Những bất cập về chính sách tạo rào cản cho mối liên kết giữa các tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập mối liên hệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập với các đối tác theo hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp bệnh viện bạch mai) (Trang 71 - 75)

8. Kết cấu của Luận văn

3.1. Phân tích những hạn chế trong mối liên kết giữa tổ chức KH&CN tại bệnh viện

3.1.2. Những bất cập về chính sách tạo rào cản cho mối liên kết giữa các tổ chức

chức KH&CN tại bệnh viện công lập với các đối tác ngoài bệnh viện

Mặc dù có rất nhiều văn bản pháp lý mở đường cho bệnh viện liên kết với

các đối tác nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của bệnh viện song hầu như các chính sách mới chỉ tập trung vào vấn đề tài chính, liên doanh liên kết đầu tư trang thiết bị hoặc cung cấp dược phẩm, trang thiết bị y tế. Các hoạt động KH&CN vẫn theo các chính sách chung của các tổ chức KH&CN công lập mà không có những chính sách riêng phù hợp với đặc điểm của ngành y tế. Chưa nói đến hoạt động nghiên cứu khoa học chỉ sự liên kết giữa bệnh viện và các đối tác về dược phẩm và trang thiết bị y tế dù có nhiều văn bản quy định nhưng vẫn còn nhiều những rào cản gây khó khăn cho bệnh viện và doanh nghiệp khi liên kết với nhau. Trong chu trình chính sách, hoạch định chính sách được coi như là bước khởi đầu. Thông thường trước tiên phải hoạch định chính sách, tiếp theo là thực thi chính sách và sau một khoảng thời gian thực hiện cần tiến hành đánh giá để điều chỉnh chính sách. Như vậy, hoạch định chính sách là bước đặc biệt quan trọng. Hoạch định chính sách đúng đắn, khoa học thì sẽ xây dựng được chính sách tốt, là tiền đề để chính sách đó đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao.

Ngược lại, hoạch định sai cho ra đời chính sách không phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi sẽ mang lại hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý. Những tổn hại này không chỉ tạm thời, cục bộ, mà nó ảnh hưởng lâu dài, liên quan tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Các ý tưởng hoạch định chính sách được đề xuất, và dự thảo chính sách chủ yếu do cơ quan nhà nước (chủ yếu là do các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố thực hiện) thì dễ nảy sinh tình trạng cục bộ, bản vị; các đề xuất dựa trên mong muốn, mục đích quản lý của riêng ngành, địa phương do mình quản lý mà không tính đến tổng thể chung. Bởi vậy hầu như các văn bản mới ban hành hướng dẫn hợp tác công tư hay liên doanh liên kết của Bộ Y tế chỉ tập trung vào mảng tài chính mà bỏ ngỏ các hoạt động khác. Ngoài ra do có nhiều văn bản quy định dẫn đến chồng chéo, tạo ra nhiều vướng mắc về trình tự thủ tục khiến cho doanh nghiệp và bệnh viện khó tiếp cận với nhau. Cùng là vấn đề liên kết giữa bệnh viện và doanh nghiệp đã có một loạt văn bản quy định và nếu không đáp ứng được yêu cầu pháp lý bệnh viện và doanh nghiệp không thể liên kết với nhau. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, do vậy, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị có nhu cầu đầu tư phải nghiên cứu kỹ và lựa chọn phương thức đầu tư phù hợp, có hiệu quả nhất. Về việc đơn vị trúng thầu vật tư, hóa chất đặt máy, do hình thức này chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể, hiện nay Bộ Y tế đang nghiên cứu để hướng dẫn khi sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2007/TT- BYT của Bộ Y tế.

Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế, các đơn vị y tế trực thuộc Bộ, y tế các Bộ, ngành, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp y tế công lập nghiên cứu báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc thuê, mượn tài sản theo quy định của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP; Nghị định số 04/2016/NĐ-CP; Thông tư số 23/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hoặc thực hiện đấu thầu cung ứng dịch vụ

chiếu, chụp, xét nghiệm theo các quy định của Luật đấu thầu và Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức đấu thầu mua sắm tài sản, vật tư, hóa chất, test, kit phục vụ hoạt động thường xuyên theo quy định của pháp luật.Trường hợp thực hiện liên doanh, liên kết phải báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện, đề án phải đầy đủ nội dung theo đúng quy định. Bởi nhiều quy định pháp lý như vậy nên theo Đề án 100/ĐA-UBND của UBND TP Hà Nội, giai đoạn 2009-2015 sẽ huy động nguồn vốn khoảng 1.400 tỷ đồng cho các trang thiết bị y tế mũi nhọn như chẩn đoán hình ảnh, hồi sức cấp cứu, các can thiệp bằng công nghệ có chất lượng cao, trong đó nguồn ngân sách là 400 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua gần 5 năm triển khai, toàn ngành y tế mới thu hút được 71 đề án xã hội hóa. Đến nay, toàn ngành có 40 đề án đang triển khai trong các bệnh viện công lập với nguồn vốn 170 tỷ đồng tại 13 bệnh viện công lập theo 3 mô hình “đối tác và cơ sở y tế sử dụng tài sản là nhà cửa, cơ sở hạ tầng để liên doanh, liên kết”, “cơ sở y tế công lập và đối tác liên doanh cùng góp vốn mua sắm trang thiết bị phục vụ y tế hoạt động”, “đối tác lắp đặt trang thiết bị, cơ sở công lập tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ y tế”. Theo thống kê của Sở Y tế, toàn ngành có 5 đề án theo mô hình “cơ sở y tế công lập và đối tác liên doanh cùng góp vốn mua sắm trang thiết bị phục vụ y tế hoạt động”, 34 đề án theo mô hình “đối tác lắp đặt trang thiết bị, cơ sở công lập tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ y tế” và duy nhất có một đề án theo mô hình “đối tác và cơ sở y tế sử dụng tài sản là nhà cửa, cơ sở hạ tầng để liên doanh, liên kết”.

Để có cơ sở đánh giá những bất cập về chính sách tạo rào cản cho mối liên kết giữa các tổ chức KH&CN tại bệnh viện công lập với các đối tác ngoài bệnh viện, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu và thu được kết quả sau đây:

Rất nhiều bệnh viện công lập có nhu cầu huy động nguồn xã hội hóa và bản thân các đối tác cũng sốt sắng mong muốn được đầu tư, nhưng thực tế gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tính chất góp vốn; thực hiện được Thông tư 15 của Bộ Y tế thì lại vênh với Luật khám chữa bệnh. Mới đây, Thường trực HĐND TP Hà Nội đã tổ chức giám sát công tác xã hội hóa tại bệnh viện công lập. Qua giám sát cho thấy, cơ quan chủ quản là Sở Y tế còn lúng túng trong hướng dẫn các đơn vị triển khai nhiệm vụ này. Theo Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông Nguyễn Gia Thức: đơn vị thực hiện chủ trương xã hội hóa sớm (từ năm 2005), nhưng cũng mới có 3 đề án được triển khai, trong khi đó nhu cầu của bệnh viện và cả đối tác thì nhiều. Nhu cầu của bệnh viện hiện nay là cần đặt máy cộng hưởng từ, máy tán sỏi, máy chụp cắt lớp công nghệ mới… nhưng không thể triển khai tiếp do trình tự, thủ tục vướng mắc. Vì theo hướng dẫn của Sở Y tế, cơ sở vật chất thực hiện xã hội hóa phải không liên quan đến bệnh viện, nhân lực riêng và phải có chứng chỉ hành nghề thì đề án mới được phê duyệt. Điều này là khó, nên 5 đề án của bệnh viện đang tắc ở những lý do trên, nên hồ sơ cứ bị đẩy trả ở bộ phận “một cửa” của Sở. Có thể thấy ngay cả những hoạt động hợp tác khá rõ ràng về tài chính còn vướng mắc thì những hoạt động hợp tác về nghiên cứu giữa doanh nghiệp va bệnh viện còn mang tính rủi ro cao hơn về tài chính sẽ còn khó được các cơ quan chức năng phê duyệt hơn nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập mối liên hệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập với các đối tác theo hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp bệnh viện bạch mai) (Trang 71 - 75)