CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Một số nhận xét
3.1.1. Về ưu điểm
Trong những năm 2008 - 2015, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã từng bước quán triệt đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng và Thành ủy Hà Nội về phát triển kinh tế vào tình hình cụ thể của địa phương. Nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự sáng tạo của Đảng bộ huyện Ứng Hòa mà tình hình kinh tế của Ứng Hòa đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế chung của Thủ đô. Có thể đánh giá những ưu điểm trong lãnh đạo kinh tế của Đảng bộ huyện Ứng Hòa qua những điểm sau:
Một là, Đảng bộ đã quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế vận dụng phù hợp với điều kiện của địa phương
Quán triệt chủ trương coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Huyện ủy Ứng Hòa thường xuyên coi trọng chỉ đạo phát triển kinh tế, đã kịp thời đưa ra các chỉ thị, nghị quyết, chương trình về phát triển kinh tế. Hàng loạt các giải pháp lớn đều được chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ như: tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; Chú trọng đẩy nhanh phát triển các ngành dịch vụ quan tâm công tác đào tạo nghề, từng bước chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp - nông thôn sang công nghiệp, dịch vụ, thương mại,… Những quan điểm chỉ đạo trên đã đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế huyện trong sự nghiệp CNH, HĐH, tạo mối liên kết giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế, nâng cao trình độ lao động sản xuất của người lao động, tạo ra năng suất lao động cao, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân,…
Trước tiên phải kể đến việc Huyện ủy chú trọng, tăng cường chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt trong công tác dồn điền đổi thửa, Đảng bộ Ứng Hòa đã chỉ đạo nhân dân tích cực tham gia, số diện tích dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa to lên tới hàng nghìn ha, đạt 90,45%, tạo điều kiện cho huyện đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Ruộng đồng ở Ứng Hòa đã bớt manh mún, phân tán. Mỗi hộ nông dân chỉ còn từ 1-2 thửa , thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp. Từ kết quả của quá trình dồn điền đổi thửa mà Huyện ủy đã quy hoạch và hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Do đó đã tạo nên được những cánh đồng mẫu lớn, những vùng chuyên canh hoa màu 637 ha, trồng cây dược liệu là 62 ha, vùng đa canh chăn nuôi kết hợp với thủy sản là 870 ha, hoặc một vụ lúa, một vụ cá 2035 ha; vùng chuyên trồng lúa chất lượng cao với diện tích 3873 ha, vùng chăn nuôi xa khu dân cư.
Tại vùng ven sông Đáy, một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cam Canh, bưởi Diễn, chanh đào, táo, chuối tiêu hồng...đã được đưa vào sản xuất thay thế các cây rau màu hiệu quả thấp. Hình thành những vùng chăn nuôi lớn ở các xã như Vạn Thái, Tảo Dương Văn, Sơn Công...; vùng chuyên sản xuất đa canh kết hợp lúa – cá – vịt – lợn ở các xã Trầm Lộng, Hòa Lâm, Minh Đức... và vùng chuyên nuôi trồng thủy sản ở các xã như Phương Tú, Hòa Lâm, Trung Tú, Đồng Tân...Trầm Lộng đã chuyển đổi được 265/465 ha đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản. Nhiều trang trại nuôi trồng theo mô h nh tổng hợp này cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/ha. Mỗi năm, Trầm Lộng thu khoảng 600 tấn cá, 4 triệu quả trứng, trên 100 tấn thịt gà, vịt, 400 tấn thịt lợn hơi, nơi đây trở thành một trong những trọng điểm sản xuất nông nghiệp ở huyện Ứng Hòa. Giá trị sản xuất tăng lên rõ rệt, đạt 152 triệu đồng/ ha, góp phần nâng cao thu nhập bình quân trên đầu người cho người dân trong huyện.
Bên cạnh đó thì những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cũng đáng khích lệ. Chỉ tính riêng bốn năm gần đây huyện ủy đã phối hợp với hội nông dân, đã tổ chức được 186 lớp dạy nghề, nhân cấy nghề cho lao động nông thôn được mở rộng, thu hút hơn 6.300 học viên tham gia. Tỷ lệ lao động qua đào tạo không ngừng tăng, từ 28,8% (năm 2010) lên 36% (năm 2014). Song hành với việc đào tạo nghề, trong phong trào xây dựng Nông thôn mới, những công trình điện, đường, trường, trạm đã khang trang. Chỉ tính từ năm 2010 đến 2014 toàn huyện đã cứng hóa được 76km đường trục xã, 48,8 km đường trục thôn, 120km đường ngõ xóm, 73,4km đường trục chính nội đồng; thêm 6 chợ nông thôn được cải tạo, xây dựng thêm hai khu xử lý rác thải tập trung tại Đông Lỗ và Thị trấn Vân Đình, 51 điểm tập kết thu gom rác thải, làm cho môi trường được cải thiện.
Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển được duy trì ổn định. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã góp phần làm tăng GDP của huyện, giải quyết nhiều việc làm. Đặc biệt giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, đến hết năm 2014 giá trị sản xuất hàng hàng công nghiệp của huyện đạt 2832 tỉ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 11,5 %/năm. Trên địa bàn huyện đã và đang hình thành, phát triển các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ. Toàn huyện có 118 làng có nghề/138 làng, trong đó có 20 làng nghề đã được công nhận. Huyện đang xây dựng cụm công nghiệp Bắc Vân Đình với quy mô 50 ha và 2 điểm công nghiệp làng nghề ở Quảng Phú Cầu với diện tích 4,5 ha.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tương đối cao (11,5%/năm giai đoạn 2011-2015), nhưng nhìn chung quy mô sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện còn nhỏ bé. Trình độ kỹ thuật công nghệ còn thấp, trang thiết bị lạc hậu, năng suất thấp, năng lực cạnh
tranh của sản phẩm không cao. Cơ cấu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề như chế biến lương thực- thực phẩm, sửa chữa cơ kim khí, tái chế vật liệu, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ gia dụng, dệt may... Những hạn chế này đòi hỏi trong thời gian tới Ứng Hoà cần phải tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và phát triển mạnh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Để làm được điều này, Ứng Hoà cần phải có sự đột phá về chất lượng nguồn nhân lực.
Về thương mại- dịch vụ: Lĩnh vực thương mại - dịch vụ phát triển khá
nhanh. Thị trường được mở rộng, hoạt động thương mại – dịch vụ phát triển đa dạng và phong phú với sự góp mặt của các thành phần kinh tế, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khu vực thương mại tư nhân. Các hoạt động thương mại - dịch vụ của huyện đã từng bước cung ứng được vật tư sản xuất và hàng hàng hoá tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và tiêu dùng của huyện. Một số sản phẩm xuất khẩu của huyện đã bước đầu khẳng định được thương hiệu trên thị trường như tre đan, tăm hương. Đầu tư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại được nâng cấp và mở rộng, hệ thống chợ, hệ thống các cửa hàng, trung tâm thương mại phát triển mạnh, hiện toàn huyện có 31 chợ, trong đó 6 chợ xây dựng kiên cố được công nhận đạt tiêu chuẩn của Bộ Công thương, trong đó có 1 chợ đầu mối trung tâm, 1 siêu thị.
Dịch vụ du lịch bước đầu được đầu tư mở rộng, nâng cấp một số cơ sở hạ tầng các điểm du lịch. Hệ thống tài chính ngân hàng của huyện phát triển khá tốt, vừa huy động được tiền nhàn rỗi trong dân, vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế và góp phần giảm nghèo trên địa bàn huyện. Các tổ chức dịch vụ tài chính không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động. Dịch vụ giao thông vận tải phát triển khá tốt. Dịch vụ vận tải về cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân.
Về hạ tầng kinh tế kỹ thuật: Trên địa bàn huyện đã đầu tư cải tạo, nâng
cấp, xây dựng hệ thống giao thông, phát triển mạng lưới điện, thông tin liên lạc, công trình thuỷ lợi theo hướng liên thông và kết nối với các huyện khác của thành phố Hà Nội, tạo thành một hệ thống thông suốt để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong huyện. Các tuyến trục đường giao thông liên tỉnh kết nối huyện Ứng Hoà với bên ngoài được đầu tư nâng cấp, bước đầu tạo điều kiện giao lưu kinh tế thương mại thông suốt và thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện. Thời gian qua, huyện đã xây dựng nâng cấp một số tuyến đường tỉnh lộ, liên huyện và đường giao thông liên xã, đường dân sinh thôn.
Hai là, đã chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH
Là một huyện nông nghiệp tiến hành CNH - HĐH, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo xây dựng cơ cấu kinh tế phát triển theo định hướng phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội, phù hợp với sự nghiệp CNH - HĐH mà Đảng ta đã đề ra. Trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện, với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong toàn huyện, cơ cấu kinh tế huyện đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH.
Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt đã hình thành những vùng chuyên
canh mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao; ngành chăn nuôi được xem là thế mạnh của Ứng Hòa trong những năm qua số lượng đàn Lợn, Vịt, trâu… trong toàn huyện không ngừng tăng lên. Ngành chăn nuôi ngày càng trở thành ngành sản xuất chính. Điều này cho phép phát triển nền nông nghiệp đa dạng, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của một huyện nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.
Sự phát triển của các ngành đã có hướng đa dạng hóa và sản xuất hàng hóa, đã chú ý đến phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng chuyên canh như vùng trồng hoa ở xã Phương Tú; trồng
lúa chất lượng cao ở Tảo Dương Văn, Vạn Thái, Sơn Công, Trường Thịnh…; vùng nuôi trồng thủy hải sản: Trung Tú, Đồng Tân, Hòa Lâm… vì vậy giá trị sản xuất trên ha đất canh tác có xu hướng tăng.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được quan tâm nâng cấp, sửa chữa. Hệ thống kênh mương đã được nạo vét, cải tạo, kiên cố hóa bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nguồn nước tưới đã chủ động.
Huyện ủy, UBND huyện đã quan tâm đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt đã được ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật như sản xuất và gieo trồng các giống ngô lai, lúa lai chất lượng cao, nhiều giống rau, hoa mới được nhân rộng. Chủ trương đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được triển khai áp dụng trong hầu hết các khâu sản xuất.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, sản phẩm nông nghiệp đã đáp ứng một phần quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện. Trồng trọt các loại cây có chất lượng như lúa năng suất cao, rau an toàn và phát triển các giống hoa mới.
Công nghiệp của huyện đã từng bước tạo động lực cho công cuộc CNH,
HĐH quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đẩy nhanh theo hướng ngày càng hợp lý và có hiệu quả hơn.
Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là sự phát triển mạnh của các sản phẩm làng nghề đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm trên thị trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế trong thời kỳ CNH, HĐH.
Dịch vụ: Huyện chủ trương xây dựng ngành dịch vụ trở thành ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chính vì vậy hiệu quả đầu tư phát triến một
số ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao, các loại dịch vụ được mở rộng, chất lượng dịch vụ được nâng lên.
Ba là, gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân
Thực hiện chỉ đạo phát triển kinh tế, huyện Ứng Hòa luôn chủ trương gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, bởi Ứng Hòa phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH với đặc điểm là huyện thuần nông. Chính vì vậy, khi chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước được ban hành, với sự quan tâm của Đảng bộ thành phố Hà Nội, Đảng bộ huyện Ứng Hòa xác định xây dựng nông thôn mới không tách rời khỏi nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế.
Sau khi có Kế hoạch số 15-KH/HU, ngày 28/10/2011 của Huyện ủy Ứng Hòa, các cấp ủy đảng tập trung lãnh đạo và quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện, nhất là nông dân về ý nghĩa quan trọng mang tính quyết định để huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, công tác dồn điền đổi thửa được thực hiện một cách tích cực, có hiệu quả, khắc phục tình trạng manh mún để tiến hành sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại, sinh thái, bền vững.
Hạ tầng được chú trọng đầu tư, hệ thống giao thông nông thôn cơ bản đã được bê tông hóa đến tận ngõ xóm. Hệ thống điện, viễn thông, thủy lợi đều đã bước đầu đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế và giao lưu của nhân dân trong toàn huyện.
Các lĩnh vực xã hội được đầu tư và có nhiều tiến bộ, nhất là giáo dục, y tế, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… giúp đời sống nhân dân ngày càng phong phú, góp phần nâng cao dân trí. Nhờ vậy, các vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội được giải quyết nhanh và ổn định. Môi trường chính trị - xã hội
được giữ vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung phát triển kinh tế một cách vững chắc.
Những thành tựu trên đạt được chính là do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ huyện Ứng Hòa và là kết quả của tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, cần cù lao động của nhân dân Ứng Hòa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, những thành tựu đó cũng nói lên sự trưởng thành của Đảng bộ huyện. Từ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đến Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, tư tưởng chỉ đạo và các chủ trương chính sách trong phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã được đưa ra là hoàn toàn đúng đắn và tiếp tục đề ra những chủ trương, chính sách sát hợp hơn nữa để thúc đẩy công cuộc CNH, HĐH đi vào tầm rộng hơn, sâu hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2015, Đảng bộ huyện Ứng Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn. Đảng bộ huyện Ứng Hòa đạt được những thành đó là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã vận dụng triệt để chủ trương của
Đảng về phát triển đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đổi mới nền kinh tế, tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa nền kinh