Tại Đại hội Đại biểu huyện Ứng Hòa lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2005-2010, đã xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế trong tình hình mới:
Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực chỉ đạo và sức chiến đấu của
các cấp ủy Đảng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, tiếp tục đổi mới toàn diện, phát huy mọi nguồn lực để khai thác tiềm năng lợi thế của huyện và từng vùng nhằm tăng tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, sản xuất hàng hóa, tăng nhanh giá trị, hiệu quả và bền vững. Mở rộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp - dịch vụ, tạo điều kiện thu hút phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng… [1, tr 501].
Mục tiêu cụ thể: phấn đấu đến năm 2010, tổng sản phẩm xã hội (GDP) đạt 989,1 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,4% trở lên. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 50,6%; công nghiệp -xây dựng 26,4%; thương nghiệp - dịch vụ 23% [1, tr 501].
Ngày 10/3/2006, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 06-KH/UB về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010. Kế hoạch đã nhấn mạnh những nhiệm vụ giải phát chủ yếu: Đối với sản xuất nông nghiệp tập trung chuyển
dịch mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi để có thu nhập cao/ha canh tác. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,7% năm; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phấn đấu giá trị tăng thêm đạt 134,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,5%. Đẩy mạnh các mặt hàng chế biến nông sản, thực phẩm; đẩy mạnh phát triển kinh tế làng nghề. Đưa trung tâm dạy nghề vào hoạt động, hàng năm dạy nghề cho 1000 lao động. Thương nghiệp - dịch vụ- tài chính ngân hàng; phấn đấu giá trị thương nghiệp - dịch vụ 227,4 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,5%/năm.
Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29/5/2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc “điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan”, từ ngày 01/8/2008 toàn bộ tỉnh Hà Tây được hợp nhất với Thành phố Hà Nội và trở thành đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội mở rộng. Huyện Ứng Hòa bước vào một giai đoạn phát triển mới với nhiều điều kiện, thời cơ mới. Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế mà Đại hội lần thứ XXI của Đảng bộ Huyện đề ra, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của thành phố Hà Nội kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng và đạt được những kết quả phấn khởi.
Đại hội Đảng bộ huyện Ứng Hòa lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã nghiêm túc đánh giá kết quả thực hiện những mục tiêu, phương hướng kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI (2005 - 2010), nhận định rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như khó khăn, yếu kém còn tồn tại của huyện; trên cơ sở đó, đưa ra những quyết định về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong nhiệm kỳ mới 2010 - 2015.
Mục tiêu tổng quát: Phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa
phương, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần
tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tăng cường xây dựng, quy hoạch các vùng kinh tế nông nghiệp, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp. Quy hoạch và mở rộng các làng nghề đã có, xây dựng thêm các làng nghề mới… [53; tr 3].
Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 -
2015: 10,5-11%, trong đó: Nông nghiệp: 5,6-6,0%; Công nghiệp - xây dựng: 13 - 14%; Dịch vụ: 16 - 17%; Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 36 - 38%; Công nghiệp - xây dựng: 32 - 33%; Dịch vụ: 30 - 31% [53; tr 3].
Về nhiệm vụ: Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020 và quy hoạch xây dựng nông thôn mới, hoàn thành quy hoạch chung thị trấn Vân Đình. Lựa chọn và tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, không ô nhiễm môi trường vào sản xuất kinh doanh, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, quản lý chặt chẽ môi trường trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề.
Tiếp tục chỉ đạo quy hoạch và phát triển vùng sản xuất cây, con tập trung, vùng lúa hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh cây rau màu tập trung, tạo ra sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao, tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và xây dựng thương hiệu hàng hoá.
Tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế dịch vụ, huy động các nguồn vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp các chợ nông thôn, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn xây dựng các siêu thị và phát triển đồng bộ các hệ thống dịch vụ phục vụ các khu công nghiệp, các thị trấn, thị tứ để thúc đẩy lưu thông hàng hoá, nông sản.
Tập trung huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hoá để đầu tư các dự án quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện [53, tr 4].
Một số giải pháp chủ yếu: Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đạt chất lượng và hiệu quả cao, gắn với xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân: Chuyển mạnh ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các mô hình sản xuất, chăn nuôi tập trung theo công nghệ cao, sản phẩm có chất lượng gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp ở nông thôn, củng cố hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng nông thôn. Phấn đấu đến năm 2015 tỉ lệ cơ giới hoá đạt 85%, tưới tiêu chủ động trong nông nghiệp đạt 100%. Triển khai và thực hiện quy hoạch nông thôn mới.
Tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật, tích cực đưa giống mới có chất lượng và hiệu quả cao vào sản xuất; bố trí cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý. Tiếp tục quy hoạch, thực hiện ổn định lâu dài vùng sản xuất cây hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Hình thành các vùng trồng hoa, cây cảnh, rau sạch đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tập trung đầu tư chiều sâu nhằm phát triển ngành chăn nuôi, đưa nhanh các giống có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất. Hình thành các khu vực chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp. Điều chỉnh, mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện có bằng cách nạo vét, khơi sâu, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm khai thác mọi lợi thế của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tạo mọi điều kiện để phát triển công nghiệp nhanh và bền vững, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường: Ưu tiên giành quỹ đất để quy hoạch, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ tập trung, tạo điều kiện thuận lợi nhằm tiếp nhận các dự án
đầu tư có công nghệ tiên tiến, không ô nhiễm môi trường vào sản xuất kinh doanh. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2010 – 2015 tăng bình quân 13-14 %/năm [53, tr 2].
Quan tâm khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống, chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với lợi thế của từng xã, thị trấn. Ưu tiên đầu tư vào các ngành chế biến nông sản, thực phẩm, chú trọng phát triển các ngành nghề mới. Mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề: Tăm Hương (Quảng Phú Cầu) và Áo dài (Trạch Xá). Hình thành các doanh nghiệp vệ tinh gia công, phục vụ các khu, cụm công nghiệp.
Khai thác tốt mọi tiềm năng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế dịch vụ để tăng nhanh tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế chung: Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ và các loại hình dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ ở các điểm dân cư nông thôn, thị tứ, thị trấn. Ưu tiên giành đất và đầu tư phát triển dịch vụ đối với các xã bàn giao nhiều đất cho sản xuất công nghiệp. Nâng cấp, cải tạo các chợ hiện có, đồng thời hình thành các điểm dịch vụ mới, hệ thống các siêu thị nhỏ, các khu vui chơi giải trí phục vụ các cụm, khu công nghiệp và các điểm dân cư trên địa bàn.
Phối hợp với các ban, ngành của Thành phố, tranh thủ nguồn kinh phí của cấp trên để mở rộng, tu sửa, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng, tăng cường quảng bá nhằm phát triển du lịch của địa phương.
Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ vận tải trên địa bàn. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tín dụng, ngân hàng. Phấn đấu nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng 15 %/năm. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành bưu chính viễn thông.
Chủ động khai thác, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án của Trung ương, Thành phố; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh, huy động các nguồn lực từ xã hội hoá để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi thiết yếu trên địa bàn huyện. Thực hiện đầu tư tập trung, có trọng điểm, khắc phục triệt để tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát vốn. Phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình đầu tư trọng điểm đã được xác định.
Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, quan tâm bảo vệ môi trường phát triển bền vững: Triển khai thực hiện quy hoạch và điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015. Hoàn thành việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dân cư, đất canh tác. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất trên địa bàn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của nhân dân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Kiên quyết không tiếp nhận các dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Có giải pháp tập trung xử lý tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đảm bảo 100% khu, cụm công nghiệp làng nghề có hệ thống xử lý nước thải), làng nghề, bệnh viện, trường học, khu dân cư. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Thu gom và xử lý rác thải ở khu vực nông thôn” và đề án “Xây dựng vùng chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung, xa khu dân cư”. Triển khai quy hoạch và tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư, xây dựng khu xử lý rác thải chung của huyện.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế Đại hội đề ra, Đảng bộ huyện Ứng Hòa chủ động bám sát các chương trình
lớn, nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá của Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Ngày 29/11/2011 Huyện ủy Ứng Hòa đã ban hành Kế hoạch số 20-KH/HU, thực hiện các chương trình của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh công tác quy
hoạch, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường, phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững”. Kế hoạch đã đề ra các giải pháp đồng bộ định hướng phát triển kinh tế đối với từng ngành cụ thể như sau:
Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp theo hướng tích cực, hiệu quả và bền vững. Tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại; sản xuất hàng hóa sử dụng kỹ thuật cao, có năng suất, chất lượng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp, đến năm 2015 cơ cấu trồng trọt chiếm 48,7%; chăn nuôi, thủy sản chiếm 51,3%. Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, các vùng chuyên canh sản xuất tập trung; bố trí hàng vụ có từ 30 - 40% diện tích lúa giá trị kinh tế cao; tiếp tục đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông đạt từ 55% diện tích canh tác trở lên; mở rộng diện tích rau an toàn, rau cao cấp ở các xã ven đáy; tăng diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả kết hợp sinh thái và môi trường đến năm 2015 đạt 600ha. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chuyển các hộ chăn nuôi tập trung và các hộ giết mổ gia súc, gia cầm ra khỏi khu dân cư. Tăng nhanh sản lượng nuôi trồng thủy sản, phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 1000ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tập trung. Tiếp tục chuyển đổi diện tích lúa và diện tích cây trồng kém hiệu quả từ 600 - 700ha sang nuôi trồng thủy sản để đạt 3000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản vào năm 2015 [52, tr 8].
Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ về giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, cung ứng vật
tư, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ vốn và thương mại, dịch vụ vận chuyển phục vụ sản xuất. Khuyến khích đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản, như: giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến rau quả. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản. Tiếp tục phát huy hiệu quả việc dồn điền đổi thửa lần II ở các đơn vị sản xuất nông nghiệp.
Tập trung tổ chức thực hiện thành công đề án xây dựng mô hình nông thôn mới. Đến năm 2012, hoàn thành việc lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho 100% số xã. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo quy hoạch, ưu tiên cải thiện hệ thống đường giao thông, điện nông thôn, hệ thống tưới tiêu, thoát nước thải, cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nâng cấp các chợ; xây dựng các khu chăn nuôi quy mô lớn và sản xuất tiểu thủ công nghiệp có ô nhiễm ra xa khu dân cư. Quan tâm xây dựng trường học, trạm y tế; hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở, đồng thời tăng cường chỉnh trang bộ mặt nông thôn.
Chú trọng phát triển sản xuất, dịch vụ và các mô hình tổ chức sản xuất hiệu quả, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, ngành nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Củng cố, kiện toàn tổ chức để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX NN theo luật HTX; phát triển các HTX ngành nghề, dịch vụ, các hội nghề nghiệp ở nông thôn, nhân rộng mô hình các HTX tiên tiến. Có các giải