Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” và bản dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 39 - 41)

CHƢƠNG 1 : LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.4. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” và bản dịch

Trong phần Lời nói đầu của TQDN, tập 1 (Nxb.văn học, 2015, trang 7), tác giả đã giới thiệu về tác phẩm này như sau: “Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một bộ tiểu thuyết cổ điển dài, được nhân dân ưa thích nhất và lưu truyền rộng rãi như truyện Thuỷ Hử, lại là bộ tiểu thuyết lịch sử thông tục đầu tiên của Trung Quốc. Tác giả La Quán Trung. La Quán Trung tên là Bản, tên chữ là Quán Trung. Ông sinh vào cuối đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh. Ông rất có tài về văn chương, rất giỏi về từ khúc, câu đố, kịch... nhưng nổi tiếng nhất là về tiểu thuyết.‖

Nội dung của TQDN kể về thời kỳ Tam Quốc (190-280) với 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này đã từ lâu được xem là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc, được chuyển dịch sang rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới và chuyển thể thành phim truyền hình. Một trong những thành công lớn nhất của TQDN là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật. Bộ tiểu thuyết này có thể chia thành rất nhiều truyện nhỏ mà đa phần trong số đó có thể hoàn toàn dựng được thành những bộ phim truyện riêng lẻ. Chính vì thế những công trình nghiên cứu về giá trị nội dung lẫn nghệ thuật của TQDN ở Trung Quốc nói riêng và thế giới

nói chung có rất nhiều và phong phú. 15

Tác phẩm TQDN đã được dịch sang tiếng Việt từ lâu, tác phẩm này được đánh giá là “trường hợp rất đặc biệt” trong ngành sách ở Việt Nam. Nó đã được dịch và in từ những năm đầu thế kỷ XX để truyền bá chữ quốc ngữ. Đây là tiểu thuyết được nhiều người dịch nhất, nhiều nhà in nhất, nhiều người yêu thích nhất,… Có thể kể đến như: Bộ “Tam Quốc diễn nghĩa” do Nhà xuất bản Imprimerie de l‟opinion tại Sài Gòn xuất bản năm 1907, người dịch là Nguyễn Liên Phong. Đây là bản in TQDN đầu tiên ở Việt Nam dưới dạng ấn phẩm sách. Hoặc Tam Quốc diễn nghĩa liên hoàn họa do Công ty Văn hóa Đông A và Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2016. Mỗi dịch giả có một phong cách riêng, mỗi nhà in có một nét đặc sắc riêng, nhưng cho đến nay, bản của Phan Kế Bính, Bùi Kỷ hiệu đính, do nhà xuất bản Phổ thông in năm 1959-1960 là được hoan nghênh hơn cả. 16

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, người viết đã cố gắng giới thiệu một cách tổng quan nhất các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài để làm nền tảng cho việc khảo sát và đối chiếu phương pháp dịch ở chương 2 và chương 3 của luận văn. Cụ thể, chúng tôi đã giới thiệu các khái niệm, đặc điểm về câu tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt, đặc biệt là đưa ra một số mô hình phổ biến nhất về câu tồn tại để thuận tiện cho việc khảo sát. Đồng thời để có thể đánh giá cũng như đưa ra phương pháp dịch câu tồn tại trong TQDN, chúng tôi cũng giới thiệu một số lý thuyết cơ bản về dịch thuật để người đọc có thể nắm rõ hơn hướng triển khai đề tài ở các chương sau.

15

Anh Vũ biên tập (2007), Tam Quốc diễn nghĩa, Nhà xuất bản văn học, trang 9.

16

CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT CÂU TỒN TẠI TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” BẢN TIẾNG TRUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 39 - 41)