Một số lý thuyết về biên, phiên dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 34 - 39)

CHƢƠNG 1 : LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.3. Một số lý thuyết về biên, phiên dịch

1.3.1. Định nghĩa

Cho đến nay vẫn chưa có một câu trả lời thống nhất hoàn toàn cho khái niệm “Phiên dịch là gì?” bởi mỗi một người nghiên cứu sẽ căn cứ theo góc độ khác nhau để đưa ra định nghĩa phù hợp. Chẳng hạn như ―Phiên dịch là công việc tiến hành thao tác, xử lý đối với ngôn ngữ, tức là quá trình sử dụng một ngôn ngữ này để thay thế cho một ngôn ngữ khác‖(JC Catford,1994); hoặc

―Phiên dịch là tìm những từ, ngữ trong văn bản đích tương đương tối đa với văn bản nguồn, trước hết là phải tương đương về mặt ngữ nghĩa, tiếp đó mới là tương đương về mặt phong cách...‖(Eugene A.Nida,1969). 9

Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù có nhiều định nghĩa phiên dịch xét từ các góc độ chuyên môn khác nhau, nhưng trong cách hiểu chung nhất đã được người học ngoại ngữ trên toàn thế giới công nhận thì “phiên dịch” là công

9

việc chuyển tải nội dung thông tin, ngữ nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác dưới dạng nói (Dịch nói), còn “biên dịch” là việc chuyển tải dưới dạng ngôn ngữ viết (dịch viết). Ngôn ngữ cần dịch được gọi là ngôn ngữ nguồn, ngôn ngữ cần được dịch đến là ngôn ngữ đích và người dịch được gọi chung là phiên dịch viên. 10

Trong luận văn này, chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ “phiên dịch” để chỉ chung cho việc chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt (và ngược lại), tức là không phân biệt với thuật ngữ “biên dịch”.

1.3.2. Phân loại 11

a) Dịch nói và dịch viết

Đi từ góc độ phương thức biểu đạt, có thể chia phiên dịch thành hai loại “dịch nói” và “dịch viết”.

Đặc điểm lớn nhất của dịch nói là “nhìn thấy hiệu quả ngay lập tức”, có tính tuỳ tiện. Dịch nói yêu cầu người dịch phải có phản xạ nhanh, hầu hết trong các trường hợp dịch nói đều không thể sử dụng các công cụ hỗ trợ dịch thuật như từ điển, máy tính,…

Liên hệ với đề tài luận văn, mục đích và đối tượng nghiên cứu, có thể quy phương pháp dịch câu tồn tại trong tác phẩm TQDN vào loại thứ hai - Dịch viết (biên dịch). Dịch viết là quá trình “tái sáng tạo nguyên tác”, thường áp dụng với các văn bản ngôn ngữ sách vở, nó có yêu cầu rất cao với người dịch.

b) Dịch thoát và dịch sát

Đi từ góc độ phương pháp dịch, có thể chia phiên dịch thành hai loại lớn

10

Liang Yuan, Wen Ri Hao (2009), Kỹ năng dịch Hán - Việt thực dụng, Nxb.Dân tộc, tr.1.

11

Tổng hợp và tham khảo từ Zhao Yu Lan, Giáo trình phiên dịch Việt – Hán, Nxb.Đại học Bắc

là “Dịch thoát” và “Dịch sát”.

Dịch sát là phương pháp phiên dịch khoa học và điển hình nhất trong các phương pháp dịch thuật. Yêu cầu cơ bản nhất của phương pháp dịch sát đó là cấu trúc của câu nguyên tác và cấu trúc của câu được chuyển dịch phải đồng nhất. Ví dụ danh từ phải đối xứng với danh từ, động từ phải đối xứng với động từ, v.v. Ví dụ câu sau:

26) 草堆前面// 是// 一所庄院。(Câu tồn tại có mô hình hoàn chỉnh với chữ 是 (là )).

=> Dịch giả sử dụng phương pháp dịch sát, bảo đảm thống nhất với câu nguyên tác cả về mô hình câu (câu tồn tại) lẫn các bộ phận cấu tạo nên câu tồn tại (từ chỉ địa điểm, thời gian + động từ “là” + cụm danh từ): Trước mặt đống cỏ// là// một cái trại.(Hồi 3).

Nếu ví dụ trên, chúng ta không sử dụng phương pháp dịch sát mà thay đổi trật tự của các bộ phận cấu tạo nên câu tồn tại, sử dụng mô hình câu đơn chủ - vị phổ biến trong tiếng Việt: Một cái trại// ở// trước mặt đống cỏ thì phương pháp này được gọi là phương pháp dịch thoát.

Dịch thoát là phương pháp dịch thuật thường được sử dụng hơn cả trong lĩnh vực dịch thuật. Vì mỗi một ngôn ngữ đều có những đặc trưng cú pháp, từ vựng riêng biệt nên việc chuyển dịch bảo đảm được cả mặt cấu trúc lẫn nội dung từ nguyên tác là việc không hề dễ dàng. Vì vậy thông thường trong dịch viết, nhất là dịch văn học, các dịch giả chủ yếu áp dụng cách dịch thoát.

Qua quá trình khảo sát, thống kê và phân tích câu tồn tại trong tác phẩm TQDN, chúng tôi cũng nhận thấy rằng đây là hai phương pháp dịch được vận dụng nhiều nhất và linh hoạt nhất, đặc biệt là “dịch thoát”.

1.3.3. Tiêu chuẩn phiên dịch Tín-Đạt-Nhã

Các tiêu chuẩn phiên dịch là quy chuẩn để đánh giá chất lượng dịch thuật, cũng là các mục tiêu mà người làm công tác dịch thuật cần không ngừng cố gắng, trau dồi bản thân hàng ngày để nâng cao trình độ dịch thuật của bản thân. Có nhiều quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn phiên dịch tuỳ theo góc độ nghiên cứu, chẳng hạn như Barkhudarov (1985) đưa ra hai tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng phiên dịch đó là “Thông thuận” và “Chính xác”. Theo đó,“chính xác”tức là phải trung thành với nguyên tác, phải thống nhất với nội dung tư tưởng, phong cách văn bản của nguyên tác. Còn “thông thuận”, tức là trên cơ sở “chính xác”, phải bảo đảm được bản dịch “dễ hiểu dễ đọc”.12

Từ góc độ nghiên cứu của đề tài, luận văn chủ trương áp dụng tiêu chuẩn phiên dịch Tín, Đạt, Nhã của Yan Fu. Cụ thể:

Quan niệm “Tín, Đạt, Nhã” xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ XIX tại Trung Quốc, do Yan Fu khởi xướng. Yan Fu đã đề xuất ba tiêu chuẩn cần phải tuân thủ trong khi dịch thuật, đó là: Tín, Đạt, Nhã. Ngay sau khi xuất hiện trước công chúng cùng với tác phẩm Thiên diễn luận, “Tín, Đạt, Nhã” - trên cơ sở xác lập những tiêu chuẩn cần thiết cho một bản dịch, đã trở thành một lý thuyết nền tảng cho ngành dịch thuật Trung Quốc trong nhiều năm qua.13 Đồng thời do quá trình giao lưu văn hoá sâu rộng giữa hai nước, lý thuyết về tiêu chuẩn phiên dịch Tín-Đạt-Nhã của Yan Fu cũng được đông đảo người học và người nghiên cứu ở Việt Nam tiếp nhận. Chúng tôi cũng đồng ý với

12

Zhao Yu Lan, sách đã dẫn, trang 17. 13

Zhang Shan (张珊) Bàn về tiêu chuẩn phiên dịch ―Tín-Đạt-Nhã‖ của Yan Fu

các tiêu chuẩn này của Yan Fu và sẽ sử dụng như cơ sở để phân tích tiêu chuẩn của cách dịch câu tồn tại trong TQDN dưới đây.

Hiểu một cách đơn giản nhất thì ba tiêu chuẩn này nghĩa là:

Tín(): đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Tín có nghĩa là đúng, ý nghĩa và ngôn ngữ văn bản đích phải chính xác so với ý nghĩa và ngôn ngữ của nguyên tác. Chính xác ở đây là “phải dùng từng chữ, đủ từng ý và hệt với giọng của hạng người nào về thời đại nào” 14.

Đạt(): văn bản đích phải mạch lạc và dễ hiểu. Yan Fu cho rằng mục đích của “Đạt” là để “Tín”, do vậy nếu một bản dịch mà người đọc không thể hiểu được thì là một bản dịch thất bại.

Nhã(): Đây là tiêu chuẩn khó đạt tới nhất của một bản dịch, “nhã” ở đây phải hiểu là “thích hợp, phù hợp”, tức là không chỉ phải bảo đảm được sự chính xác về mặt nội dung (tín), phải diễn đạt đầy đủ, mạch lạc văn bản gốc (đạt), mà còn phải làm cho người đọc thấy hay, thấy đẹp trong từng câu từng chữ, giống như đang đọc chính tiếng mẹ đẻ.

Chẳng hạn như ví dụ dưới đây:

27) 今日// 走了此人,早晚// 必生祸乱。

=> Nếu để người này chạy thoát được, nay mai tất sinh loạn.(Hồi 55)

Nếu chỉ chú trọng vào tiêu chuẩn “Tín” và “Đạt” thì chỉ cần dịch theo đúng cấu trúc của câu tồn tại của nguyên tác đó là: Hôm nay// chạy thoát// người này, sớm muộn// tất sẽ// sinh loạn. Tuy nhiên một câu dịch như vậy chỉ bảo đảm về mặt nội dung mà không thể đạt tới tiêu chuẩn “Nhã”, nếu dịch sát như vậy sẽ khiến câu rất gượng ép, vì vậy dịch giả đã không sử dụng mô hình

14

Võ Thị Ngọc Hoa (2009), Vài nhận xét về phiên âm và dịch thơ của một số tác phẩm chữ Hán

câu tồn tại của tiếng Việt để dịch mà sử dụng mô hình câu ghép chính phụ với cặp từ quan hệ ―Nếu... thì‖ để phù hợp hơn với tư duy của người Việt Nam.

Dù rằng, cho đến nay vẫn còn không ít những ý kiến không đồng tình với các tiêu chuẩn phiên dịch của Yan Fu, nhưng quan điểm của người viết luận là đối với giới nghiên cứu, phê bình dịch thuật, các tiêu chuẩn “Tín, Đạt, Nhã” có giá trị quan trọng và đặc biệt trong việc đánh giá hiệu quả của một bản dịch. Nó phù hợp với hướng nghiên cứu và đề tài của luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 34 - 39)