Câu tồn tại thiếu đoạn B

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 81 - 83)

CHƢƠNG 1 : LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2. Khảo sát cách chuyển dịch Câu tồn tại không hoàn chỉnh

3.2.2. Câu tồn tại thiếu đoạn B

Câu tồn tại kiểu này là câu tồn tại thiếu đoạn B (thiếu động từ làm vị tố), mô hình câu là “từ chỉ vị trí (/ thời gian) + bổ ngữ (từ hoặc cụm danh từ) hay “Đoạn A + Đoạn C”.

Cũng như các trường hợp khác, phần gia ngữ câu của câu tồn tại theo kiểu này có thể là các từ ngữ chỉ thời gian, như 正行间 (đang đi), cũng có thể là các phó từ như 忽然 (bỗng, bỗng nhiên), nhưng thường thấy nhất vẫn thường là một cụm phương vị từ như các ví dụ trong bảng sau:

STT Phƣơng pháp dịch Đoạn A (Vị trí) Đoạn C (Chủ thể tồn tại)

107) Câu tiếng Trung 车胄犹豫未定。城外 一片声叫开门。

Dịch thoát Xa Trụ ngần ngừ chưa quyết. Dưới thành// thì cứ giục mở cửa mãi. (Hồi 21)

108) Câu tiếng Trung 正行间, 忽然一阵狂风。

Dịch thoát Bỗng// một cơn gió lốc kéo đến trước mặt. (Hồi 41)

109) Câu tiếng Trung 忽然 一阵阴风。

Dịch thoát Bỗng dưng// một cơn gió lạnh nổi lên.(Hồi 106) 110) Câu tiếng Trung 右边// 韩当、周泰,左边// 陈武、潘璋。

Dịch thoát Bên hữu// có// Hàn Dương, Chu Thái; bên tả// có// Trần Võ, Phan Chương. (Hồi 61)

Câu tiếng Trung 背后, 李典、乐进// 杀出。

đánh.(Hồi 53)

112) Câu tiếng Trung 西头// 一个汉,东头// 一个汉。

Dịch sát Mé tây// một nhà Hán, mé đông// một nhà Hán.

Bảng 3.5. Cách chuyển dịch Trung - Việt câu tồn tại theo mô hình không hoàn chỉnh (thiếu đoạn B)

Còn phần bổ ngữ của câu tồn tại theo mô hình này tỉnh lược “vị tố” này cũng thường sẽ do một cụm từ chính phụ (cụm danh từ) đảm nhiệm, có cấu trúc khá phức tạp như一片声叫开门 (một tiếng kêu gọi cửa), 一阵阴风 (một

cơn gió lạnh),...

Đặc biệt, từ các ví dụ trên có thể thấy rằng, những câu tồn tại theo mô hình này (không có vị tố) khi chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt, đều phải dùng phương pháp dịch thoát. Thậm chí nếu phân tích kỹ hơn còn phát hiện ra rằng, câu dịch phải thêm rất nhiều thành tố mới, thay đổi kết cấu của cả câu nguyên bản thì mới có thể dịch được thành một câu tiếng Việt bảo đảm cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa. Nhiều khi phải khôi phục “động từ” đã bị lược bỏ, ví dụ câu 109, nguyên bản không có động từ “nổi lên”, nhưng bản dịch bắt buộc phải sử dụng thì người đọc mới hiểu được. Hoặc có những câu người dịch phải thay đổi hoàn toàn cả về từ ngữ lẫn cấu trúc, chỉ giữ lại được nghĩa tổng thể của nguyên bản thì mới phù hợp với cách nói của người Việt Nam, ví dụ câu 107, nếu dịch一片声叫开门 thành một tiếng gọi mở cửa thì người đọc sẽ không thể hình dung được ngữ cảnh của đoạn văn lúc đó, vì vậy cách dịch thoát hoàn toàn cứ giục mở cửa mãi,người dịch đã thêm động từ “giục” để tăng thêm tính nhấn mạnh cho lời nói, tạo ra sự liên kết rất logic với câu đằng trước.

được một kết luận rằng, nếu đoạn C là một danh từ chỉ người, mang tính chất thông báo sự tồn tại, đoạn A lại là một cụm phương vị từ (danh từ + từ chỉ phương hướng), thì những câu kiểu này chính là các câu tồn tại chữ 有(Có) hoặc chữ 是(Là). Có thể thấy điều này qua việc trong các bản dịch, người dịch do nắm được mô hình câu này nên đã thêm vị tố有(Có)vào để biểu thị mối quan hệ tồn tại giữa các thành phần cấu tạo của câu tồn tại.

Tóm lại có thể kết luận rằng, đối với kiểu câu tỉnh lược thành phần vị tố, nếu như người Trung Quốc hoàn toàn có thể bỏ bớt vị tố thì khi chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt, đại đa số các trường hợp, dịch giả đều phải khôi phục lại thành phần vị tố đã bị lược bỏ này, hoặc phải thêm những từ ngữ bổ sung khác thì mới có thể dịch thành một câu có nghĩa. Có thể nói đây chính là điểm khác nhau lớn nhất giữa câu tồn tại không hoàn chỉnh trong tiếng Trung và tiếng Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)