2.3. Chỉ đạo phát triển kinh tế dịch vụ
2.3.3. Phát triển dịch vụ giao thông vận tải
Ứng Hòa có mạng lưới giao thông tương đối hoàn thiện bao gồm tuyến đường trục chính như: quốc lộ 21B, tỉnh lộ 429, tỉnh lộ 428 (75A), tỉnh lộ 432 (74), tỉnh lộ 431 (76), tỉnh lộ Quán Xá - Thái Bằng, tuyến tỉnh lộ Cầu Lão - Ba Thá, nối liền với các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện giao lưu kinh tế - thương mại thông suốt, ngoài ra còn có hệ thống các tuyến huyện lộ Minh Đức - chợ Ngăm; Cần Thơ - Xuân Quang nối liền với các huyện trong thành phố, cùng với hệ thống đường huyện, đường liên xã, thôn xóm đan xen đi lại khá thuận tiện, chất lượng đường tốt, đa phần được rải nhựa hoặc bê tông hóa. Đến nay, 100% xã có đường bê tông, nhựa và đường cấp phối thông suốt đến trung tâm xã đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Một số tuyến đường giao thông đã và đang được làm mới, nâng cấp phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của người dân.
- Tuyến trục chính quốc lộ 21B cùng với hệ thống cầu, cống (dài 69km, trong đó đoạn tuyến qua huyện dài 23km) là trục đường chính của huyện đã được mở rộng, nâng cấp rải thảm nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp
V huyện đồng bằng.
- Đường 428 (75A), Vân Đình - Cống Thần: dài 15km.
- Đường 429, Xuân Dương - Ba Thá, dài 7km, mặt đường rải thảm nhựa, nối với quốc lộ 1A (Quán Tròn - Phú Xuyên).
- Đường 432 (74), Thanh Bồ - Đục Khê, dài 3,5km, mặt đường rải thảm nhựa nối với huyện Mỹ Đức và huyện Kim Bôi (Hòa Bình).
- Đường 431 (76), đầu đê Hòa Xá - Tế Tiêu, dài 6km, mặt đường rải thảm nhựa nối với huyện Mỹ Đức và huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình).
Đến năm 2015, có 29/29 xã có đường ôtô đổ bê tông và rải thảm nhựa; 6/29 xã có đường ôtô rải đá đến trung tâm xã. Các tuyến đường liên xã, liên thôn có tổng chiều dài 535,53km, trong đó đường liên xã dài 97km. Theo kết cấu mặt đường, có 34,5% đường bê tông, thảm nhựa (184km), 26,3% đường đá cấp phối (140km) và 39,2% đường đất (209km, chủ yếu là đường ra đồng) [28, tr 329].
Giao thông đường thủy với ba tuyến sông có tổng chiều dài 48km, trong đó tuyến sông Đáy dài 31km, qua 14 xã phía tây nam huyện; tuyến sông Nhuệ dài 11km qua phía đông nam huyện và tuyến sông Vân Đình dài 6km, qua trung tâm huyện, tuy nhiên mạng lưới giao thông đường thủy chưa phát triển mới chỉ có ít số lượng hàng hóa được vận chuyển qua sông Nhuệ.
Năm 2015 Ứng Hòa có 25 cơ sở làm dịch vụ vận tải (10 công ty cổ phần, 15 công ty trách nhiệm hữu hạn). Thị trấn Vân Đình có bến xe khách đi ngoại huyện và ngoại tỉnh, bến xe buýt đi vào trung tâm Hà Nội. Dịch vụ vận tải về cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa, đi lại của nhân dân ngoại tỉnh, trong tỉnh và trong huyện. Năm 2015 Ứng Hòa có 987 hộ kinh doanh dịch vụ vận tải, kho bãi [28, tr 330].
2.3.4 Phát triển một số dịch vụ khác * Dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp bao gồm cung ứng vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, giống cây con, thủy lợi, bảo vệ thực vật, hướng dẫn khoa học - kỹ thuật, dịch vụ thú y, dịch vụ cung cấp vốn, dịch vụ cung cấp điện, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp... phát triển ở hầu hết các xã. Năm 2015 toàn huyện có 106 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 07 hợp tác xã dịch vụ thủy sản… Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, hệ thống Trạm bảo vệ thực vật huyện, Trạm thú y huyện, công ty giống cây trồng huyện đã phối hợp với các Hợp tác xã nông nghiệp trong toàn huyện thực hiện tốt việc cung cấp các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, dù đã có nhiều có gắng nỗ lực nhưng ngành dịch vụ nông nghiệp mới chỉ đáp ứng được các dịch vụ cho khâu sản xuất nông nghiệp, còn khâu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa có cải tiến, hầu hết nông dân vẫn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản của mình.
* Hệ thống thông tin liên lạc:
Được đầu tư phát triển đáp ứng yêu cầu của các cơ quan đóng trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu của người dân trong sử dụng các dịch vụ công, các dịch vụ viễn thông bằng công nghệ hiện đại: mạng cáp quang, cáp quang không dây…
Tất cả các xã, thị trấn đều có điểm bưu điện văn hóa xã. Việc phát triển điện thoại ngày một tăng. Dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Mạng điện thoại di động được phủ sóng 29/29 xã, thị trấn.
Tổ chức duy trì hoạt động và khai thác có hiệu quả cổng giao tiếp thông tin điện tử của UBND huyện, sử dụng có hiệu quả, đảm bảo an toàn thông suốt mạng lưới thông tin làm nền tảng cho việc triển khai hệ thống các ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước từ huyện đến cơ
sở. Góp phần cung cấp các dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
* Hệ thống lưới điện:
Ứng Hòa có mạng lưới điện phát triển, đảm bảo cung cấp điện ổn định và an toàn, giảm tổn thất điện năng và có mức dự phòng hợp lý đáp ứng cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Năm 2015 100% số xã trong huyện có điện lưới quốc gia. Toàn huyện có 312 trạm biến áp với 346 máy biến áp, đường dây cao áp là 213km, đường dây hạ áp là 634km, cáp ngầm là 1,45km, trong đó có 33 trạm biến áp với 49 máy biến áp cấp điện chính cho các trạm bơm tưới tiêu.
Ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Ứng Hòa chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế: 30% đến 31%, quy mô giá trị sản xuất ngành dịch vụ khá cao và có mức tăng trưởng khá ổn định. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ đã từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong huyện, đóng góp lớn vào tổng giá trị kinh tế của huyện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành thương mại, dịch vụ của huyện vẫn còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của huyện. Thị trường còn nhỏ hẹp, sức mua trong dân vẫn còn thấp, việc nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả còn hạn chế. Đây là thách thức không nhỏ để Đảng bộ huyện phải tập trung chỉ đạo nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của ngành thương mại, dịch vụ trong những năm tiếp theo.
2.4. Kết quả về phát triển kinh tế
Kinh tế của Ứng Hòa trước năm 2008 chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; cơ sở vật chất, đường sá, trường học, trụ sở các cơ quan của huyện còn chắp vá; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Sau năm 2008, khi hợp nhất với Hà Nội phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện đã tập trung lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, động viên được cán bộ và nhân dân trong huyện sôi nổi tích cực tham gia lao động sản xuất và hưởng ứng các phong trào thi đua. Đến năm 2015, Ứng Hòa trở thành huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (10,5%/năm); an ninh chính trị ổn định; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, năm 2008 là 7 triệu đồng/người/năm, năm 2010 là 9,5 triệu đồng/người/năm, năm 2013 là 16,46 triệu đồng/người /năm, năm 2015 là 23,2 triệu đồng/người /năm. Công cuộc đổi mới đã đưa huyện Ứng Hòa từng bước khởi sắc và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý hơn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5. Tình hình chuyển dịch cơ cấu GTSX trên địa bàn huyện giai đoạn 2008 - 2015
Đơn vị tính: %
Ngành 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Công nghiệp, xây dựng 27,3 22,9 37 31,8 31 29,8 29,1 28,2
Dịch vụ 21,7 30,0 25,5 28 29,8 33,7 33,2 31,3
Nông, lâm, thủy sản 51 47,1 37,5 40,2 39,2 36,5 37,7 40,5
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê huyện Ứng Hòa, 2015)
Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy rằng, Ứng Hòa mặc dù là một huyện thuần nông, kinh tế của huyện chủ yếu phát triển dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những từ 2008 đến 2015, dưới với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Ứng Hòa, nền kinh tế nông nghiệp của huyện Ứng Hòa chẳng những có bước phát triển mạnh mà tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ cũng có bước chuyển
dịch tích cực, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện, cũng như góp phần đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước.
Xác định việc xây dựng nông thôn mới là khó khăn và là công việc mới, huyện Ứng Hòa đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để toàn dân hiểu rõ về chủ trương xây dựng nông thôn mới và xác định đây là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân. Với quyết tâm chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện và sự đồng tình, chung sức, chung lòng của mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” đến nay bộ mặt nông thôn mới trên địa bàn huyện Ứng Hòa đã có
nhiều khởi sắc, mang lại niềm tin, sự phấn khởi cho nhân dân, tạo đà cho việc triển khai tiếp chương trình trong thời gian tới trên địa bàn huyện. Đến năm 2015, toàn Huyện có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 06 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, 10 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, 9 xã đạt và cơ bản đạt từ 11 - 14 tiêu chí. Tổ chức rà soát 9 xã đăng ký đề nghị công nhận đạt chuẩn NTM mới năm 2016. Luôn coi công tác quy hoạch có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, huyện đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Đến nay, Ứng Hòa đã hoàn thành quy hoạch 28/28 xã xây dựng nông thôn mới.
Để đạt được mục tiêu về đích xây dựng nông thôn mới trong năm 2020, huyện Ứng Hòa sẽ tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Tăng cường lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, đất đai, xây dựng, quản lý đô thị, bảo vệ môi trường và thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng. Đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước xây dựng quê hương Ứng Hòa ngày càng giàu đẹp và văn minh.
Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo các Nghị quyết của Trung ương, của Thành ủy Hà Nội về phát triển kinh tế, Đảng bộ và chính quyền huyện Ứng Hòa tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH trong các lĩnh vực kinh tế. Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, XXII với sự nỗi lực phấn đấu cao của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân, kinh tế - xã hội của huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, nền kinh tế của huyện có bước phát triển toàn diện cả về chiều rộng và chiều sâu.
Ngành nông nghiệp cơ bản đã được xây dựng theo hướng sản xuất hàng hóa, các vùng nông nghiệp được quy hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng xã đã giúp cho hiệu quả kinh tế được nâng cao. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng về số lượng, chủng loại, số lượng lớn đã đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong huyện và cung cấp cho thị trường tiêu thụ của thành phố Hà Nội.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục được chuyển dịch theo hướng thâm canh, nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới với chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất. Các biện pháp khoa học - kỹ thuật thường xuyên được áp dụng đã giảm công sức lao động của nhân dân, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh chóng về quy mô, giá trị và sự đa dạng của các ngành nghề. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề ngày càng được mở rộng đã thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài huyện. Hàng loạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký sản xuất góp phần phát triển kinh tế tương đối đồng đều trên địa bàn huyện. Sự phát triển của ngành công nghiệp đã góp phần giải
quyết khá tốt vấn đề việc làm cho người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn ngày càng giảm xuống.
Ngành dịch vụ, thương mại có nhiều chuyển biến mới, các loại hình dịch vụ phát triển nhanh chóng, đa dạng đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa, vay vốn phát triển kinh tế của nhân dân. Đồng thời, với sự phát triển của các loại hình dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Nhìn một cách tổng thể, đạt được những kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã kịp thời nắm bắt những yêu cầu của thực tiễn, đề ra chủ trương phù hợp với yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế, từ đó khơi dậy tiềm lực, sự sáng tạo của nhân dân góp phần đưa nền kinh tế huyện Ứng Hòa phát triển tạo đà cho địa phương tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 3.1. Một số nhận xét
3.1.1. Về ưu điểm
Trong những năm 2008 - 2015, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã từng bước quán triệt đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng và Thành ủy Hà Nội về phát triển kinh tế vào tình hình cụ thể của địa phương. Nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự sáng tạo của Đảng bộ huyện Ứng Hòa mà tình hình kinh tế của Ứng Hòa đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế chung của Thủ đô. Có thể đánh giá những ưu điểm trong lãnh đạo kinh tế của Đảng bộ huyện Ứng Hòa qua những điểm sau:
Một là, Đảng bộ đã quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế vận dụng phù hợp với điều kiện của địa phương
Quán triệt chủ trương coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Huyện ủy Ứng Hòa thường xuyên coi trọng chỉ đạo phát triển kinh tế, đã kịp thời đưa ra các chỉ thị, nghị quyết, chương trình về phát triển kinh tế. Hàng loạt các giải pháp lớn đều được chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ như: tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; Chú trọng đẩy nhanh phát triển các ngành dịch vụ quan tâm công tác đào tạo nghề, từng bước chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp - nông thôn sang công nghiệp, dịch vụ, thương mại,… Những quan điểm chỉ đạo trên đã đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế huyện trong sự nghiệp CNH, HĐH, tạo mối liên kết giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế, nâng cao trình độ lao động sản xuất của người lao động, tạo ra năng suất lao động cao, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân,…
Trước tiên phải kể đến việc Huyện ủy chú trọng, tăng cường chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt trong công tác dồn điền đổi thửa, Đảng bộ Ứng Hòa đã chỉ đạo nhân dân tích cực tham gia, số diện tích dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa to lên tới hàng nghìn ha, đạt 90,45%, tạo điều kiện cho huyện đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.