về thành phần chủ ngữ của câu tồn tại, quan điểm khác nhau về hiện tượng tỉnh lược một thành phần của câu tồn tại... như chúng tôi đã đề cập đến trong luận văn.

Để phù hợp với một đề tài khảo sát phương pháp dịch, trong luận văn của mình, chúng tôi sẽ không tập trung vào những vấn đề tranh luận mang tính lý thuyết như vậy, mà chúng tôi sẽ chia ra thành các mô hình, các nhóm câu cụ

thể để thuận tiện so sánh, đối chiếu, từ đó rút ra được một số phương pháp, quy tắc dịch thuật cơ bản nhất của câu tồn tại từ tiếng Trung sang tiếng Việt (và ngược lại). Cơ sở dữ liệu tất nhiên vẫn thuộc phạm vi của tác phẩm TQDN - là đối tượng khảo sát. Nhưng khi cần, để làm phong phú thêm cho các phân tích (và đặc biệt là để so sánh bản dịch), chúng tôi cũng sẽ trích dẫn thêm một số ngữ liệu trực tiếp khác (trên google.com hoặc baidu.com).

Việc giới hạn và phân chia cụ thể thành các mô hình câu tồn tại như vậy sẽ giúp chúng tôi có thể xem xét sâu hơn, kỹ hơn những khía cạnh cụ thể, khá quan trọng nhưng lại có khả năng bị bỏ qua, chẳng hạn như từ ngữ chỉ danh từ cũng được xếp vào là một bộ phận cấu thành của câu tồn tại như chúng tôi đã đề cập ở trên.

Ở đây nhấn mạnh rằng, những nhóm câu mà luận văn lựa chọn xem xét vừa bao gồm những câu tồn tại điển hình, vừa bao gồm những kiểu câu tồn tại không điển hình (không hoàn chỉnh). Chúng tôi hy vọng từ đây có thể nhìn vấn đề rộng hơn, phong phú hơn sang cả các hiện tượng ngôn ngữ khác trong hai ngôn ngữ. Ví dụ như trường hợp tỉnh lược động từ 有(Có), động từ 是(Là) có được coi là hợp lý hay không? v.v. Đứng dưới góc độ cú pháp học, có quan điểm cho là hợp lý, cũng có quan điểm là không, hoặc đứng từ góc độ của luận văn, chúng tôi tạm thống nhất hiện tượng tỉnh lược này là hợp lý (bởi vì nó không gây nhiều ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu khi chuyển dịch - phù hợp với đề tài và hướng nghiên cứu của chúng tôi,...)

Từ những giới thiệu và phân tích ở trên, có thể đưa ra một nhận xét chung rằng, về cơ bản, các kiểu câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt là hoàn toàn giống nhau. Sự giống nhau này thể hiện rõ không chỉ với kiểu câu tồn tại

có mô hình đầy đủ, hoàn chỉnh, mà còn thấy rõ ngay cả khi một trong ba bộ phận cấu thành câu tồn tại bị lược bớt đi (mô hình không hoàn chỉnh). Như vậy, có thể đưa ra mô hình chung về câu tồn tại trong cả tiếng Trung và tiếng Việt như sau:

Từ ngữ chỉ không gian, thời gian (đoạn A) + (Cụm) Động từ (đoạn B) + (Cụm) danh từ (đoạn C)

Đứng dưới góc độ cấu trúc ngữ pháp, có thể tạm cho rằng các đoạn A, B và C này sẽ tương ứng với các thành phần chủ ngữ (do từ chỉ thời gian/ không gian tạo thành) - vị ngữ (do động từ/ cụm động từ tạo thành) và bổ ngữ (do danh từ/ cụm danh từ tạo thành).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 32 - 34)