Câu tồn tại thiếu đoạn C

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 83 - 107)

CHƢƠNG 1 : LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2. Khảo sát cách chuyển dịch Câu tồn tại không hoàn chỉnh

3.2.3. Câu tồn tại thiếu đoạn C

Câu tồn tại theo kiểu này chỉ gồm thành phần “Đoạn A + Đoạn B” mà không có thành phần bổ ngữ (đoạn C). Nói cách khác, các động từ trong kiểu câu tồn tại này phải là các nội động từ.

Kết quả khảo sát cho thấy mô hình câu này không phổ biến trong TQDN. Nguyên nhân có lẽ vì đây là tác phẩm văn học, giữa các câu trong cùng một đoạn cần có sự liên kết với nhau. Thêm vào đó thông thường các câu sử dụng trong tác phẩm văn học đều là các câu dài (câu phức), có kết cấu phức tạp. Vì vậy câu tồn tại thiếu đoạn C thì sẽ khó tạo ra được sự liên kết văn bản. Nếu không có một ngữ cảnh cụ thể thì việc chuyển dịch sẽ là vô cùng khó khăn. Hoặc ngay cả khi dịch được thì cũng sẽ khó hiểu nếu để những câu tồn tại

kiểu này đứng một mình. Qua khảo sát, chúng tôi chỉ thống kê được 03 ví dụ chỉ có “ Đoạn A + Đoạn B” dưới đây:

113) 心中// 犹豫。

=> Dịch sát: =>Trong bụng nghi nghi hoặc hoặc.(Hồi 84 ) 114) 心中// 稍喜。

=> Dịch sát: => Trong bụng // hơi mừng.(Hồi 90)

115) 魏延领命,心中// 不乐,怏怏而去。

=> Dịch sát: Nguỵ Diên lĩnh mệnh, trong lòng // không vui, tiu nghỉu trở ra. => Dịch thoát (bản dịch)=> Ngụy Diên lĩnh mệnh, trông mặt có dáng không

vui, tiu nghỉu trở ra.(Hồi 90)

Các ví dụ trên đây mặc dù đều có thể dùng phương pháp dịch sát, không cần dùng phương pháp dịch thoát, tức là không cần phải bổ sung, thêm bớt, thay đổi,… thành phần hoặc cấu trúc của các bộ phận gia ngữ hoặc vị tố,… để chuyển dịch từ Trung sang Việt. Tuy nhiên rất rõ ràng rằng những câu tồn tại kiểu này không phổ biến trong ngôn ngữ viết, đặc biệt là trong các tác phẩm văn học. Dù tác giả hoặc dịch giả tách chúng thành một câu độc lập, thì cũng hoàn toàn không thể chuyển dịch thành một văn bản có nghĩa nếu không có ngữ cảnh trên hoặc dưới hỗ trợ. Kết luận này cũng phù hợp với nhận xét của chúng tôi ở phần trên luận văn đó là “bổ ngữ” là yếu tố rất quan trọng của câu tồn tại, cũng là yếu tố quyết định chất lượng, cách thức, phương pháp của một bản dịch.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, dựa theo kết quả khảo sát và thống kê tình hình sử dụng các kiểu câu tồn tại trong tác phẩm TQDN, chúng tôi đã lập bảng so sánh và

đối chiếu cách thức chuyển dịch các câu tồn tại từ Trung sang Việt. Qua các ví dụ phân tích, chúng tôi đã thu được một số kết luận quan trọng, có thể được coi là một số nguyên tắc, “kỹ năng” khi dịch kiểu câu này trong hai ngôn ngữ. Chẳng hạn như với kiểu câu tồn tại hoàn chỉnh, chúng tôi rút ra được phương pháp là nếu chủ thể tồn tại (chủ thể logic) là tác nhân gây ra động tác ở phần vị từ, thì những câu như thế này bắt buộc phải dùng phương pháp dịch thoát, nhiều khi còn phải thêm, bớt, thay đổi các cấu trúc nhỏ của từng bộ phận của câu tồn tại. Ngược lại, khi đối tượng gây ra hành động không có mối quan hệ trực tiếp với chủ thể logic như vậy (như các câu khác) thì cách chuyển dịch cũng linh hoạt hơn nhiều,...

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát phương pháp dịch với 3 trường hợp câu tồn tại không hoàn chỉnh (một trong ba đoạn A, B, C bị lược bỏ) và cũng rút ra được một số kết luận. Chẳng hạn như khi chuyển dịch các câu tồn tại chữ 有(Có) hoặc câu tồn tại chữ 是(Là) (bao gồm cả trường hợp有(Có)hoặc 是(Là) bị lược bớt) mà trường hợp hai động từ này đểu biểu thị quan hệ tồn tại, thì “có” và “là” dùng như nhau, có thể thay thế cho nhau mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa bản dịch.

KẾT LUẬN 1. Các kết quả của luận văn

Trong giới hạn của một luận văn thạc sỹ, chúng tôi đã đạt được những kết quả nghiên cứu quan trọng sau:

Nắm được một cách khái quát nhất về các khái niệm liên quan như định nghĩa câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt, cách phân loại, mô hình câu tồn tại phổ biến,… Bên cạnh đó, để có thể đánh giá cũng như đưa ra cách chuyển dịch câu tồn tại trong một tác phẩm văn học cổ điển (“Tam Quốc diễn nghĩa”), luận văn đã tổng kết và đưa ra được các lý thuyết dịch thuật quan trọng, giúp người đọc nắm được đề tài, cơ sở lý luận và hướng nghiên cứu của luận văn.

Luận văn với phương pháp thống kê khoa học, đã đưa ra được những kết quả khảo sát và thống kê chi tiết về một số kiểu câu tồn tại phổ biến nhất trong hai ngôn ngữ, như câu tồn tại theo mô hình hoàn chỉnh (Gồm “Từ chỉ thời gian/ không gian + Cụm động từ + Cụm danh từ") và mô hình không hoàn chỉnh (lược bớt một trong ba bộ phận). Những kết quả khảo sát, phân loại và thống kê này là tiền đề quan trọng giúp chúng tôi đưa ra được những kết luận mang tính quy tắc về cách chuyển dịch Trung- Việt câu tồn tại.

Cuối cùng, trên cơ sở lý thuyết cơ bản về dịch thuật và các kết quả khảo sát thu được, chúng tôi đã lập bảng so sánh và đối chiếu cách thức chuyển dịch các câu tồn tại từ Trung sang Việt. Qua các ví dụ phân tích, chúng tôi đã thu được một số kết luận quan trọng, có thể được coi là một số nguyên tắc, “kỹ năng” khi dịch kiểu câu này trong hai ngôn ngữ. Chẳng hạn như với kiểu câu tồn tại định vị (câu tồn tại hoàn chỉnh), chúng tôi rút ra được phương pháp

là nếu chủ thể tồn tại (chủ thể logic) là tác nhân gây ra động tác ở phần vị từ, thì những câu như thế này bắt buộc phải dùng phương pháp dịch thoát, nhiều khi còn phải thêm, bớt, thay đổi các cấu trúc nhỏ của từng bộ phận của câu tồn tại. Ngược lại, khi đối tượng gây ra hành động không có mối quan hệ trực tiếp với chủ thể logic như vậy (như các câu khác) thì cách chuyển dịch cũng linh hoạt hơn nhiều,....

2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Trong khuôn khổ một luận văn, chúng tôi vẫn chưa thể nghiên cứu hết được các góc độ dịch thuật của câu tồn tại, ví dụ như từ góc độ ngữ nghĩa, ngữ dụng học... Bởi vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là mở rộng phạm vi khảo sát với nhiều tác phẩm khác để có được những kết luận chi tiết, cụ thể hơn về cách dịch câu tồn tại trong cả hai ngôn ngữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1) Diệp Quang Ban (1980), Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt ngày nay, Luận án Phó Tiến sỹ Khoa học ngữ văn, Đại học Sư phạm I Hà Nội. 2) Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 3) Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông tập 2, NXB Đại

học và THCN, Hà Nội.

4) Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

5) Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ), NXB Đại học Quốc gia.

6) Đỗ Hồng Dương (2011), Khảo sát chủ ngữ tiếng Việt từ góc nhìn của lí thuyết điển mẫu, Luận án tiến sĩ.

7) Đỗ Hồng Dương (2017), Một cách xác định chủ ngữ trong kiểu câu "CÓ + X" từ góc độ lí thuyết điển mẫu, Đại học KHXH & Nhân văn.

8) Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), NXB Đại học Quốc gia. 9) Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội.

10)Cao Xuân Hạo (1991), Ngữ pháp chức năng: Câu trong tiếng Việt, NXB Giáo dục.

11)Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb.Giáo dục Việt Nam. 12)Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp (1999), Tiếng Việt thực hành,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

phẩm chữ Hán trong chương trình Ngữ văn 7 từ góc độ văn bản, Tạp chí Hán Nôm, Số 5 (96) 2009, Tr. 68-75.

14)Đỗ Quang, Tuấn Hoàng: Độc đáo các bản dịch Tam quốc diễn nghĩa. 15)Trần Trí Dõi, Hữu Đạt, Đào Thanh Lan (2002), Cơ sở tiếng Việt, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

16)Võ Tân Nghĩa, Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của câu tồn tại tiếng Hán hiện đại (so sánh với tiếng Việt), Luận văn thạc sĩ, đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2010.

17)Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb.Đà Nẵng. 18)Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (tập 1 và 2),

Nxb.Khoa học, 1963.

19)Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội.

20)Anh Vũ biên tập (2007), Tam Quốc diễn nghĩa, Nhà xuất bản văn học. Nguồn: https://www.sggp.org.vn/doc-dao-cac-ban-dich-tam-quoc-dien- nghia-176628.html. Truy cập ngày 11/11/2019

Tài liệu tiếng Trung:

21)陈巧云,英汉存现句差异分析及互译,厦门大学外文学院,《科技

信息》 2010年22期。

Chen Qiao Yun (2010), Tạp chí Thông tin khoa học, Phân tích sự khác nhau và chuyển dịch câu tồn tại tiếng Trung và tiếng Anh, kỳ 22.

22)陈宏薇,1993,《汉英翻译基础》,上海内语教育出版社。

Chen Hong De (1993),Cơ sở phiên dịch Trung-Anh, Nxb. Giáo dục Thượng Hải.

23)程邓群,汉越存现句对比研究,广西民族大学硕士论文,2015.

Cheng Deng Qun (2015), Nghiên cứu đối chiếu câu tồn hiện trong tiếng Trung và tiếng Việt, luận văn thạc sỹ, Đại học dân tộc Quảng Tây.

24)崔英贤,现代汉语语法学习与研究入门,清华大学出版社,2004。

Cui Ying Xian, Nhập môn nghiên cứu và học tập ngữ pháp tiếng Hán hiện đại, Nxb.Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, 2004.

25)顾春蕾,现代汉语存在句的语用分析,浙江师范大学硕士论文,

2007。Gu Chun Lei, Phân tích ngữ dụng của câu tồn tại trong tiếng Hán hiện đại, luận văn thạc sỹ đại học sư phạm Chiết Giang, 2007.

26)顾阳,关于存现结构的理论探讨,现代外语,1997,(3)。

Gu Yang (1997), Hiện đại Ngoại ngữ, Nghiên cứu lý luận về kết cấu câu tồn hiện, kỳ 3.

27)韩景泉,英汉语存现句的生成语法研究,现代外语,2001,(2)。

Han Jing Quan (2001), Hiện đại Ngoại ngữ, Nghiên cứu về ngữ pháp sinh thành của câu tồn tại tiếng Trung và tiếng Anh, kỳ 2.

28)黄伯荣、廖旭东,现代汉语语法上下册,2002。

Huang Bo Rong, Liao Xu Dong (2002), Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại (quyển Thượng, hạ).

29)黄素源,现代汉语与越南语存在句句法比较研究,胡志明市人文与

社会科学大学中国语文系,国际汉语学报;2013年01期。

Hoang Su Yuan (2013), Nghiên cứu đối chiếu cú pháp câu tồn tại trong tiếng Trung hiện đại và tiếng Việt, Khoa Ngữ văn Trung Quốc Đại học KHXH và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh, Học báo Quốc tế Hán ngữ, kỳ 1.

社会科学大学中国语文系,《国际汉语学报》,2014年01期。

Hoang Su Yuan (2014), Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa câu tồn tại trong tiếng Trung hiện đại và tiếng Việt, Khoa Ngữ văn Trung Quốc Đại học KHXH và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh, Học báo Quốc tế Hán ngữ, kỳ 1.

31)李茜,“在+L”与对外汉语教学,北京语言大学,硕士论文,2009.

Li Qian (2009), cấu trúc ―Zai +L‖ với giáo dục Hán ngữ đối ngoại, luận văn thạc sỹ, Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh.

32)梁远、温日豪,实用汉越互译技巧,民族出版社,2009。

Liang Yuan, Wen Ri Hao (2009), Kỹ năng dịch Hán - Việt thực dụng, Nxb.Dân tộc, 2009.

33)刘建华, 零动词存在句研究,东北师范大学,硕士论文,2006年 。

Liu Jian Hua (2006), Nghiên cứu câu tồn tại của kiểu câu không có động từ, Luận văn Thạc sĩ Đại học sư phạm Hoa Bắc.

34)刘顺、潘文,现代汉语有着句的考察与分析,南京师范大学文学

院,语言教学与研究,2007年第3期。

Liu Shun, Pan Wen (2007), Khảo sát và phân tích câu chữ ―Có + Zhe ()‖ trong tiếng Hán hiện đại, Học viện văn học đại học sư phạm Nam Kinh, tạp chí Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, kỳ 3.

35)吕叔湘,汉语语法分析问题,北京:商务印书馆,1979。

Lv Shu Xiang (1979), Vấn đề phân tích ngữ pháp tiếng Trung, Nxb. Thương vụ ấn thư quán,Bắc Kinh.

36)聂文龙,存在和存在句的分类,《中国语文》,1989年第2期。

Nie Wen Long (1989), Tồn tại và Phân loại câu tồn tại, Ngữ văn Trung Quốc, kỳ 2.

37)潘文,现代汉语存现句研究,复旦大学博士学位论文,1493年。 Pan Wen (1493), Nghiên cứu câu tồn tại trong tiếng Trung hiện đại, luận văn Tiến sỹ, Đại học Phúc Đán.

38)裴氏秋琼,越南学生习得汉语存现句的偏误分析,吉林大学硕士论文

,2012. Pei Shi Qiu Qiong, Phân tích lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi

sử dụng câu tồn tại tiếng Hán, luận văn thạc sỹ, đại học Cát Lâm, 2012.

39)阮氏黎心,汉

越语字存在句对比研究,华东师范大学,硕士论文,2006.

Ruan Shi Li Xin (2006), Nghiên cứu đối chiếu câu tồn tại chữ (Có)

trong tiếng Trung và tiếng Việt, luận văn thạc sỹ, Đại học sư phạm Hoa Đông.

40)宋玉柱,现代汉语特殊句式,太原:山西教育出版社,1991。

Song Yu Zhu (1991), Cấu trúc câu đặc biệt trong Hán ngữ Hiện đại, Nxb. Giáo dục Sơn Tây, Thái Nguyên.

41)王建,现代汉语存现句研究综述,常熟学院学报,2017年第一期。

Wang Jian, Nghiên cứu tổng quan về câu tồn hiện trong tiếng Hán hiện đại, Học báo học viện Chang Shu, kỳ 01, 2007.

42)王智杰,存现句的句型,内蒙古民族大学,《广播电视大学学报》

,2004年01期。

Wang Zhi Jie (2004), Mô hình của câu tồn tại, Đại học Nội Mông Cổ, Học báo Đại học phát thanh điện ảnh, kỳ 01.

43)王智杰、阎晓丽,存现句在篇章中的节缩、扩展和变异,内蒙古民

族大学学报,第32卷,第4期,2006年8月。

tại trong văn bản, học báo đại học Nội Mông Cổ, quyển 32 kỳ 4, 2006. 44)张珊, 浅谈严复信达雅翻译标准.

Zhang Shan, Bàn về tiêu chuẩn phiên dịch ―Tín-Đạt-Nhã‖ của Yan Fu.

Nguồn: https:// www.xzbu.com/ 3/ view-4343251.htm

Tài liệu điện tử (trang web): 1. http:// gongjushu.cnki.net 2. http:// lunwen.5151doc.com 3. http:// ngonnguhoc.org 4. http:// webtailieu.net 5. http:// wenku.baidu.com 6. http:// www.cnki.com.cn 7. http:// www.csscipaper.com 8. http:// www.docin.com 9. http:// www.docs.vn 10.http:// www.lw23.com 11.http:// www.verylib.com.cn 12.http:// www.wanfangdata.com.cn

PHỤ LỤC

TỔNG HỢP CÁC CÂU TỒN TẠI TRONG TÁC PHẨM TAM QUỐC DIỄN NGHĨA (CHỌN LỌC)

STT Câu tiếng Trung Câu tiếng Việt

1

今日走了此人,早晚必生祸 乱。

Nếu để người này chạy thoát được, nay mai tất sinh loạn.(Hồi 55)

2

忽香炉中烟起不散,结成一 座华盖,上面端坐着于吉。

Bỗng nhiên trong lư hương, khói bốc lên không tỏa kết thành một cái tán, ở trên thấy Vu Cát ngồi chễm chệ. (Hồi 29)

3

右边韩当、周泰,左边陈武 、潘璋。

Bên hữu có Hàn Dương, Chu Thái; bên tả có Trần Võ, Phan Chương. (Hồi 61) 4 西头一个汉,东头一个汉。 Mé tây một nhà Hán, Mé đông một nhà Hán. 5 吕公已于山林丛杂去处,上 下埋伏。

Bấy giờ Lã Công đã đưa quân vào mai phục trong rừng rậm rồi. (Hồi 7)

6

忽背后喊声大震:左有王基 ,右有陈骞,两路军杀来。

Bỗng ở mé sau nổi tiếng reo, Vương Cơ, Trần Khiên hai mặt kéo đến. (Hồi 112)

7

上合天意,下合民情,实为 幸甚!

Trên hợp ý trời, dưới hợp lòng dân, thực là may lắm. (Hồi 22)

8

上可以保天子,下可以救万 民。

Trên giúp thiên tử, dưới giúp muôn dân, đó là cơ hội không mấy khi

gặp. (Hồi 24)

9

超领军杀出时,操兵四至: 前有许褚,后有徐晃,左有 夏侯渊,右有曹洪。

Khi Mã Siêu dẫn được quân ra, thì quân Tào đã bốn mặt kéo lại, mé trước Hứa Chử, mé sau Từ Hoảng, tả có Hạ Hầu Uyên, hữu có Tào Hồng. (Hồi 59)

10 篱落之中,有数间茅屋。 Sau bức rào, có mấy gian nhà tranh. (Hồi 89)

11 洞中有山,环抱其洞。 Trong động có núi diễu quanh. (Hồi 90)

12

岸上有不得下船者,争扯船 缆。

Trên bờ những người chưa được xuống, tranh nhau vịn vào dây neo.(Hồi 13)

13 庄内一老人出迎。 Trong nhà một ông già ra đón. (Hồi 28) 14 坛下二十四人,各持旌旗、 宝盖、大戟、长戈、黄钺、 白旄、朱幡、皂纛,环绕四 面。

Ở dưới chân đàn lại có 24 người vác cờ xí và khí giới đứng quanh bốn phía.(Hồi 49)

15

帐后一把火起,各寨兵皆动 。

Bỗng nhiên sau trại lửa cháy đùng đùng, quân các trại kéo ùa cả ra. (Hồi 59)

16 中间一条大路。 Có một con đường cái đi thông ở giữa.(Hồi 90)

17

前面便是博望城,后面是罗 川口。

Trước mặt là gò Bác Vọng, mé sau là cửa sông La Xuyên. (Hồi 39) 18 正南三百里,乃是梁都洞。 Mé chính nam ba trăm dặm, là động

Lương Đô. (Hồi 90)

19

前面是金环三结元帅大寨, 正在山口。

Mé trước mặt chính là đại trại của Kim Hoàn Tam Kết nguyên soái, ở vào giữa cửa núi.(Hồi 87)

20 草堆前面是一所庄院。 Trước mặt đống cỏ là một cái trại.(Hồi 3) 21 急回马时,背后已被木石塞 满了归路,中间只有一段空 地,两边皆是峭壁。

Lập tức quay ngựa chạy về, té ra mé sau cũng bị đá gỗ chặn lấp mất đường, ở giữa chỉ còn một khoảng đất trống, hai bên toàn vách núi. (Hồi 101)

22

正行间,休问曰:“前至何 处?”鲂曰:“前面(是)石亭 也,堪以屯兵。”

Khi đang đi Hưu hỏi rằng: Mé trước mặt là xứ nào? Phường nói: Mé trước là xứ Thạch Đình, nên đóng đồn ở đó. (Hồi 96) 23 行至决石,两下是山,山边 皆(是)芦苇败草,树木丛杂 。

Khi đến xứ Quyết Thạch, hai bên toàn (là) núi, lau sậy, dây mơ rễ má um tùm.(Hồi 77)

24

正行间,逢着一哨马军,亦 被我杀之,夺了此马:因此 得脱。

Đi đường lại gặp một tên kỵ mã, tao giết nốt cướp lấy ngựa, bởi thế được thoát. (Hồi 88)

25 马项下悬着首级一颗。 Dưới cổ ngựa treo một cái đầu người.(Hồi 27)

26

左右排列着张郃、高览、韩 猛、淳于琼等诸将。

Đứng xếp hàng hai bên là Trương Cáp, Cao Lãm, Hàn Mãnh, Thuần Vu Quỳnh và các tướng lĩnh khác.(Hồi 30) 27 一彪军杀到,为首大将持丈 八点钢矛,马项下挂一颗人 头。

Một toán quân đánh thốc vào giữa trận; tướng đi đầu cầm một ngọn bát xà mâu, dưới cổ ngựa đeo một cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 83 - 107)