2.1. Chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
2.1.2. Phát triển chăn nuôi
Được sự chỉ đạo của Đảng bộ Thành Phố Hà Nội về việc thực hiện Hướng dẫn của Bộ NNPTNT theo Thông tư số 27 /2011/TT-BNNPTNT về việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa bàn huyện và Quyết định
Số 1835/QĐ-UBND (ngày 25/2/2013) của Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chăn nuôi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030. Năm 2015, huyện Ứng Hòa có 20 trang trại lợn, 5 trang trại gia cầm được cấp giấy chứng nhận. Với đặc thù là vùng chiêm trũng, huyện Ứng Hòa đã thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, chuyển những vùng sản suất lúa kém năng suất sang đa canh, khuyến khích nhân dân làm kinh tế trang trại. Đảng bộ huyện đã đẩy mạnh phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, quy mô lớn. Toàn huyện hiện có 2.400 ha thủy sản và sản xuất đa canh lúa - cá - vịt tại các xã Phương Tú, Trầm Lộng, Đồng Tân, Vạn Thái. Bình quân hàng năm, toàn huyện có hơn 9.000 hộ đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Đến năm 2015, toàn huyện đã có 29 mô hình cho thu nhập từ 0,5 - 8 tỷ đồng/năm, 104 hộ cho thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng... Bên cạnh đó, huyện Ứng Hòa đã chỉ đạo tiếp tục triển khai, đưa các mô hình mới vào sản xuất, hiệu quả cao.
Trong đó, về chăn nuôi lợn, huyện đã thí điểm xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học cho 10 hộ tại một số xã, tăng hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường, như không còn mùi hôi thối từ phân và nước tiểu, hạn chế ruồi, muỗi, tránh được các mầm bệnh, nguyên nhân lây lan dịch bệnh. Nền đệm lót sau một thời gian sử dụng là nguồn phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng. Hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt: giúp tiết kiệm 80% nước trong chăn nuôi, 60% nhân công lao động, 10% thức ăn, có thêm nguồn phân hữu cơ sạch, an toàn. Ước tính lãi suất chăn nuôi cao hơn chăn nuôi thông thường khoảng 200.000 đồng/con. Đây là mô hình rất có lợi, giải quyết được vấn đề về giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trong khu dân cư, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người nông dân. Năm 2011, đàn lợn của toàn huyện có 98.992 con. Đến năm 2015, Đàn lợn tăng lên 119.591 con, tăng 30,8%. Tổng giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt 580,3 tỷ
đồng. Trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 25.976 tấn so với năm 2012 tăng 25,9%. Chăn nuôi lợn tập trung tại một số xã Phương Tú, Hòa Lâm, Trầm Lộng, Đồng Tân, Trung Tú, Tảo Dương Văn, Vạn Thái..., sản lượng các sản phẩm chính đều tăng, trong khi giá cả luôn ở mức khá cao. Xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở, trang trại chăn nuôi kiểu công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, là chăn nuôi bò. Thực hiện dự án ứng dụng, lai tạo giống bò BBB trên nền bò cái lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt. Mở rộng 230ha chăn nuôi xa khu dân cư tại xã Tảo Dương Văn và Vạn Thái. Các địa phương trong huyện đã bình tuyển được 1.700 con bò và phối giống được 195 con bò BBB. Theo thống kê thời điểm 01/10/2011: Toàn huyện có 425 con trâu, giảm so với cùng kỳ 14,1%, đàn bò 5.025 con, giảm so với cùng kỳ 28,3%, Đến năm 2012: đàn trâu 431 con, (tăng 1,4%), đàn bò 4.075 con, (giảm 18,9%). Theo thống kê đến 01/10/2013 toàn huyện có: Đàn trâu 588 con, so với cùng kỳ năm trước tăng 36,4%; Đàn bò 3.756 con, so với cùng kỳ năm trước giảm 7,9%; Trọng lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng đạt 311 tấn so với cùng kỳ giảm 17,5%. Năm 2015, Đàn bò có 4.250 con, tăng 14% cùng kỳ; trâu có 480 con, giảm 184%.
Về chăn nuôi gia cầm, trước tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm diễn biến hết sức phức tạp, UBND huyện đã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền và phòng chống dịch bệnh; theo dõi, quản lý khâu giết mổ, tăng cường vệ sinh môi trường, khử trùng, tiêu độc nên không có dịch bệnh lớn xảy ra. Năm 2012, đàn gia cầm 1.139.000 con, giảm so với cùng kỳ 14,9%. Năm 2015, đàn gia cầm tăng lên 1.348.900 con, tăng 18,5%. Trọng lượng thịt hơi gia cầm xuất chuồng đạt 5.105 tấn tăng 12,9%. Sản lượng trứng gia cầm 136 triệu quả, tăng 12%.
2.1.3. Thực hiện dồn điền đổi thửa, phát triển kinh tế trang trại và nuôi trồng thủy sản
Thực hiện dồn điền đổi thửa
Công tác dồn điền đổi thửa được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm chỉ đạo sát sao, toàn huyện đã dồn ô đổi thửa được trên 5.600 ha, trung bình mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa rất thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa, việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để làm tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác. Qua công tác dồn điền đổi thửa, huyện đã quy hoạch và hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung như vùng trồng lúa chất lượng cao với diện tích 3873 ha, nâng tổng diện tích trên 3.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang chuyển đổi các mô hình đa canh, kết hợp nuôi trồng thủy sản cho giá trị thu nhập cao hơn từ 1,5 - 2,5 lần so với trồng lúa, hay các vùng chuyên thủy sản 870 ha, đa canh chăn nuôi kết hợp với thủy sản hoặc một vụ lúa, một vụ cá 2035 ha, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 218 ha, trồng cây ăn quả 139 ha, trồng cây rau màu 637 ha, trồng cây dược liệu là 62 ha. Tiêu biểu là xã Trầm Lộng, cũng là địa phương đầu tiên tại miền Bắc hoàn thành công tác đồn điển đổi thửa. Trầm Lộng đã mở rộng diện tích gieo trồng 100 mẫu lúa hàng hóa, 180ha cây trồng vụ đông. Tiếp đến là xã Phương Tú, một trong những xã điển hình tiên tiến trong phát triển nông nghiệp của huyện Ứng Hòa. Sau dồn điền đổi thửa, xã Phương Tú đã hình thành nhiều mô hình trên đồng đất chiêm trũng. Trên địa bàn xã có 135 hộ xây dựng được mô hình trang trại đa canh trên diện tích 214,8 mẫu và hầu hết đã đầu tư chuyên canh nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, thôn Ngọc Động xã Phương Tú trở thành một trong những vựa cá lớn nhất của huyện Ứng Hòa. Để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, xã Phương Tú phối hợp tích cực với Phòng Kinh tế huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội mở nhiều lớp tập huấn, dạy nghề giúp các hộ nuôi trồng thủy sản nâng cao kiến thức chọn loại
cá nuôi cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Đồng thời, nâng cao kinh nghiệm cho nông dân từ khâu cải thiện ao nuôi đến chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh; khuyến cáo nông dân không sử dụng kháng sinh, hóa chất trong danh mục bị cấm nhằm đảm bảo chất lượng thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm…Ngoài Trầm Lộng, Phương Tú còn các xã Đồng Tân, Minh Đức, Hòa Lâm, Kim Đường, Đại Hùng, Đại Cường, Trung Tú, Đội Bình... cũng đang phát triển mở ra nhiều mô hình nông nghiệp giá trị cao. Đặc biệt, Trung Tú là điển hình về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, qui mô lớn. Tổng diện tích đất canh tác là 400 ha, Trung Tú đã chuyển đổi 50% đất lúa sang nuôi trồng thủy sản và mở rộng diện tích trồng hơn 100ha lúa hàng hóa chất lượng cao. Kết quả, cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Trồng trọt chiếm 36,5%, chăn nuôi, thủy sản chiếm 63,5%; giá trị sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây trung bình đạt trên 1.142 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 6,1%/năm.
Phát triển kinh tế trang trại
Đảng bộ huyện Ứng Hòa luôn chỉ đạo đẩy mạnh chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, biến những hạn chế thành thế mạnh của huyện. Ở các xã vùng trũng như Phương Tú, Trung Tú, Hòa Lâm, Đồng Tân.... khuyến khích bà con chuyển đổi những diện tích sản xuất kém hiệu quả sang mô hình đa canh hoặc chuyên canh, đặc biệt là chuyên nuôi trồng thủy sản. Riêng hai xã Trung Tú và Đồng Tân có tới 232 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Một số xã như Vạn Thái, Tảo Dương Văn, Sơn Công... hình thành các vùng chăn nuôi lớn, tập trung xa khu dân cư, những vùng đa canh, kết hợp lúa – cá – vịt như Trầm Lộng, Hòa Lâm, Minh Đức.... Mô hình trang trại ngày càng phát triển trên địa bàn huyện. Tính đến tháng 12 năm 2015, huyện Ứng Hòa có 143 trang trại, gồm 105 trang trại chăn nuôi, 21 trang trại nuôi trồng thủy sản, 17 trang trại tổng hợp. Doanh thu bình quân đạt 2,068 tỉ đồng/trang trại. Trong
đó, trang trại thủy sản đạt 331,48 triệu đồng/ha. Với hình thức chuyển đổi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 – 2 lần so với chuyên canh cây lúa.
Với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện Ứng Hòa, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn. Điển hình là ông Nguyễn Văn Thanh đã nhận thầu 8,84 ha, xây dựng 72.000m2 chuồng trại để chăn nuôi lợn nái và lợn siêu nạc mang lại giá trị kinh tế cao (880 con lợn nái, 70 con lợn đực giống, 4.900 con lợn thịt), tổng doanh thu là 93,812 tỷ đồng, lãi thực tế là 19,7 tỷ đồng, giải quết được việc làm cho 46 lao động.
Nuôi trồng thủy sản
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, huyện Ứng Hòa đã ban hành quyết định 361/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục chuyển dịch mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả sang sản xuất chuyên canh, đa canh kết hợp.
Năm 2011, diện tích nuôi trồng thủy sản cả năm ước đạt 2.190 ha tăng 164 ha so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 11.169 tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Năm 2012, sản lượng cá, tôm đạt 120.241 tấn so với cùng kỳ tăng 12,7%.
Ngành thủy sản được đặc biệt quan tâm, giá trị sản xuất năm 2015 tăng 6,8% so với năm 2014. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã khắc phục khá thành công những khó khăn về dịch bệnh. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2015 đạt 3.413 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm trước
Huyện tiếp tục chỉ đạo các xã đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất, phấn đấu đến năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản và sản xuất đa canh đạt 3.000 ha, sản lượng đạt từ 24.000 - 26.000 tấn.
UBND huyện chỉ đạo các phòng ban lập quy hoạch hệ thống thủy lợi, ao nuôi từng vùng. Cùng với đó, huyện cho triển khai hỗ trợ xây dựng hạ tầng cho các vùng chuyển đổi như cứng hóa đường giao thông, xây dựng và cải tạo
hệ thống kênh mương tạo điều kiện cho việc tưới tiêu và thoát úng hiệu quả khi có mưa lớn. Các xã căn cứ vào quy hoạch của huyện để xây dựng quy hoạch cấp xã, giúp đỡ các hộ xây dựng đề án chuyển đổi, tạo ra các vùng chuyên canh tập trung với diện tích tối thiểu mỗi vùng 10 ha.
Thực hiện chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện về chuyển đổi diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang các mô hình kinh tế nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao: kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy hải sản, trồng cây ăn quả… Đến năm 2015, toàn huyện đã chuyển đổi được 1.078,58 ha, với 1.304 hộ tham gia. Các xã có diện tích chuyển đổi lớn như Trung Tú 177,9 ha, Hòa Lâm 197,56 ha, Trầm Lộng 66,48 ha, Phương Tú 73,52 ha… Các mô hình, dự án được duyệt chủ yếu là chuyển đổi sang NTTS kết hợp trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đáng chú ý là việc hình thành các vùng chuyên canh thủy sản, chăn nuôi tập trung đều khá xa khu dân cư, bảo đảm vệ sinh môi trường; đó cũng là điều kiện thuận lợi để kiểm soát vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, hiệu quả kinh tế cao, từng bước giảm dần hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng trong các hộ.
Hầu hết các diện tích chuyển đổi đều phát huy hiệu quả, các hộ nuôi trong vùng đã tận dụng diện tích đất và mặt nước tổ chức NTTS. Ở một số vùng chuyển đổi, các hộ đã đưa một số vật nuôi mới có giá trị kinh tế và hiệu quả cao như cá trắm, cá chép giòn, cá trạch, cua… Phòng Kinh tế huyện cùng với Chi cục NTTS thường xuyên phối hợp với các hộ nuôi chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách phòng và chữa bệnh cũng như cung cấp con giống chất lượng cho người dân. Do vậy, công nghệ nuôi được thực hiện theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.
Toàn huyện có 12.730,16 ha đất nông nghiệp, trong đó có nhiều diện tích trũng thường hay bị ngập nước, có nơi người dân chỉ trồng được một vụ
lúa nhưng cũng chỉ cho thu bấp bênh do ảnh hưởng của mưa lũ. Việc chuyển đổi sang NTTS cho thấy đây là bước đi phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Để phát huy hơn nữa hiệu quả từ mô hình này, huyện đã quan tâm đến việc quản lý chặt chẽ quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang NTTS nhằm hoạt động này phát triển theo đúng định hướng, tránh hiện tượng chăn nuôi tự phát, tràn lan, nhỏ lẻ phá vỡ quy hoạch. Bên cạnh đó là đẩy mạnh phát triển NTTS theo hướng trang trại, gia trại, tập trung phát triển đa dạng các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng, tăng cường công tác khuyến ngư, áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn VietGap trong NTTS. Huyện đã giao cho các phòng ban chức năng cùng với chính quyền xã tiếp tục rà soát và bổ sung quy hoạch sử dụng đất đai; quy hoạch thủy lợi; quy hoạch xây dựng NTM của các địa phương nhằm tiếp tục đẩy mạnh chuyện dịch cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích canh tác.
2.1.4. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và của Thành phố Hà Nội. Trong đó, Đảng xác định, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương nhằm bảo đảm các khu nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy, để đủ sức hội nhập với nền nông nghiệp thế giới đòi hỏi phải tăng nhanh các ngành sản xuất có hàm lượng KH&CN và giá trị tăng cao nhằm hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, bền vững, vì vậy việc đưa tiến bộ KH&CN vào phát triển nông nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quyết định.
Huyện Ứng Hòa đã có những đầu tư trong công tác ứng dụng tiến bộ KH&CN cho nông dân trong phát triển nông nghiệp, từng bước cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Cùng với thành phố, nông
nghiệp Ứng Hòa bước vào tiến trình hội nhập và đã đạt được những thành tựu nhất định do ứng dụng những tiến bộ của KH&CN, nhất là cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và công nghệ sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản. Ứng dụng KH&CN vào lĩnh vực nông nghiệp bao gồm các ngành như: Trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp và chế tạo công cụ sản xuất.
Với diện tích đất trồng trọt lớn, huyện đã xây dựng kế hoạch sản xuất lúa, cây màu, cây vụ đông hàng vụ, hàng năm trong đó luôn kịp thời đưa các giống có chất lượng. Xây dựng lịch gieo trồng cụ thể cho từng loại cây trồng, từng bước chuyển đổi cơ cấu giống lúa, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản