1.1. Các yếu tố tác động và chi phối chủ trƣơng phát triển kinh tế của
1.1.3. Đường lối và chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Đảng bộ thành
bộ thành phố Hà Nội
1.1.3.1. Đường lối phát triển kinh tế của Đảng
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006 - 2010) đã đưa ra mục tiêu tổng quát: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [22, tr 19].
Một số nhiệm vụ: Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất,
phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp. Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta. Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế. Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức [22, tr 20].
Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, định hướng phát triển kinh tế của Đảng được thể hiện rõ rệt nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh CNH - HĐH, phát triển nhanh, bền vững.
Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [26, tr 16].
Một số nhiệm vụ chủ yếu: Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản, sản phẩm xuất khẩu; sản xuất phân bón, thức ăn cho chăn nuôi và thuốc bảo vệ động, thực vật. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng
chuyên môn hoá, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn. Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, Nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn. Phát triển các hiệp hội nông dân và các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động thiết thực, có hiệu quả [26, tr 17].
1.1.3.2. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ thành phố Hà Nội
Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29/5/2008 của Quốc hộ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc “điều chỉnh địa giới
hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan”, từ ngày 01/8/2008 các quận, huyện của tỉnh Hà Tây được hợp nhất với Thành phố Hà Nội và trở thành đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội mở rộng. Thành phố Hà Nội bước vào một giai đoạn phát triển mới với nhiều điều kiện, thời cơ mới. Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế mà Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIV đề ra, trong những năm 2008-2010, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Trung ương, kinh tế của Thành phố tiếp tục tăng trưởng và đạt được những kết quả phấn khởi.
Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2010 - 2015) đã đề ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế nhằm vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, giữ vững định hướng XHCN, phát huy vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, huy động sức mạnh tổng hợp xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức và nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Để thực hiện điều đó, Đảng bộ Thành phố Hà Nội chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, coi trọng cả việc mở rộng quy mô với nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô, phấn đấu
mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12 - 13%. Chú trọng chất lượng cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, kinh tế tri thức; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, sử dụng nhân lực chất lượng cao vào quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao có giá trị gia tăng lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu [2, Tr 673]. Theo định hướng phát triển cho từng lĩnh vực sau:
Lĩnh vực nông nghiệp: Quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng
hiện đại, sản xuất hàng hoá sử dụng kỹ thuật cao, có năng suất, chất lượng cao gắn với mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, môi trường bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp. Sớm hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh quy mô hợp lý, gắn với công nghiệp chế biến; xây dựng các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc tập trung theo quy hoạch. Mở rộng diện tích rau an toàn, rau có giá trị kinh tế cao; tăng diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả. Tập trung đầu tư, hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho nông dân. Tiếp tục bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng hiện có, phát triển kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị gia tăng nông nghiệp đạt bình quân 1,5 - 2%/năm [2, Tr 674].
Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Phát triển công nghiệp sạch, công
nghiệp công nghệ cao. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị cao, các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh hình thành, phát triển các lĩnh vực và thành phần cơ bản của kinh tế tri thức (công nghệ thông tin, tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,…) để Hà Nội trở thành một trung tâm hàng đầu về nghiên cứu thiết kế, chế tạo sản phẩm mới của cả nước. Quan tâm phát triển hệ thống lưới
điện. Tích cực triển khai thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn. Củng cố, phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch, xuất khẩu. Hiện đại hoá công nghiệp xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng yêu cầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Thủ đô. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị tăng thêm công nghiệp - xây dựng đạt 13 - 13,7%/năm [2, Tr 674].
Lĩnh vực dịch vụ: Tập trung ưu tiên phát triển các ngành, các loại hình dịch vụ chất lượng cao, như: du lịch, thương mại, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, vận tải công cộng, tư vấn, dịch vụ công,… trên địa bàn. Phát huy tiền năng, vị thế của Hà Nội, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với nhiều loại hình, như: du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng, làng nghề,… Tiếp tục củng cố, phát huy vai trò của Hà Nội là trung tâm giao thương lớn trong nước và cửa ngõ giao thương với nước ngoài. Đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu những mặt hàng chế biến, chế tạo có hàm lượng giá trị tăng thêm nội địa cao, giảm mạnh xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm thô. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch bình quân hàng năm từ 14 - 15% [2, Tr 674].
Đổi mới toàn diện và mạnh mẽ cơ cấu kinh tế ngành, kinh tế vùng và các thành phần kinh tế: Chuyển dịch kinh tế vùng, theo hướng ưu tiên phát
triển các vùng ven đô, vùng ngoại thành gắn với tiến trình CNH, HĐH nông thôn. Xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, phát triển các phố nghề, làng nghề truyền thống theo quy hoạch. Giảm dần khoảng cách phát triển giữa khu vực đô thị và vùng nông thôn xa trung tâm. Cơ cấu đầu tư tiếp tục chuyển dịch theo hướng ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn; tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chủ lực hướng về xuất khẩu, các ngành dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp tập trung kỹ thuật cao.
Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp, phát triển mạnh các thành phần kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi để các loại hình doanh nghiệp đầu tư, phát triển theo quy định của pháp luật. Tiếp tục sắp xếp, củng cố các doanh nghiệp, các tổng công ty lớn của Hà Nội. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Tạo môi trường phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế HTX và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.