Đặc điểm về hoạt động KH&CN của ngàn hy tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập mối liên hệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập với các đối tác theo hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp bệnh viện bạch mai) (Trang 27 - 28)

8. Kết cấu của Luận văn

1.5. Đặc điểm về hoạt động KH&CN của ngàn hy tế

Y - Dược là một ngành khoa học, một khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khoẻ cho con người - mục tiêu và động lực của quá trình phát triển; Quá trình phát triển do chính con người thực hiện và nhằm mục đích nâng cao chất lượng đời sống con người. Vì vậy hoạt động KH&CN trong lĩnh vực Y tế cũng có những đặc điểm riêng biệt.

Các hoạt động nghiên cứu cũng như triển khai thường phải gắn liền với thực nghiệm mà đối tượng chính là con người với ba hình thức chính:

1. Thử nghiệm lâm sàng: là nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân. Loại nghiên cứu bao gồm việc thử nghiệm một điều trị mới hay một biện pháp dự

NCCB thuần tuý

NCCB định hướng

Nghiên cứu tổng thể

Nghiên cứu chuyên đề

Prototype (tạo vật mẫu)

Pilot (tạo quy trình)

Sản xuất thử “Sê ri 0” 1. NCCB

3. Triển khai thực nghiệm 2. NCƯD

phòng các di chứng trên bệnh nhân nhằm đánh giá hiệu quả của việc điều trị hay dự phòng kể trên.

2. Thử nghiệm thực địa: là việc can thiệp trên người chưa có bệnh. Loại nghiên cứu này chủ yếu đánh giá các biện pháp dự phòng. Để nghiên cứu có tính xác hợp người ta thường chỉ sử dụng thử nghiệm thực địa để đánh giá các giải pháp can thiệp dự phòng cho các bệnh bệnh phổ biến hay trầm trọng. Các thử nghiệm vaccine là một loại thử nghiệm thực địa phổ biến nhất.

3. Can thiệp cộng đồng: tương tự như thử nghiệm thực địa nhưng có đặc điểm là biện pháp can thiệp được áp dụng cho cả cộng đồng chứ không phải có một cá nhân đơn lẻ. Can thiệp cộng đồng áp dụng khi biện pháp can thiệp này chỉ có thể áp dụng cho quy mô cộng đồng thí dụ như việc đánh giá hiệu quả của việc cải tạo vệ sinh môi trường trong việc phòng chống sốt rét.

Như vậy các hoạt động KH&CN cũng như bản thân các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực y tế rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như pháp luật, dư luận vì liên quan đến sức khỏe cộng đồng cũng như sức khỏe tính mạng của cá nhân người bệnh.

Các nghiên cứu thường mất thời gian dài, thử nghiệm hoặc nghiên cứu theo dõi trên số lượng lớn bệnh nhân mới có thể đảm bảo độ chính xác và đương nhiên cũng đòi hỏi lượng tài chính lớn đầu tư.

Nguy cơ có sự cố hoặc rủi ro liên quan đến tính mạng con người rất dễ xảy ra trong các hoạt động NC&TK trong lĩnh vực y tế cũng là một rào cản lớn khiến các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực y tế không dám mạnh dạn nghiên cứu còn các tổ chức khác thì không dám đầu tư vào lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập mối liên hệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập với các đối tác theo hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp bệnh viện bạch mai) (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)