Câu tồn tại thiếu đoạn A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 77 - 81)

CHƢƠNG 1 : LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2. Khảo sát cách chuyển dịch Câu tồn tại không hoàn chỉnh

3.2.1. Câu tồn tại thiếu đoạn A

Như trong chương 2 đã tiến hành phân loại, câu tồn tại thiếu đoạn A trong trường hợp này là chỉ câu tồn tại thiếu đi thành phần chỉ vị trí, không gian (có chức năng như chủ ngữ giả của câu tồn tại), là một trong những thành phần quan trọng khi chuyển dịch. Câu tồn tại loại này thường chia làm hai trường hợp: Loại thứ nhất là do phía trên hoặc phía dưới của câu tồn tại đó đã nhắc đến (đã cung cấp ngữ cảnh để câu tồn tại đó nằm trong phạm vi của ngữ cảnh), người đọc dù không cần nhắc lại các từ ngữ chỉ địa điểm này cũng vẫn có thể hiểu được vị trí mà chủ thể tồn tại đang thực hiện hành động hoặc đang ở trạng thái, tính chất nào đó. Những câu tồn tại thuộc trường hợp này có thể lược bỏ từ chỉ vị trí. Khi chuyển dịch sang tiếng Việt thì cũng có thể lược bỏ như nguyên bản tiếng Trung. Ví dụ câu dưới đây:

96) 王甫谏曰:“- 小路// 有// 埋伏,可走大路。

公曰:“虽有// 埋伏,吾何惧哉!”

=> Vương Phủ can rằng: - Đƣờng này// tất có// quân mai phục, nên chạy ra

con đường lớn mà đi. (Hồi 77 )

Quan Công nói: - Dù (đường này) có // mai phục, ta có sợ gì ai?

Trong câu này, do ngữ cảnh trước đã nhắc đến vị trí (đường này) của chủ thể tồn tại, vì vậy ở câu dưới không cần nhắc lại nữa.

Hoặc trong câu dưới đây, đoạn A không có từ chỉ địa điểm, câu tồn tại chỉ có đoạn B (câu chữ 有(Có)) kết hợp trực tiếp với đoạn C, tuy nhiên có thể xác định được vị trí, địa điểm mà người viết đang nói tới dựa vào đoạn C đằng sau (cụm danh từ 一县名耒阳县 (huyện Lỗi Dương)):

97) 此去东北一百三十里,//有一县名耒阳县,缺一县宰,屈公任之, 如后有缺,却当重用。

=> Về phía đông bắc cách đây một trăm ba mươi dặm, // có huyện Lỗi Dương khuyết một chức tri huyện, ông hãy làm tạm vậy, sau này cần đến sẽ xin trọng dụng. (Hồi 57)

Trường hợp thứ 2 là khi nội dung của câu tồn tại nói về một hiện tượng tự nhiên (như gió thổi, chuông kêu...), hoặc muốn trần thuật, kể lại một sự việc nào đó mà không cần phải chỉ rõ thời gian/ không gian mà chủ thể tồn tại thực hiện hành động hoặc xảy ra hành động đó, ví dụ câu 101 trong bảng 3.4 dưới đây, nội dung của câu chỉ là muốn trần thuật lại việc “có tri huyện Vị Nam”, vì vậy không cần từ chỉ vị trí ở đằng trước vị tố 有(Có) nữa. Khi dịch sang tiếng Việt cũng có thể áp dụng quy tắc này để xử lý văn bản, xem các ví dụ trong bảng sau: STT Phƣơng pháp dịch Đoạn B (Quan hệ tồn tại) Đoạn C (Chủ thể tồn tại)

98) Câu tiếng Trung 有 天子手诏,命燕王归国

Dịch sát => Có// chiếu của thiên tử sai Yên vương về nước, hạn ngay hôm nay phải đi.

99) Câu tiếng Trung 有 两路兵来。

Dịch sát Có// hai mặt quân kéo đến

100) Câu tiếng Trung 有 一小童出。

101) Câu tiếng Trung 时有 渭南县令丁斐。

Dịch sát Bấy giờ có// tri huyện Vị Nam là Đinh Phỉ ở trên Nam Sơn.(Hồi 58)

102) Câu tiếng Trung 止有 一国可以破蜀。

103) Dịch thoát Chỉ còn một nước, có thể phá được quân Thục. (Hồi 90)

104) Câu tiếng Trung 此时, 只瞒着孙权。

Dịch thoát Muốn giấu, không cho Tôn Quyền biết.

105) Câu tiếng Trung 今日 走了此人,早晚必生祸

乱。

Dịch thoát Nếu để người này chạy thoát được, nay mai tất sinh loạn.

106) Câu tiếng Trung 正行间, 逢着一哨马军,亦被我

杀之,夺了此马:因此 得脱。

Dịch thoát Đi đường, // lại gặp/ một tên kỵ mã, tao giết nốt cướp lấy ngựa, bởi thế được thoát. (Hồi 88)

Bảng 3.4. Cách chuyển dịch Trung - Việt câu tồn tại theo mô hình không hoàn chỉnh (thiếu đoạn A)

Các câu như bảng trên có thể được phân tích gồm hai phần: đoạn B (là (cụm) động từ, làm vị tố), đoạn C chỉ thực thể, nói lên sự tình ở đằng sau (làm bổ ngữ). Do thiếu đi thành phần chỉ vị trí cụ thể, xác định mà phần vị tố ở những câu tồn tại kiểu này thực hiện cả chức năng thông báo sự tồn tại, có mặt của thực thể/ sự tình (được nói đến ở đoạn C), thông thường sẽ do các

động từ mang nghĩa này “có, là, gặp,...” đảm nhận. Và bổ ngữ chỉ thực thể/ sự tình đảm nhận gánh nặng thông báo mới của câu như ―một tiểu đồng; hai mặt quân; chiếu của thiên tử‖.

Cụ thể hơn, với kiểu câu như các ví dụ 98-100 (Có + bổ ngữ) mà Diệp Quang Ban (2005) gọi là “Câu tồn tại khái quát” thì đoạn C sau “Có” khi chỉ là một từ, nó sẽ thông báo sự có mặt của một loại thực thể trong ngữ cảnh (tương tự với các ví dụ: Có + mưa, Có + tiền, Có + nước,...). Như vậy, có thể thấy những kiểu câu thế này này ngoài việc dịch đầy đủ cấu trúc “Có + Bổ ngữ”, chúng ta hoàn toàn có thể dịch như trường hợp câu tồn tại hiển hiện (Mưa!, Tiền!, Nước!), ví dụ như câu 98.

Tuy nhiên, khi bổ ngữ là một cụm danh từ, có cấu tạo nhiều tầng, phức tạp, và vị tố cũng không chỉ là động từ 有(Có) hoặc 是(Là), như ở các ví dụ còn lại trong bảng 3.4, vị tố (đoạn B) có thể là động từ有(Có), cũng có thể là các ngoại động từ khác như 撞出 (đi ra), 瞒着 (giấu), 走了 (chạy thoát),

逢着 (gặp),... thì thông thường, người dịch bắt buộc phải sử dụng nhiều phương pháp dịch cùng lúc, có khi dịch sát, giữ nguyên cấu trúc của nguyên bản, có khi phải sử dụng mô hình câu Chủ ngữ-Vị ngữ-Bổ ngữ điển hình của tiếng Việt, đồng thời kèm theo đó phải bổ sung thêm một số thành tố (từ, ngữ, cấu trúc) mới, có khi phải bổ sung, giải thích thêm cho rõ nghĩa. Ví dụ với câu

105: 今日// 走了此人,早晚必生祸乱。

=> Dịch sát: Hôm nay, chạy thoát người này, sớm muộn tất sinh loạn.

=> Dịch thoát (bản dịch): Nếu để người này chạy thoát được, nay mai tất

sinh loạn.

chạy thoát người này” và “sớm muộn tất sinh loạn”, dịch giả đã áp dụng kiểu câu ghép chính phụ có dùng các quan hệ từ Nếu... (thì)..., làm cho ý nghĩa của câu trở nên logic và chặt chẽ, không “gượng ép” như khi dịch “sát” vì rõ ràng tuy không sai về mặt ý nghĩa nhưng nó không phù hợp với cách nói của người Việt Nam, tức là không đạt đến độ “Nhã” nếu dịch như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 77 - 81)