Thiết lập đơn vị trung gian làm đầu mối liên kết giữa tổ chức KH&CN tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập mối liên hệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập với các đối tác theo hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp bệnh viện bạch mai) (Trang 78 - 85)

8. Kết cấu của Luận văn

3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm xác lập lại các mối liên kết giữa tổ chức KH&CN tạ

3.2.1. Thiết lập đơn vị trung gian làm đầu mối liên kết giữa tổ chức KH&CN tạ

tại bệnh viện công lập với các đối tác trong và ngoài bệnh viện

- Giúp tạo sự liên kết thống nhất chặt chẽ giữa tổ chức KH&CN tại bệnh viện với các đối tác trong và ngoài bệnh viện.

* Nội dung:

- Cần thay đổi lại quy mô chuyển phòng NCKH của bệnh viện thành Viện. Trao cho đơn vị quyền tự chủ về tổ chức, nhân lực, tài chính và mở rộng quyền hạn chức năng nhiệm vụ để đơn vị trở thành đầu mối liên kết giữa tổ chức KH&CN tại bệnh viện với các đối tác trong và ngoài bệnh viện

- Viện sẽ chịu trách nhiệm chính về các hoạt động KH&CN của bệnh viện, là đầu mối liên kết với đơn vị khác trong bệnh viện và giữa bệnh viện với các đối tác bên ngoài. Từ đó đơn vị xây dựng kế hoạch và tham mưu cho Ban Giám đốc bệnh viện quản lý các hoạt động KH&CN cũng tạo mối liên kết giữa các đơn vị, giữa bệnh viện và các đối tác khác một cách thống nhất đem lại hiệu quả cao nhất

- Viện cũng là nơi thu hút nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao để hỗ trợ và điều phối các hoạt động KH&CN, cung cấp nhân lực cho công tác nghiên cứu giảm tải cho đội ngũ bác sỹ trong hoạt động KH&CN.

- Là đơn vị giám sát và tham mưu cho Ban lãnh đạo bệnh viện trong việc thu hút, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho hoạt động KH&CN để làm sao thu hút được nhiều đói tác bên ngoài tham gia vào hoạt động KH&CN của bệnh viện, đồng thời giúp cho các đơn vị trong bệnh viện phối hợp với nhau sự dụng hiệu quả các nguồn lực .

- Là một tổ chức linh hoạt liên kết giữa đơn vị, cá nhân trong và ngoài bệnh viện với những hình thức đa dạng từ các dự án cho đến hợp tác công tư, thuê khoán, thuê chuyên gia nhằm liên kết hiệu quả với các tổ chức, cá nhân ngoài bệnh viện trong hoạt động NC&TK nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu KH&CN ở bệnh viện công thông qua ngân sách nhà nước cũng như nguồn thu từ việc tự chủ tài chính hiện tại là không đủ. Trong bối cảnh tốc độ phát triển công nghệ mới và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, việc các đơn vị, các tổ chức KH&CN công lập và doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào R&D để tạo ra lợi thế cạnh tranh đang là xu thế cũng như là yếu tố bắt buộc. Mặt khác, các tổ chức KH&CN công lập và doanh nghiệp là hai chủ thể đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Một bên là chủ thể tạo ra tri thức và công nghệ rồi sau đó phổ biến, chuyển giao và một bên là nơi tiếp nhận các tri thức và công nghệ để tạo ra sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới theo nhu cầu của khách hàng. Để thúc đẩy sự sáng tạo tri thức trong các tổ chức KH&CN và đẩy nhanh ứng dụng nó trong các ngành công nghiệp, hai chủ thể này phải liên kết và hợp tác với nhau. Sự liên kết, hợp tác này được thực hiện dưới nhiều hình thức: đối tác nghiên cứu (cùng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu), cung cấp các dịch vụ nghiên cứu (tư vấn kỹ thuật, đo lường, kiểm định chất lượng, phát triển sản phẩm mẫu,…), chia sẻ cơ sở hạ tầng (phòng thí nghiệm, trung tâm ươm tạo, công viên công nghệ…), đào tạo và chuyển giao nguồn nhân lực (đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp, triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu, cử cán bộ từ tổ chức KH&CN sang làm biệt phái tại các doanh nghiệp…), thương mại hóa các kết quả R&D (chuyển giao kết quả nghiên cứu từ tổ chức KH&CN cho doanh nghiệp, cấp phép công nghệ…), hình thành các mối quan hệ xã hội (hội nghị, hội thảo…). Kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu KH&CN không đáp ứng đủ sẽ dẫn đến việc làm cho hoạt động nghiên cứu KH&CN trở lên manh mún, nhỏ lẻ và không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Một giải pháp được tác giả đưa ra là ý tưởng thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu thông qua trung gian là Viện KH&CN trực thuộc bệnh viện và liên kết với doanh nghiệp bên ngoài. Việc khai thác quyền sở hữu trí tuệ thông qua hoạt

động đăng ký xác lập quyền và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho các đối tác bên ngoài để thu về khoản tài chính nhất định, tạo ra thu nhập từ đó một phần sẽ được sử dụng để tái đầu tư vào tiếp tục nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ, một phần sẽ được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh thông qua việc đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh của người bệnh.

Để liên kết được giữa bệnh viện với các đối tác bên ngoài bệnh viện thì cần phải có một tổ chức với vai trò trung gian (môi giới, tư vấn, giám định, đánh giá, kiểm tra, kiểm định…) đủ mạnh để cung cấp các dịch vụ kết nối; thu thập, cập nhật dữ liệu; tư vấn và cung cấp các thông tin, mô hình liên kết là giải pháp tốt để các bên dễ dàng tìm được đối tác phù hợp và tham mưu cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách có liên quan đến công nghệ, tài sản trí tuệ... . Như tác giả đã trình bày Công nghệ đã đóng góp cho sự phát triển của khoa

học thông qua các con đường chính sau: Một là, cung cấp các phương tiện và công cụ tốt hơn cho nghiên cứu khoa học và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành của các lý thuyết khoa học mới; hai là, bản thân việc sáng tạo ra các phương pháp mới cũng có thể tạo ra những thách thức mới cho các nhà khoa học đi tìm ra các lý thuyết khoa học mới, và ngược lại. Y học là một ngành khoa học, vì vậy cần có những công cụ, phương tiện công nghệ hỗ trợ, từ đó sẽ thực tiễn hóa các kết quả NCKH, phục vụ cho công tác khám chữa bệnh thực tiễn vì vậy cần phải kết hợp với Doanh nghiệp và các tổ chức khác. Sự liên kết giữa tổ chức KH&CN tại bệnh viện công lập với các đối tác bên ngoài là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, đội ngũ nghiên cứu KH của bệnh viện sẽ có thêm sự trợ giúp về mặt công nghệ, trang thiết bị công nghệ hiện đại cũng như vốn đầu tư để tăng hiệu quả trong công tác nghiên cứu, còn các đối tác bên ngoài sẽ có thể tham gia vào công tác hỗ trợ nghiên cứu cũng như chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các sản phẩm

nghiên cứu từ phía tổ chức KH&CN trong bệnh viện công lập. Nhưng mối liên kết sẽ không thể chặt chẽ, hiệu quả và mang lại lợi ích phù hợp không chỉ cho cả hai phía bệnh viện và các tổ chức khác, mà còn cho sự phát triển của KH&CN nói chung nếu thiếu một tổ chức đóng vai trò trung gian, đầu mối liên kết giữa bệnh viện và các tổ chức khác trong các hoạt động KH&CN. Ta có thể thiết lập mối liên kết theo mô hình lấy Viện Khoa học & Công nghệ trực thuộc bệnh viện làm đầu mối trung tâm kết nối các tổ chức trong và ngoài bệnh viện

Biểu 3.1. Mô hình lấy Viện KH&CN trực thuộc bệnh viện làm đầu mối

(Nguồn: tác giả)

Về chức năng nhiệm vụ của Viện Khoa học & Công nghệ sẽ có những nhiệm vụ cơ bản sau:

 Hướng dẫn và phối hợp với các khoa, phòng, viện và trung tâm của

bệnh viện để đăng ký, thực hiện, nghiệm thu các cấp đề tài KH&CN, dự án KH&CN cấp Nhà nước, cấp Bộ.

 Lập kế hoạch xây dựng và nghiệm thu đề tài KH&CN cấp cơ sở hàng năm của Bệnh viện.

 Tổ chức các Hội đồng KH&CN phê duyệt đề tài KH&CN cấp cơ sở

và các Hội đồng khác liên quan đến đề tài KH&CN, dự án KH&CN các cấp do Bệnh viện hoặc Viện chủ trì.

 Xuất bản và lưu trữ tài liệu, tư liệu nghiên cứu khoa học của Bệnh

viện.

 Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học thường kỳ, sinh hoạt khoa học

chuyên đề, sinh hoạt khoa học tại Bệnh viện.

 Đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức căn bản về nghiên cứu KH&CN, đổi mới công nghệ thông qua các lớp chuyên đề, các lớp ngắn hạn và sơ cấp.

 Phối hợp với các trung tâm đào tạo, các trường các viện mở các lớp

bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ về quản lý dự án, quản lý đấu thầu…

 Hướng dẫn và phối hợp với các khoa, phòng, viện và trung tâm của

bệnh viện để tổ chức các buổi Hội nghị, Hội thảo của Bệnh viện.

 Thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm về nghiên cứu khoa học của Bệnh viện.

 Xác nhận lý lịch khoa học, thành tích khoa học của cán bộ công chức, viên chức Bệnh viện.

 Thực hiện các hoạt động khác về nghiên cứu khoa học của Bệnh viện.

 Đóng vai trò đầu mối liên kết giữa các phòng ban, Viện, trung tâm

trong bệnh viện với các tổ chức cá nhân bên ngoài trong các hoạt động NC&TK.

 Đóng vai trò đầu mối liên kết giữa các phòng ban, Viện, trung tâm

trong bệnh viện với các tổ chức cá nhân bên ngoài trong các hoạt động nghiên cứu và đào tạo.

 Xây dựng phương án lắp đặt, cải tạo máy tính, thiết bị CNTT và phần mềm đảm bảo nhu cầu quản lý bệnh viện bằng công nghệ thông tin.

 Phối hợp với các đơn vị trong bệnh viện quản lý triển khai các dự

án KH&CN.

 Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu thông qua doanh nghiệp vệ

tinh hoặc hợp tác với các đối tác bên ngoài. Về mô hình tổ chức của Viện :

Biểu 3.2. Dự kiến mô hình tổ chức của Viện KH&CN

(Nguồn: tác giả) LÃNH ĐẠO VIỆN PHÒNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & TRIỂN

KHAI HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ XƯỞNG THỰC NGHIỆM CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN NHÓM NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN DỰ ÁN - A QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ - A SẢN PHẨM MẪU - A

Cơ cấu của Viện KH&CN được tổ chức linh động đa dạng để thực hiện được các chức năng của mình đáp ứng một khối lượng lớn công việc thực hiện. Áp dụng mô hình cấu trúc ma trận để có thể năng động, mềm dẻo, nhanh nhạy và tăng khả năng thích ứng với hoạt động KH&CN hiện nay. Từ mô hình này các nghiên cứu dần được điều chỉnh theo hướng thực tiễn, phù hợp định hướng phát triển hiện nay về nghiên cứu KH&CN, phù hợp việc đánh giá kết quả dựa trên ứng dụng vào đời sống kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập mối liên hệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập với các đối tác theo hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp bệnh viện bạch mai) (Trang 78 - 85)