Phát triển công nghiệp-xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 60)

2.2. Chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp

2.2.2. Phát triển công nghiệp-xây dựng

Thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp - xây dựng Huyện ủy, UBND huyện và các ban, ngành đã chỉ đạo, thực hiện khơi dậy các nguồn lực, phát huy sự năng động của các thành phần kinh tế. Nhờ vậy, mà công nghiệp- xây dựng của huyện đã có bước phát triển tích cực như môi trường đầu tư và sản xuất thông thoáng hơn. Nhờ vậy, công nghiệp - xây dựng Ứng Hòa đã đạt được nhiều thành tựu.

Trong những năm 2008 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của công nghiệp - xây dựng đạt trên 15%/năm. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 2.498 tỷ (so với cùng kỳ tăng 3,3%); tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 26,82%.

Năm 2015, toàn huyện Ứng Hòa có 1 cụm công nghiệp, 2 cụm tiểu thủ công nghiệp đang triển khai xây dựng, có 98 doanh nghiệp và 5.500 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho 13.500 lao động địa phương [28, tr 325].

Công nghiệp của Ứng Hòa phát triển với tốc độ khá cao trong giai đoạn 2008 - 2015 tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dựa trên thế mạnh của huyện là nguồn lao động trẻ và dồi dào như công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, may mặc, giầy da, chế biến thực phẩm, công nghiệp gắn với dịch vụ phân phối… Phát triển các ngành hàng công nghiệp hướng về xuất khẩu. Sử dụng công nghệ thích hợp cho từng loại hình công nghiệp, trình độ tay nghề của người lao động. Kết hợp đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, những ngành công nghiệp sạch và phát triển bền vững.

Trong các ngành công nghiệp của huyện thì nổi lên là ngành công nghiệp may mặc - da giầy phát triển ổn định và tiếp tục được Đảng bộ huyện Ứng Hòa tạo điều kiện thuận lợi về vốn, hạ tầng cơ sở và hỗ trợ trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, một số doanh nghiệp như công ty may DHA thị trấn Vân Đình, công ty may Maxcore ở xã Hòa Xá đã đề xuất kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất đến Ủy ban nhân dân Huyện. Ngoài ra, hệ thống các xưởng may mặc tư nhân cũng được xây dựng tại hầu khắp các xã đã góp phần to lớn vào công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Quá trình chuyển giao công nghệ, khoa học - kỹ thuật tiếp tục được các doanh nghiệp đẩy mạnh nhằm nâng cao năng suất lao động và giá trị kinh tế. Năm 2015 giá trị sản xuất của ngành công nghiệp may mặc - da giầy đạt 1.672 tỷ đồng chiếm 19,8% giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. Trong lĩnh vực may mặc, một thương hiệu nổi tiếng của Ứng Hòa được thị trường trong và ngoài nước biết đến đó là thương hiệu: Áo dài Trạch Xá xã Hòa Lâm.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đã tạo nền tảng cơ sở cho ngành xây dựng cùng phát triển. Sản xuất xây dựng luôn tăng trưởng theo thời gian. Năm 2008 giá trị sản xuất xây dựng đạt 146,5 tỷ đồng, năm 2015 đạt 177,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2008 - 2015 đạt 18,2 %/năm.

Năm 2015 trên địa bàn huyện có 61 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng với sản phẩm chủ yếu là gạch ngói xây dựng phục vụ nhu cầu trong huyện và các vùng lân cận. Nhiều công trình kinh tế - xã hội của huyện được đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp. Công tác xây dựng cơ bản được tập trung chỉ đạo; cơ sở hạ tầng từng bước được quan tâm đầu tư, nhiều công trình được xây dựng và được đưa vào sử dụng. Một số công trình tiêu biểu được xây dựng: Trạm bơm Ngoại Độ xã Đội Bình, Trung tâm thương mại Thị trấn Vân Đình, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, đường 429, đường 428, các tuyến đường giao thông nông thôn, đường liên huyện, liên xã, các trường trung học

cơ sở, tiểu học, mầm non chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện… Diện mạo của huyện ngày càng khởi sắc theo hướng hiện đại hóa.

Công nghiệp và xây dựng của huyện Ứng Hòa có tốc độ tăng trưởng khá và tỷ trọng tăng dần trong giá trị sản xuất. Sự phát triển của ngành thời kỳ 2008 - 2015 là đúng hướng, dựa vào các điều kiện cũng như tiềm năng lợi thế sẵn có của huyện về nguồn nguyên vật liệu và lao động dồi dào.

2.2.3 Sự phát triển tiểu thủ công nghiệp

Ứng Hòa là huyện có tỷ trọng nông nghiệp cao – huyện thuần nông, nên có thể nói phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống luôn được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm đẩy mạnh.

Nhiều ngành nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp được đầu tư phát triển như nghề may áo dài ở Trạch Xá - Hòa Lâm; nghề tăm hương ở xã Quảng Phú Cầu; nghề làm đàn ở Đào Xá - Đông Lỗ… đã góp phần không nhỏ vào giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện.

Sản xuất tăm hương ở xã Quảng Phú Cầu là một điểm sáng trong phát triển tiểu thủ công nghiệp của huyện Ứng Hòa, sản phẩm không chỉ được phân phối thị trường trong nước mà còn xuất khẩu đi nước ngoài. Toàn xã Quảng Phú Cầu có hơn 300 hộ và các hộ đều tham gia vào những công đoạn khác nhau của quá trình làm tăm hương. Trong đó, có 60 hộ đầu tư máy móc làm tăm tròn xuất khẩu sang các nước Ấn Độ, Canada, 20 hộ có ô tô tải cung cấp nguyên liệu và chở hàng vào miền Nam. Mỗi ngày, xã Quảng Phú Cầu tiêu thụ khoảng gần 200 tấn vầu từ Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Thanh Hoá… chuyển về. Nhiều gia đình từ chỗ sản xuất nhỏ nay mở rộng quy mô đầu tư máy móc, mở rộng xưởng sản xuất tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương. Nhằm đẩy mạnh phát triển nghề làm tăm hương xuất khẩu, năm 2015 huyện Ứng Hòa đã trình UBND thành phố Hà Nội phê

duyệt đề án mở rộng vùng sản xuất tăm hương tại xã Quảng Phú Cầu, theo đó, sẽ có 2 cụm công nghiệp làng nghề sẽ được triển khai xây dựng.

Năm 2015 Ứng Hòa có 118/138 làng có nghề, trong đó có 20 làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống. Có 5.500 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho 13.500 lao động địa phương. Nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, cải tiến mẫu mã, năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm tốt, tham gia tích cực làm hàng xuất khẩu. Làng nghề ở Ứng Hòa hoạt động trên nhiều lĩnh vực với các sản phẩm khá phong phú, đa dạng và có chất lượng tốt. Bên cạnh những ngành, nghề chính như mây tre đan, mộc dân dụng và mộc cao cấp, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt vải màn, khăn tắm, khăn mặt, cơ khí da giày, may mặc, các làng nghề ở Ứng Hòa vẫn sản xuất nhiều mặt hàng phụ khác, có những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân (mỳ bún khô, bánh cuốn, rượu, đồ gỗ, gốm...), có sản phẩm phục vụ cho sản xuất (cày, bừa, dụng cụ cầm tay bằng kim loại...), có sản phẩm phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật (tranh dân gian, đồ gỗ mỹ nghệ...). Trong quá trình phát triển có những sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: hàng gỗ mỹ nghệ, hàng mây tre giang đan, hàng thêu ren, hàng dệt tơ tằm... Bên cạnh đó, có một số sản phẩm từng được xuất khẩu nhưng bị mất thị trường, chưa khôi phục được như: hàng sơn mài, hàng khảm trai...

Ứng Hòa quy hoạch các cơ sở sản xuất làng nghề vào các cụm, các điểm công nghiệp tập trung, mặt bằng sản xuất rộng rãi, nhà xưởng được xây dựng khang trang, thuận lợi cho mở rộng quy mô hoạt động.

Bảng 2.3. Số lƣợng nghề và số lƣợng làng có nghề ở Ứng Hòa

STT Nghề Làng nghề

1 Mây, tre, giang đan 105

2 Chẻ tăm hương 8 3 Làm bún 3 4 Thêu 3 5 Cơ khí, rèn 2 6 Guột tế 2 7 Vật liệu xây dựng 2 8 Chế biến nông sản thực phẩm 1 9 Chế biến lâm sản 1 10 Dệt may mặc 1 11 Sản xuất đồ gô 1 12 Làm nón 1 13 Dệt mành 1 14 Sơn mài 1 15 Chăn bông 1 16 Nhạc cụ dân tộc 1

17 May áo dài dân tộc 1

18 Khảm trai 1

19 Giày da 1

Bảng 2. 4 Các làng nghề đƣợc công nhận của huyện Ứng Hòa

STT Tên làng nghề Năm

công nhận Ngành nghề sản xuất 1 Làng nghề Hoàng Dương 2001 Mây tre đan

2 Làng nghề Phú Lương Thượng 2001 Chẻ tăm 3 Làng nghề dệt Hòa Xá 2001 Dệt vải màn

4 Làng nghề Đống Vũ 2001 Mây tre đan

5 Làng nghề Xà Cầu 2003 Sản xuất hương đen 6 Làng nghề Phú Lương Hạ 2003 Chẻ tăm

7 Làng nghề Hoa Đường 2003 Mây tre đan 8 Làng nghề Phí Trạch 2003 Mây tre đan 9 Làng nghề Trung Thượng 2003 Chăn gối đệm

10 Làng nghề Đạo Tú 2004 Tăm hương

11 Làng nghề Cầu Bầu 2004 Tăm hương

12 Làng nghề Quảng Nguyên 2004 Tăm hương 13 Làng nghề Bặt Ngõ 2004 Sản xuất bún 14 Làng nghề Bặt Trung 2004 Sản xuất bún 15 Làng nghề Bặt Chùa 2004 Sản xuất bún 16 Làng nghề Trạch Xá 2004 May áo dài 17 Làng nghề Vũ Ngoại 2005 Rèn dao, kéo

18 Làng nghề Cao Xá 2006 Khảm trai

19 Làng nghề Trần Đăng 2008 Mây tre đan, chẻ tăm 20 Làng nghề Đào Xá 2010 Sản xuất đàn dân tộc

Trong những năm từ 2008 đến 2015, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Ứng Hòa đã có bước chuyển biến rõ rệt. Từ chỗ gặp khó khăn do sự tác động của nhiều nhân tố như: thay đổi cơ chế quản lý sản xuất, sự tác

động của thị trường,… sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đã từng bước ổn định và phát triển khá, đã đóng góp quan trọng cho ngân sách của huyện, tạo ra nhiều việc làm cho nhiều người lao động.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp - xây dựng, tiểu thủ công nghiệp quy mô vẫn còn nhỏ lẻ và chất lượng chưa cao, vẫn chưa khai thác mọi tiềm năng để phát triển. Công nghiệp làng nghề đã phát triển nhưng còn thiếu thông tin, vốn, cơ sở hạ tầng yếu kém. Tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm, công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn. Các chương trình đầu tư giao thông nông thôn, bê tông hóa kênh mương chưa đồng bộ và hiệu quả.

Với những thành tựu và hạn chế còn tồn tại, thì thành tựu đã đạt được là quan trọng, công nghiệp- xây dựng, tiểu thủ công nghiệp huyện Ứng Hòa đã đạt mức tăng trưởng khá hơn thời kỳ trước. Đây là cơ sở thuận lợi để Ứng Hòa đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước xây dựng quê hương Ứng Hòa giàu đẹp, văn minh.

2.3. Chỉ đạo phát triển kinh tế dịch vụ

Song song với phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, Đảng bộ huyện Ứng Hòa còn chú trọng đầu tư thực hiện nhiều chính sách để phát triển ngành dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế toàn diện. Ngay sau khi hợp nhất với Thủ đô Hà Nội, Huyện ủy, UBND huyện đã đặt ra nhiệm vụ phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với hướng phát triển chung của Thành phố, đồng thời phải theo định hướng phát triển của huyện mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI (2005 - 2010) và lần thứ XXII (2010 - 2015) đề ra. Hoạt động của các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, từ năm 2008 đến 2015, giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm trên 16%. Các ngành dịch vụ đã từng bước đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến vào các quy trình tác nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Về tốc độ tăng trưởng, ngành dịch vụ huyện đã phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, năm 2008 là 25,43%, năm 2013 là 30,09%, năm 2015 là 31,18%. Điều này chứng tỏ ngành dịch vụ đã từng bước khai thác tiềm năng và cơ hội phát triển, cũng như thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

2.3.1. Phát triển hệ thống thương mại

Trong phát triển kinh tế, ngành thương mại chiếm vị trí quan trọng, hoạt động thương mại tốt sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động, góp phần ổn định giá cả, tăng tích lũy cho ngân sách, cải thiện đời sống nhân dân.

Giai đoạn trước khi hợp nhất với Hà Nội, huyện chưa có quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và mạng lưới xăng dầu. Các điều kiện để phát triển thương mại chưa có nhiều, huyện ở xa các khu trung tâm đô thị lớn nên giá trị sản xuất của ngành còn thấp.

Huyện chủ trương xây dựng ngành dịch vụ trở thành ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Các siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện lợi và các chợ dân sinh bám theo các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, các khu dân cư đã được phát triển rộng khắp trong toàn huyện. Hệ thống cửa hàng quy mô nhỏ nên được phát triển theo mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi từ các trung tâm vùng đến các xã và thôn phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Về cơ bản, hệ thống thương mại trên địa bàn huyện vẫn là thương mại truyền thống với mạng lưới chợ, chủ yếu là chợ dân sinh. Giá trị đóng góp của thương mại vào tổng giá trị sản xuất dịch vụ duy trì khá ổn định ở mức trên 20%/năm.

Về mạng lưới bán lẻ, toàn huyện có 31 chợ (có 6 chợ xây dựng kiên cố), trong đó chợ có tính chất liên xã như: chợ thị trấn Vân Đình, chợ Ngăm, chợ Cháy (Trung Tú), chợ Đinh Xuyên, chợ Chòng, chợ Kim Đường, chợ

Dầu, chợ Ba Thá, chợ Xà Kiều, chợ Đặng Giang, chợ Phương Tú. Một số chợ nông thôn đã được đầu tư nâng cấp như chợ Xà Kiều, chợ xã Trung Tú, chợ đầu mối nông sản thị trấn Vân Đình, trung tâm thương mại và dịch vụ nhà ở thị trấn Vân Đình hình thức quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo phương thức xã hội hóa được thành lập. Ngoài ra, tham gia vào hoạt động trao đổi, buôn bán của nhân dân Ứng Hòa còn có các điểm bán buôn, các đại lý dịch vụ, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ phân bố ở tất cả các thôn, xóm. Về cơ sở kinh doanh xăng dầu: hiện có 20 cửa hàng kinh doanh xăng dầu (trong đó có 13 cơ sở của doanh nghiệp) ở dọc các tuyến đường giao thông chính trên địa bàn huyện (Quảng Phú Cầu, Trường Thịnh, thị trấn Vân Đình, Hòa Nam, Phương Tú, Trung Tú, Đồng Tân, Viên An, Minh Đức).

2.3.2 Phát triển Tín dụng, ngân hàng

Trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, hoạt động tín dụng, ngân hàng có vai trò rất quan trọng, nó có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, góp phần tăng tích lũy để tạo vốn cho đầu tư phát triển.

Sau khi hợp nhất với Thủ đô Hà Nội, Đảng bộ chủ trương chuyển mạnh hoạt động tín dụng, ngân hàng cho phù hợp với điều kiện mới theo cơ chế thị trường, đa dạng hóa các tổ chức tín dụng, đẩy mạnh huy động vốn và cho vay có hiệu quả. Để thực hiện chủ trương trên, Đảng bộ đã chỉ rõ cần tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại, mở rộng các hình thức thanh toán nhằm thúc đẩy nhanh quá trình trung chuyển vốn, từng bước mở rộng quỹ tín dụng nhân dân theo phương châm tích cực, vững chắc, an toàn, hiệu quả. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong ngành ngân hàng. Bằng những biện pháp trên, hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2015 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)