Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại chữ 是 (Là)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 73 - 77)

CHƢƠNG 1 : LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại có mô hình hoàn chỉnh

3.1.2. Khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại chữ 是 (Là)

Mặc dù không chiếm số lượng lớn trong TQDN, toàn văn bản chỉ có 162 câu tồn tại chữ 是(Là) theo mô hình hoàn chỉnh (10,84%). Nhưng qua khảo sát cách chuyển dịch, luận văn cũng rút ra được một số nhận xét sau:

STT Phƣơng pháp dịch Đoạn A + Là + (Đoạn B) (Đoạn C) Bổ ngữ Vị trí Quan hệ tồn tại Chủ thể tồn tại 88) Câu tiếng Trung 正南三百里, 乃是 梁都洞。

Dịch sát Mé chính nam ba trăm dặm,// là // động Lương Đô.

(Hồi 90) 89) Câu tiếng

Trung

前面 是 金环三结元帅大寨

,正在山口。

Dịch sát Mé trước mặt chính // là// đại trại của Kim Hoàn Tam Kết nguyên soái, ở vào giữa cửa núi.(Hồi 87)

90) Câu tiếng Trung

草堆前面 是 一所庄院。

Dịch sát =>Trước mặt đống cỏ// là// một cái trại.(Hồi 3) 91) Câu tiếng

Trung

车中 原来皆是 火药,一齐烧着。

Dịch thoát Trong củi toàn // là // thuốc súng nổ tứ tung.(Hồi 90) 92) Câu tiếng

Trung

车中油柜内, 皆是 预先造下的火炮,

名曰„地雷‟ 。 Dịch thoát Trong xe // toàn // những quả pháo ta chế sẵn ở nhà,

gọi là địa lôi.(Hồi 90)

Bảng 3.3. Cách chuyển dịch Trung - Việt câu tồn tại chữ (Là) Như chúng ta đã biết, câu tồn tại chữ 有(Có) và câu tồn tại chữ 是(Là) có một điểm chung cơ bản nhất đó chính là bản thân động từ “Có” và “Là” đều biểu thị mối quan hệ tồn tại, vì vậy bổ ngữ xuất hiện đằng sau “Có” và “Là” thông thường đều là những danh từ mang ý nghĩa xác định, chỉ sự tồn tại rõ ràng. Vì vậy từ các ví dụ trong bảng 3.3, có thể thấy rằng cách dịch các câu tồn tại chữ 是(Là) cũng gần như giống hoàn toàn với cách dịch câu tồn tại chữ 有(Có). Đồng thời từ đây cũng dễ nhận thấy rằng câu chữ 是(Là) nói chung

và câu tồn tại chữ 是(Là) nói riêng trong tiếng Việt có cấu trúc ngữ pháp và cách sử dụng rất giống với câu chữ 是(Là) trong tiếng Trung (bao gồm câu tồn tại chữ 是(Là)).

Tuy nhiên bên cạnh đó, hai kiểu câu này cũng có nhiều điểm khác nhau. Sự khác nhau cơ bản nhất là bản thân động từ “Có” chỉ mang ý nghĩa “tồn tại, sở hữu”, còn động từ是(Là) thì không mang ý nghĩa sở hữu nhưng lại mang ý nghĩa phán đoán, vì vậy những bổ ngữ (đoạn C) có thể đi sau vị tố 是(Là) cũng nhiều hơn với vị tố 有(Có). Các bổ ngữ này vừa có thể chỉ sự tồn tại, vừa có thể là những từ chỉ đặc trưng, tính chất và tình huống, hoàn cảnh của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn những bổ ngữ là danh từ chỉ sự vật, sự việc có thuộc tính “khoảng cách, diện tích, độ cao, độ dài,...” thì có thể xuất hiện trong câu tồn tại chữ 是(Là) và không thể xuất hiện trong câu tồn tại chữ 有(Có).

Xét về trường hợp tỉnh lược vị tố “Là”: Một điểm tương đồng giữa câu tồn tại chữ 是(Là) của cả tiếng Trung và tiếng Việt đó là, cũng giống như trường hợp của câu tồn tại chữ 有(Có), động từ是(Là) cũng thường xuyên bị lược bỏ để bảo đảm về mặt âm tiết, đối xứng. Ví dụ:

93) 正行间,休问曰:“前至何处?”鲂曰:“前面//(是)//

石亭也,堪以屯兵。

=> Khi đang đi Hưu hỏi rằng: - Mé trước mặt là xứ nào?

Phường nói: Mé trước// là// xứ Thạch Đình, nên đóng đồn ở đó. (Hồi 96) 94) 行至决石,两下// 是// 山,山边// 皆()// 芦苇败草,树木丛杂。 => Khi đến xứ Quyết Thạch, hai bên toàn// (là)// núi, lau sậy, dây mơ rễ má um tùm.(Hồi 77)

Đặc biệt, sau khi đối chiếu bản dịch tiếng Việt và bản tiếng Trung, có thể nhận thấy rằng khi bị lược bỏ vị tố “Có” hoặc “Là”, đôi khi người dịch có thể bị khó khăn trong việc xác định dùng câu chữ 有(Có) hay câu chữ 是(Là) để chuyển dịch. Đó là khi mối quan hệ giữa bộ phận B với C (động từ và bổ ngữ) đều cùng chỉ quan hệ tồn tại mà không phải là “sở hữu” hay “phán đoán”:

95) 襄阳城西二十里,//(是)/(有)//一带高冈枕流水……

=> Bản dịch (dịch sát): Cách hai mươi dặm Tương Dương thành, (là)/ (có)

một dãy gò cao, suối lượn quanh,...(Hồi 37) 96) 中间//(是)/()// 一条大路。

=> Dịch sát: Ở giữa,// (là)/ (có)// một con đường cái.

=> Dịch thoát (bản dịch): Có một con đường cái đi thông ở giữa.(Hồi 90) Câu 95, 96, trong nguyên bản đã lược bỏ động từ làm vị tố有(Có) hoặc 是(Là) “là”, tuy nhiên trong những câu kiểu này, dù dùng động từ 有(có) hay 是(là) thì đều hợp lý với người Trung Quốc. Tương tự, khi dịch sang tiếng Việt, cũng có thể nhận thấy rằng, người dịch hoàn toàn có thể dùng “Có” hoặc “Là” và lựa chọn một phương pháp dịch phù hợp theo thói quen, sở thích (như ví dụ 96, dịch thoát hay dịch sát cũng đều phù hợp). Như vậy có thể rút ra một kết luận rằng, khi chuyển dịch các câu tồn tại chữ 有(Có) hoặc câu tồn tại chữ 是(Là) (bao gồm cả trường hợp 有(Có) hoặc 是(Là) bị lược bớt) mà trường hợp hai động từ này đểu biểu thị quan hệ tồn tại, thì 有(Có) và 是(Là) dùng như nhau, có thể thay thế cho nhau mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa bản dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát cách chuyển dịch câu tồn tại của tiếng hán trong tác phẩm tam quốc diễn nghĩasang tiếng việt (Trang 73 - 77)