Mô hình câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 28 - 32)

CHƢƠNG 1 : LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.2. Lý luận về câu tồn tại

1.2.2. Mô hình câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt

a) Mô hình câu tồn tại trong tiếng Trung

Mô hình hoàn chỉnh

Là mô hình mà cả ba thành phần cấu tạo nên một câu tồn tại hoàn chỉnh đều xuất hiện, đó là “Từ chỉ địa điểm, thời gian (đoạn A) + Cụm động từ (đoạn B) + Cụm danh từ (đoạn C)”. Đây là mô hình câu tồn tại phổ biến và điển hình nhất trong tiếng Trung.

Dựa vào thành phần cấu tạo nên đoạn A (từ chỉ địa điểm, thời gian) mà mô hình câu tồn tại đầy đủ có thể được chia thành hai loại:

i. Khi đoạn A là từ chỉ phương hướng, danh từ hoặc đại từ chỉ thị...:

09) 门口,有一对石狮子。

=> Trước cửa, có một đôi sư tử đá.

10) 在那遥远的地方,隐隐露出一带渔村。

=> Ở phía đằng xa kia, thấp thoáng một ngôi làng chài.

Hai ví dụ trên là hai mẫu câu tồn tại điển hình trong tiếng Trung, bao gồm đầy đủ ba bộ phận hợp thành đó, trong đó đoạn A có thể do từ chỉ phương hướng tạo thành (门口) như trong ví dụ 9, hoặc cũng có thể do một cụm danh từ (danh từ) tạo thành như (在那遥远的地方) ở ví dụ 10.

ii. Khi đoạn A là Cụm giới từ gồm “Giới từ “Ở/ tại/ từ + phương vị từ + danh từ tạo thành (giới từ “Ở/ tại/ từ đôi khi có thể có hoặc không), ví dụ:

=> Ở nhà tôi, vẫn đang lưu giữ cuốn sách quý của cô giáo tặng. 12) 从左门走进了爷爷和奶奶。(Ngữ liệu trực tiếp)

=> Ông bà nội bước vào từ bên trái cửa.

Mô hình không hoàn chỉnh

Mô hình không hoàn chỉnh là chỉ trường hợp một trong ba bộ phận hợp thành của một câu tồn tại hoàn chỉnh (các đoạn A, đoạn B, đoạn C) bị tỉnh lược, hoặc một trong những tiêu chí nhận diện quan trọng nhất của đoạn A là các từ ngữ chỉ địa điểm, không gian (các cụm giới từ) bị lược bớt, chỉ còn các từ chỉ thời gian. Theo kết quả nghiên cứu, chúng tôi thống nhất sử dụng quan điểm của Song Yu Zhu trong việc phân tích tính giới hạn của các trường hợp tỉnh lược một bộ phận của câu tồn tại, cho rằng các trường hợp tỉnh lược là một dạng mô hình đặc biệt của câu tồn tại. Theo đó, có thể tạm thời chia câu tồn tại không hoàn chỉnh theo các mô hình sau: 7

i. Thiếu từ ngữ chỉ địa điểm, mô hình chỉ còn đoạn B + đoạn C, trong đó đoạn B thường là một động từ (cụm động từ), đoạn C thường là một danh từ (cụm danh từ) làm bổ ngữ. Xem các ví dụ sau:

13) 这时候,门一打开,走出来一位既漂亮又可爱的姑娘。(Ngữ liệu

trực tiếp)

=> Vào lúc này, cửa vừa mở, một cô gái vừa xinh vừa đáng yêu bước ra. 14) 又过一会儿,隐隐响起雷声。(Ngữ liệu trực tiếp)

=> Qua một lúc, bỗng có tiếng sấm nổi lên.

15) 在很久很久以前,有一个美丽的传说。(Ngữ liệu trực tiếp)

7

Song Yu Zhu (1991), Cấu trúc câu đặc biệt trong Hán ngữ Hiện đại, Nxb. Giáo dục Sơn Tây,

=> Ngày xửa ngày xưa, có một truyền thuyết rất đẹp.

Trong ba ví dụ trên có thể thấy rằng, các yếu tố chỉ không gian, địa điểm, nơi chốn, thường được coi là yếu tố nhận diện của một câu tồn tại đã bị lược bớt, câu tồn tại lúc này chỉ còn gồm hai thành phần chủ yếu là “đoạn B + đoạn C”. Thông thường các từ chỉ không gian, địa điểm đã bị tỉnh lược đi này đã xuất hiện trong các ngữ cảnh trên hoặc dưới của đoạn văn, vì vậy chúng có thể được bỏ đi.

ii. Thiếu cụm động từ, mô hình câu là “ Đoạn A + Đoạn C”, ví dụ:

16) 忽然一阵狂风,吹灭灯光。

=> Bỗng dưng một trận cuồng phong thổi tắt mất đèn.

17) 眼前一片光明。

=> Trước mắt là tương lai rộng mở.

iii. Câu tồn tại chỉ còn đoạn C, đoạn A và đoạn B đã bị tỉnh lược, tức là câu tồn tại lúc này chỉ còn do danh từ (cụm danh từ) cấu tạo thành. Có thể nói đoạn C là bộ phận quan trọng nhất của câu tồn tại, thông thường không thể bị lược bỏ, bởi vì nó là chủ thể của sự tồn tại/ biến mất. Ví dụ:

18) 大大的玻璃窗,厚厚的地毯,外面是层层的绿叶。

=> Một khung cửa sổ to, một tấm thảm dày, bên ngoài là tầng tầng lớp lớp các lá cây xanh.

Do trong tiếng Việt cũng có mô hình câu tồn tại này với đặc điểm tương tự. Đồng thời việc chuyển dịch cụm danh từ của câu tồn tại cũng giống với việc dịch các danh từ nói chung trong hai ngôn ngữ không có nhiều khác biệt cần phải đi sâu tìm hiểu. Vì vậy ở các chương sau chúng tôi sẽ không tập trung khảo sát phương pháp dịch của mô hình câu tồn tại chỉ có đoạn C này

nữa mà sẽ chủ yếu tập trung vào hai trường hợp trước đó.

Có thể khái quát lại từ những giới thiệu ở trên như sau, tuỳ theo ngữ cảnh của lời nói mà một bộ phận của câu tồn tại (đoạn A, đoạn B) có thể bị tỉnh lược, tuy nhiên đoạn C, tức là danh từ (cụm danh từ) thông thường bắt buộc phải có. Đặc điểm này rất giống với các mô hình câu tồn tại hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh của tiếng Việt mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây. Cũng là cơ sở thuận lợi để chúng tôi so sánh, đối chiếu phương pháp dịch câu tồn tại ở các chương 2 và chương 3 của luận văn.

b) Mô hình câu tồn tại trong tiếng Việt

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, cơ bản các mô hình câu tồn tại trong tiếng Việt thì đều khá giống với các mô hình trong tiếng Trung (bao gồm cả trường hợp đầy đủ các bộ phận hoặc các trường hợp bị tỉnh lược). Nếu có khác thì chỉ khác về thuật ngữ sử dụng. Cụ thể, ngoài mô hình câu tồn tại hoàn chỉnh có kết cấu tương tự (Đoạn A + Đoạn B + Đoạn C) như trong tiếng Trung mà ở bên trên chúng tôi đã đưa ví dụ, thông qua các câu dịch tiếng Việt, chúng ta có thể thấy được phần nào thấy được các nhà ngữ pháp học Việt Nam cũng chia câu tồn tại trong tiếng Việt thành ba mô hình phổ biến, căn cứ theo mối quan hệ tồn tại của các đoạn A, B và C như sau: 8

Câu tồn tại hiển hiện: là sự có mặt của vật, hiện tượng đang bày ra trước mắt. Trường hợp này rất giống với mô hình tỉnh lược đoạn A + đoạn B, chỉ có đoạn C (danh từ/ cụm danh từ) trong tiếng Trung. Ví dụ:

19) Chuột!

20) Bao nhiêu gián đấy! Kinh quá!

8

Câu tồn tại khái quát: là sự có mặt của vật, hiện tượng nói chung, không tính đến sự hiển hiện và cũng không được xác định vị trí. Trường hợp này rất giống với mô hình tỉnh lược từ chỉ không gian, địa điểm (đoạn A), chỉ gồm đoạn B (động từ/ cụm động từ) + đoạn C (danh từ/ cụm danh từ) trong tiếng Trung. Ví dụ:

21) Có chuột!

22) Lượn qua lượn lại cả một đàn chim đấy!

Câu tồn tại định vị: là sự có mặt của sự vật, hiện tượng tại một không gian, thời gian nào đó được diễn đạt bằng từ ngữ trong câu. Trường hợp này rất giống với mô hình câu tồn tại hoàn chỉnh, gồm đầy đủ ba bộ phận cấu thành (đoạn A, đoạn B, đoạn C) trong tiếng Trung:

23) Trong tủ có con chuột.

24) Trên bầu trời cao, có một đàn chim đang bay lượn. 25) Trong tủ bay ra bao nhiêu là gián với muỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)