Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại chữ 有 (Có)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 70 - 73)

CHƢƠNG 1 : LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại có mô hình hoàn chỉnh

3.1.1. Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại chữ 有 (Có)

Câu tồn tại chữ 有(Có) chiếm số lượng rất lớn theo kết quả khảo sát của chúng tôi. Trong1493 câu thuộc phạm vi khảo sát, câu tồn tại chữ 有(Có) đã xuất hiện 1063 lần, chiếm 71,2%. Trước hết xem bảng ví dụ sau:

STT Phƣơng pháp dịch

Đoạn A + Có + (Đoạn B)

Đoạn C Vị trí Quan hệ tồn tại Chủ thể tồn tại

73) Câu tiếng Trung

洞中 有 山,环抱其洞。

Dịch sát Trong động// có// núi diễu quanh. (Hồi 90) 74) Câu tiếng

Trung

左右 亦有 二十四人,皂衣跣

足,披发仗剑,拥 车而来。

Dịch sát Tả hữu// hai mươi bốn người// đi hộ vệ, y như đám trước. 75) Câu tiếng

Trung

两岸 有 桃树。

Dịch thoát Hai bên bờ toàn cây đào.(Hồi 90) 76) Câu tiếng

Trung

前面山谷中, 隐隐有 杀气起。

Dịch sát Trong hang núi, về mé trước mặt kia,// thấp thoáng // sát khí bốc lên. 77) Câu tiếng Trung 但见四面八方 , 皆有门有户。 Dịch sát + thoát

Trông xa bốn mặt tám phương// đều có// cửa vào ra. (Hồi 84 )

78) Câu tiếng Trung

眼目中 微有 光芒,手指魏延大

骂。

mắng.(Hồi 90) 79) Câu tiếng

Trung

岸上 有 不得下船者,争扯

船缆。

Dịch thoát Trên bờ những người chưa được xuống, tranh nhau vịn vào dây neo.(Hồi 13)

80) Câu tiếng Trung

内 有 困乏者,将甲脱下

。 Dịch thoát Tên nào mệt mỏi lắm thì cởi áo giáp.(Hồi 90) 81) Câu tiếng

Trung

车上 还有 二位夫人。

Dịch thoát Còn hai vị phu nhân ngồi trên xe.(Hồi 27) 82) Câu tiếng

Trung

此间 有 一人,乃曹操敬慕

者,可以为使。 Dịch thoát Ở đây có một ngƣời Tào Tháo rất kính mến, có thể đảm

nhận vịêc ấy được.

Bảng 3.2. Cách chuyển dịch Trung - Việt câu tồn tại chữ (Có) Các ví dụ trong bảng 3.2. cho thấy rằng, việc chuyển dịch từ Trung sang Việt câu tồn tại chữ 有(Có) khi đầy đủ các bộ phận (vẫn thuộc mô hình câu tồn tại định vị) không có nhiều khác biệt so với việc chuyển dịch một mô hình câu tồn tại định vị thông thường. Bởi vì về bản chất, động từ有(Có) là bộ phận vị từ, có quan hệ tồn tại với bổ ngữ. Vì vậy khi dịch sang tiếng Việt, dịch giả cũng có thể lựa chọn linh hoạt các biện pháp dịch sát, dịch thoát.

Dù vậy, quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, do động từ有(Có)là một ngoại động từ có ý nghĩa rất cụ thể, vì vậy thành phần bổ ngữ đằng sau nó cũng thường mang ý nghĩa cụ thể. Nếu bổ ngữ chỉ do một danh từ (một từ) cụ thể đảm nhiệm, thì thường dịch giả sẽ dịch trực tiếp cấu trúc “有(có) + danh từ”, ví dụ như ―có núi, có sát khí, có cửa vào ra, có (là) cây đào, có một người‖. Còn khi bổ ngữ là một cụm danh từ, có cấu trúc nhiều bậc và khá phức tạp, như trong các ví dụ 79, 80 ở bảng 3.2, bổ ngữ do các cụm danh từ

tạo thành như不得下船者 (những người chưa được xuống), 困乏者(những

người mệt mỏi),... thì thường người dịch sẽ phải thay đổi, áp dụng nhiều hình thức dịch thuật như dịch đảo, dịch thêm, dịch gộp,... rồi mới chuyển dịch.

Đồng thời, như trong chương 2 chúng tôi đã chỉ ra, người Trung Quốc khi sử dụng câu tồn tại chữ 有(Có) thì thường có thói quen lược bỏ vị tố有(Có). Nhất là với ngôn ngữ văn bản viết và thuộc lĩnh vực phong cách văn học cổ đại như TQDN thì chúng tôi nhận thấy rằng, 有(Có) thường xuyên bị lược bớt trong nguyên bản. Trường hợp này nếu xét theo quy tắc kết cấu, thì sẽ coi loại câu tồn tại không có vị tố有(Có) thành câu tồn tại không hoàn chỉnh dưới đây, mà không còn là câu tồn tại định vị đủ ba thành phần A, B, C nữa.

Tuy nhiên quan điểm của người viết cho rằng không nên phân chia như vậy, bởi vì về bản chất việc lược bớt vị tố有(Có)này chỉ vì nó phù hợp với thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Trung Quốc cũng như phù hợp với thói quen của các nhà văn khi sáng tác. Nhưng dù không có nó thì dựa theo quan hệ tồn tại với bộ phận đoạn C (danh từ) đằng sau, chúng ta vẫn hiểu và xác định được nó vẫn là câu tồn tại chữ 有(Có). Vì vậy với trường hợp lược bớt chữ 有(Có) và chữ 是(Là) dưới đây, nếu thành phần đoạn A và đoạn C vẫn đầy đủ, chúng tôi vẫn xếp loại câu này là câu tồn tại định vị (hoàn chỉnh). Xem các ví dụ sau:

83) 班内// (有)// 一人拜伏于阶下。

=> Có một ngƣời ở dưới thềm bước ra.(Hồi 80) 84) 座上// (有)// 一人推案直出,立于筵前。

=> Bỗng có một ngƣời ngồi trong yến tiệc đẩy ghế đứng dậy.(Hồi 3 85) 庄内// (有)// 一老人出迎。

=>Trong nhà// (có)// một ông già ra đón. (Hồi 28) 86) 帐后// (有)// 一把火起,各寨兵皆动。

=>Bỗng nhiên sau trại// (có)// lửa cháy đùng đùng, quân các trại kéo ùa cả

ra. (Hồi 59)

87) 马腾急拨马回时,两下喊声又起:左边(有)许褚杀来,右边(有)夏侯渊

杀来,后面又是徐晃领兵杀至,截断西凉军马,将马腾父子三人困在垓心 => Mã Đằng vội vàng quay ngựa chạy về, thì hai bên tiếng reo ầm ầm nổi dậy, bên tả có Hứa Chử, bên hữu có Hạ Hầu Uyên, mé sau có Từ Hoảng đuổi đến, cắt đôi quân mã Tây Lương, vây chặt ba cha con Mã Đằng vào giữa. (Hồi 57)

Các câu dịch tiếng Việt cho thấy, dù động từ “Có” có xuất hiện hay không, thì bản chất khi mối quan hệ trong câu chỉ quan hệ tồn tại, sở hữu thì những câu tồn tại kiểu này vẫn nên được xếp vào là câu tồn tại chữ 有(Có) vì nó bảo đảm về mặt cấu trúc, hình thức của một câu tồn tại tiếng Trung. Đồng thời, từ việc đối chiếu với bản dịch, điều này có lẽ cũng đúng với cả câu tồn tại chữ 有(Có) trong tiếng Việt. Ví dụ như các câu ở trên, vị từ “Có” hoàn toàn có thể lược bớt mà ý nghĩa của câu không hề thay đổi (ngay cả khi câu gốc không dùng động từ “有”, thì khi dịch tác giả vẫn sử dụng động từ “Có”), vẫn bảo đảm được tiêu chuẩn “Tín - Đạt - Nhã” trong quá trình chuyển dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 70 - 73)