Một số mô hình câu tồn tại khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 54 - 61)

CHƢƠNG 1 : LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.3. Một số mô hình câu tồn tại khác

a) Câu tồn tại theo cấu trúc “Động từ + Trợ từ (zhe)

Trong TQDN, loại câu này không nhiều, chúng tôi thống kê được chỉ có 49 trên tổng số 1493 câu tồn tại có cấu trúc “Động từ + trợ từ 着 (zhe) (chiếm 3.3%).

Trợ từ động thái 着(zhe) là trợ từ thường gặp và được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày của người Trung Quốc. Nó tuy là hư từ không có ý nghĩa cụ thể nhưng lại có ý nghĩa ngữ pháp quan trọng, biểu thị hành động hoặc trạng thái đang tiếp diễn. Ví dụ:

50) 正行间,逢着一哨马军,亦被我杀之,夺了此马:因此得脱。

=> Đi đường lại gặp một tên kỵ mã, tao giết nốt cướp lấy ngựa, bởi thế được thoát. (Hồi 88)

=> Dưới cổ ngựa treo một cái đầu ngƣời.(Hồi 27)

52) 左右排列着张郃、高览、韩猛、淳于琼等诸将。

=> Đứng xếp hàng hai bên là Trương Cáp, Cao Lãm, Hàn Mãnh, Thuần Vu Quỳnh và các tướng lĩnh khác.(Hồi 30)

Đáng chú ý là do trợ từ zhe(着) có tác dụng nhấn mạnh sự tiếp diễn của hành động, trạng thái, vì vậy chúng tôi nhận thấy rằng, nếu bản thân động từ trong câu tồn tại đã mang ý nghĩa diễn tả hành động đang tiếp diễn thì zhe(着) có thể tỉnh lược. Ví dụ:

53) 一彪军杀到,为首大将持丈八点钢矛,马项下挂(着)一颗人头。

=> Một toán quân đánh thốc vào giữa trận; tướng đi đầu cầm một ngọn bát xà mâu, dưới cổ ngựa đeo một cái đầu lâu.(Hồi 92)

b) Câu tồn tại theo cấu trúc “Động từ + bổ ngữ xu hƣớng 出 (chu)”

Một đặc điểm có thể coi là đặc trưng độc đáo của tiếng Trung đó là trong cấu trúc của một cụm động từ, tuỳ thuộc vào động từ đứng đằng trước mà đằng sau nó có thể đi kèm nhiều loại bổ ngữ. Chẳng hạn như bổ ngữ kết quả nêu lên kết quả mà động tác đã sinh ra, nó thường do động từ hoặc tính từ đảm nhiệm, thường là: 见(thấy), 到(đến), 在(ở/ tại), 着(được), 开(mở), 错(sai), 对(đúng), 完(xong), 好(tốt),.... Hoặc các bổ ngữ xu hướng chỉ hướng di chuyển của động tác như 来(đến), 去 (đi), 出来(ra),...

Do có ý nghĩa như vậy nên bổ ngữ xu hướng cũng thường xuất hiện sau động từ của câu tồn tại để làm rõ hơn cho hành động. Ví dụ:

54) 正言间,又撞出一枝军来。赵云拔枪上马看时,面前马上绑着一人

,乃糜竺也。

My Chúc.(Hồi 41)

55) 忽然间,前面走出来一位老人。(Ngữ liệu trực tiếp) => Bỗng nhiên, phía đằng trước có một ông già bước ra.

56) 谁知道,大家在吃饭时,蹦出个小朋友来大喊大闹。(Ngữ liệu trực tiếp)

=> Ai biết được, khi cả nhà đang ăn cơm, một thằng bé nhảy vọt ra kêu khóc ầm ĩ. Tuy nhiên, sau khảo sát, trong TQDN, câu tồn tại theo mô hình này rất ít, trong số 1493 câu tồn tại chúng tôi thống kê được, chỉ có duy nhất một ví dụ sử dụng bổ ngữ kết quả 出 (chu) là ví dụ 54 ở trên. Chúng tôi đã thử tìm mở rộng ra toàn văn bản với các bổ ngữ xu hướng thường dùng trong tiếng Trung, nhưng kết quả tìm kiếm cũng khá ít. Vì vậy dạng câu này sẽ không thuộc phạm vi khảo sát phương pháp dịch của chúng tôi ở chương 3 do không có đủ cơ sở ngữ liệu để phân tích.

c) Câu tồn tại mở rộng

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi còn phát hiện ra rằng, bên cạnh các câu tồn tại theo mô hình thông thường (bao gồm cả trường hợp hoàn chỉnh và trường hợp bị tỉnh lược một trong ba bộ phận hợp thành) thì trong TQDN nói riêng và trong tiếng Trung nói chung còn tồn tại một dạng mô hình câu tồn tại không theo khuôn mẫu thông thường mà lại thường có thêm các từ ngữ khác đi kèm. Chúng tôi thấy đây là một hiện tượng rất thú vị và qua tìm hiểu đã có người nghiên cứu về vấn đề này. Ví dụ như Wang Zhi Jie, Yan Xiao Li gọi câu tồn tại kiểu này là Câu tồn tại mở rộng 24 . Chúng tôi cho rằng cách gọi như vậy là tương đối phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài. Thêm vào đó,

24

Wang Zhi Jie, Yan Xiao Li (2006), Sự tỉnh lược, mở rộng và biến đổi hình thái của câu tồn

trong TQDN, những ví dụ như câu 57, 58 dưới đây cũng không phải hiếm gặp, theo đó việc mở rộng câu tồn tại có thể do các thành phần trong nội bộ câu tồn tại (thường là các từ, ngữ chỉ thời gian hoặc không gian của đoạn A) được tăng thêm, mở rộng ra để phù hợp với ngôn ngữ văn học (miêu tả), nhưng cũng có thể là việc kết hợp thêm các từ, ngữ ở bên ngoài câu tồn tại, tạo thành một câu dài nhiều thành phần. Việc tăng thêm này làm ngữ nghĩa của câu tồn tại trở nên phong phú nhưng cũng phức tạp hơn nhiều, nhất là về cấu trúc của câu. Chúng tôi cho rằng những kiểu câu tồn tại mở rộng này là một “thử thách” với những người làm công tác dịch thuật.

Ví dụ có thể vừa dùng kết hợp các cụm từ chỉ không gian và thời gian như các ví dụ dưới đây, dịch giả hầu như phải sử dụng biện pháp dịch thoát bởi nếu áp dụng theo cách dịch sát đúng cấu trúc thì câu tiếng Việt sẽ không bảo đảm yêu cầu về tiêu chuẩn phiên dịch:

57) 且说关公正寻思间,忽报有故人相访。

=> Dịch sát (Ngữ đoạn A sau khi dịch có vai trò như một trạng ngữ chỉ thời gian, nhưng câu dịch sẽ trở thành câu thiếu chủ ngữ): Trong khi Quan Công đang ngồi nghĩ ngợi, bỗng nhiên báo có người quen đến thăm.

=> Bản dịch (từ câu tồn tại trong bản gốc tiếng Trung, áp dụng mô hình câu đơn chủ-vị thông thường trong tiếng Việt để dịch): Quan Công đương ngồi nghĩ ngợi, chợt thấy báo có người bạn cũ đến hỏi thăm. (Hồi 26)

58) 至林下// 追寻时,不见一人。

=> Dịch sát (theo đúng cấu trúc câu tồn tại): Đến dưới rừng, khi truy tìm, không thấy ai.

liên tiếp): Đuổi tìm toán quân mã lúc nãy, thì chẳng thấy một người nào nữa. (Hồi 40)

Một trường hợp khác, đằng trước đoạn A cũng có thể xuất hiện cụm động từ cũng có chức năng như một trạng ngữ. Những câu tồn tại kiểu này thông thường không thể dịch theo cách trật tự thông thường, hầu hết người dịch đều phải thay đổi cấu trúc của câu gốc, lựa chọn một cấu trúc (chủ-vị) thông thường trong tiếng Việt để dịch. Ví dụ:

59) 忽见// 草坡左侧// 转出个少年将军。

=> Dịch sát: Bỗng thấy, bên trái bờ cỏ, đi ra là một vị tướng trẻ trung.

=> Bản dịch: Bỗng đâu// bên cạnh bờ// có một tướng, người trẻ trung vác

ngọn giáo phi ngựa ra đâm Văn Sú. (Hồi 7)

60) 言未已,只听背后喊声震起,早望见一派火光烧着,随后两边芦苇

亦着。一霎时,四面八方,尽皆是火。

=> Dịch sát: Nói chưa dứt lời, chỉ nghe thấy tiếng hò reo sau lưng, nhìn lên thấy một đống lửa đang cháy, tiếp đó là hai bên lau sậy. Trong chớp mắt, bốn phƣơng tám hƣớng đều là lửa.

=>Bản dịch: Nói chưa dứt lời, sau lưng đã có tiếng reo hò ầm ĩ, lửa cháy đùng đùng; tiếp đó hai bên lau sậy cũng bốc cháy. Chỉ trong chớp mắt, ba bề bốn bên biến thành biển lửa. (Hồi 39).

61) 望见江南一带皆是连城。

=> Dịch sát: Trông sang một dải Giang Nam, đều là thành trì.

=> Bản dịch: Trông sang một dải Giang Nam thấy thành trì liên tiếp nhau.(Hồi 86)

mở rộng này là khá phức tạp. Do kiểu câu này không phải kiểu câu tồn tại điển hình, bản thân cấu trúc của nó phải bổ sung thêm nhiều thành phần khác ngoài các thành phần của câu tồn tại, thêm vào đó giới hạn của một luận văn thạc sĩ không cho phép, vì vậy ở chương 3 dưới đây, chúng tôi cũng sẽ không đi sâu phân tích phương pháp dịch của các câu tồn tại mở rộng này nữa. Chúng tôi nghĩ rằng việc nghiên cứu về câu tồn tại mở rộng, là một gợi mở mang tính tham khảo và ứng dụng thực tiễn cho những người nghiên cứu về câu tồn tại.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, để tạo cơ sở cho việc khảo sát, so sánh, đối chiếu phương pháp dịch Trung - Việt các câu tồn tại trong TQDN nói riêng và trong hai ngôn ngữ nói chung, chúng tôi đã cố gắng đưa ra những thống kê sơ bộ nhất về tình hình sử dụng các mô hình câu tồn tại trong tác phẩm TQDN, bao gồm câu tồn tại điển hình như câu chữ 有(Có) và câu chữ 是(Là).

Một điểm đáng chú ý là khối lượng phương vị từ được dùng trong TQDN khá lớn và phong phú, phức tạp (1443 lần xuất hiện). Việc nắm được cách dùng của hệ thống phương vị từ này bên cạnh nắm được cách dùng của các đoạn B và đoạn C của câu tồn tại sẽ giúp chúng tôi đưa ra được những kết luận mang tính quy tắc về phương pháp dịch Trung - Việt câu tồn tại.

Kết quả khảo sát của chúng tôi với các mô hình câu tồn tại điển hình có thể khái quát như bảng sau, trong đó đáng chú ý có thể thấy rằng câu tồn tại chữ 有(Có) chiếm số lượng rất lớn (71,2%):

STT Kiểu câu tồn tại Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Câu tồn tại chữ 有(Có) 1063 71,2%

2 Câu tồn tại chữ 是(Là) 162 10,84%

3 Câu tồn tại có động từ +trợ từ着 (zhe) 49 3,3%

4 Câu tồn tại có động từ + bổ ngữ xu hướng 出(chu) 01 0,06%

Tổng 1493 100%

CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT CÁCH CHUYỂN DỊCH CÂU TỒN TẠI TRONG TÁC PHẨM “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” TỪ TIẾNG TRUNG

SANG TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 54 - 61)