Phát triển hệ thống thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 67 - 68)

2.3. Chỉ đạo phát triển kinh tế dịch vụ

2.3.1. Phát triển hệ thống thương mại

Trong phát triển kinh tế, ngành thương mại chiếm vị trí quan trọng, hoạt động thương mại tốt sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động, góp phần ổn định giá cả, tăng tích lũy cho ngân sách, cải thiện đời sống nhân dân.

Giai đoạn trước khi hợp nhất với Hà Nội, huyện chưa có quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và mạng lưới xăng dầu. Các điều kiện để phát triển thương mại chưa có nhiều, huyện ở xa các khu trung tâm đô thị lớn nên giá trị sản xuất của ngành còn thấp.

Huyện chủ trương xây dựng ngành dịch vụ trở thành ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Các siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện lợi và các chợ dân sinh bám theo các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, các khu dân cư đã được phát triển rộng khắp trong toàn huyện. Hệ thống cửa hàng quy mô nhỏ nên được phát triển theo mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi từ các trung tâm vùng đến các xã và thôn phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Về cơ bản, hệ thống thương mại trên địa bàn huyện vẫn là thương mại truyền thống với mạng lưới chợ, chủ yếu là chợ dân sinh. Giá trị đóng góp của thương mại vào tổng giá trị sản xuất dịch vụ duy trì khá ổn định ở mức trên 20%/năm.

Về mạng lưới bán lẻ, toàn huyện có 31 chợ (có 6 chợ xây dựng kiên cố), trong đó chợ có tính chất liên xã như: chợ thị trấn Vân Đình, chợ Ngăm, chợ Cháy (Trung Tú), chợ Đinh Xuyên, chợ Chòng, chợ Kim Đường, chợ

Dầu, chợ Ba Thá, chợ Xà Kiều, chợ Đặng Giang, chợ Phương Tú. Một số chợ nông thôn đã được đầu tư nâng cấp như chợ Xà Kiều, chợ xã Trung Tú, chợ đầu mối nông sản thị trấn Vân Đình, trung tâm thương mại và dịch vụ nhà ở thị trấn Vân Đình hình thức quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo phương thức xã hội hóa được thành lập. Ngoài ra, tham gia vào hoạt động trao đổi, buôn bán của nhân dân Ứng Hòa còn có các điểm bán buôn, các đại lý dịch vụ, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ phân bố ở tất cả các thôn, xóm. Về cơ sở kinh doanh xăng dầu: hiện có 20 cửa hàng kinh doanh xăng dầu (trong đó có 13 cơ sở của doanh nghiệp) ở dọc các tuyến đường giao thông chính trên địa bàn huyện (Quảng Phú Cầu, Trường Thịnh, thị trấn Vân Đình, Hòa Nam, Phương Tú, Trung Tú, Đồng Tân, Viên An, Minh Đức).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)