Các yếu tố tác động tới mối liên hệ giữa tổ chức KH&CN tại bệnh viện công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập mối liên hệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập với các đối tác theo hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp bệnh viện bạch mai) (Trang 31 - 35)

8. Kết cấu của Luận văn

1.7. Các yếu tố tác động tới mối liên hệ giữa tổ chức KH&CN tại bệnh viện công lập

công lập với các đối tác trong và ngoài bệnh viện

Đường lối, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân đối với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều văn kiện của Đảng đã xác định đầu tư cho sức khỏe là đầu tư trực tiếp cho phát triển bền vững.

Hệ thống pháp luật liên quan đến y tế ngày càng được hoàn thiện; nhiều Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch cho quá trình xây dựng và phát triển hệ thống y tế. Các chính sách xóa đói giảm nghèo, chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới tạo thuận lợi để thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe và phát triển y tế ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có thể tạo động lực cho việc đổi mới quản lý, nâng cao hiệu suất hoạt động của các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế công lập, đồng thời tạo thuận lợi để phát triển khu vực y tế tư nhân. Đổi mới đầu tư công theo hướng đa dạng hóa các hình thức đầu tư (BOT, BT, BO, PPP), tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước vào kết cấu hạ tầng. Hạ tầng về giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao du lịch được quan tâm và có bước phát triển. Với nhiều các văn bản pháp quy như Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định số 85/2012/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, các bệnh viện đang đi theo xu hướng tự chủ, được tạo điều kiện thuận lợi hơn để liên kết với các tổ chức bên ngoài trong các hoạt động y tế nói chung và các hoạt động KH&CN nói riêng. Tuy nhiên hiện nay các văn bản pháp quy chủ yếu chỉ tập trung vào vấn đề tự chủ tài chính và còn nhiều rào cản trong thực tiễn chưa được quy định trong khung pháp lý nên mối liên hệ giữa tổ chức KH&CN tại bệnh viện công lập với các đối tác trong và ngoài bệnh

viện vẫn chưa thực sự hiệu quả và chặt chẽ, chưa đáp ứng được nhu cầu giữa các bên.

1.7.2. Nhu cầu giữa các bên trong mối liên hệ giữa tổ chức KH&CN tại bệnh viện công lập với các đối tác trong và ngoài bệnh viện viện công lập với các đối tác trong và ngoài bệnh viện

1.7.2.1. Các tổ chức bên trong bệnh viện

Nội bộ trong bệnh viện là các khoa chuyên môn và các phòng hỗ trợ, tại các bệnh viện lớn ở tuyến tỉnh, tuyến trung ương có thể có viện, trung tâm, trường trực thuộc bệnh viện. Tại các bệnh viện lớn đều có phòng nghiên cứu khoa học tuy nhiên hầu hết không đáp ứng được nhu cầu thực tế về hoạt động NC&TK. Các khoa, phòng, viện trong bệnh viện đều có các nhu cầu riêng về chuyên môn từ hoạt động nghiên cứu cho đến đầu tư trang thiết bị, nhân lực, triển khai áp dụng thành tựu nghiên cứu mới hoặc chuyển giao công nghệ mới. Nhưng cho đến hiện tại tại hầu hết các bệnh viện kể cả các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức đều thiếu một đầu mối quản lý thống nhất các hoạt động KH&CN.

1.7.2.2. Các tổ chức bên ngoài bệnh viện

Về cơ bản có thể chia các tổ chức bên ngoài bệnh viện thành ba nhóm chính dựa trên nhu cầu liên kết với tổ chức KH&CN của bênh viện.

Nhóm thứ nhất có nhu cầu liên kết với bệnh viện nhằm mục đích đào tạo. Nhóm này bao gồm các trường y - dược và các bệnh viện tuyến dưới có nhu cầu liên kết với các bệnh viện lớn để đào tạo nguồn nhận lực trong lĩnh vực y tế.

Nhóm thứ hai có nhu cầu liên kết với bệnh viện nhằm mục đích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Nhóm này bao gồm các Viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp khoa học công nghệ và các công ty có bộ phận NC&TK hoạt động trong lĩnh vực y tế và các bệnh viện có nhu cầu hợp tác nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghê.

Nhóm thứ ba có nhu cầu liên kết với bệnh viện nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận hoặc liên kết về vấn đề tài chính. Nhóm này bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế như dược phẩm, cung cấp trang thiết bị y tế…, các tổ chức y tế tư nhân, khối ngân hàng, cơ quan bảo hiểm xã hội và các quỹ đầu tư.

1.7.3. Năng lực quản lý của bệnh viện

Để có thể tạo sự liên kết chặt chẽ mà hiệu quả giữa tổ chức KH&CN tại bệnh viện công lập với các đối tác trong và ngoài bệnh viện thì năng lực quản lý của ban lãnh đạo bệnh viện cũng như tổ chức KH&CN trong bệnh viện phải tốt để có thể vừa đảm bảo cân bằng giữa lợi ích của các bên liên quan vừa đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo tốt sự kết nối giữa các bên mà không gây sự rối loạn trong tổ chức.

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1, Luận văn đã phân tích các khái niệm công cụ làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm chứng minh giả thuyết nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh các khái niệm chính sách, công nghệ, tổ chức KH&CN, nghiên cứu và triển khai, đặc điểm về hoạt động KH&CN của ngành y tế, tự chủ, các yếu tố tác động tới mối liên hệ giữa tổ chức KH&CN tại bệnh viện công lập với các đối tác trong và ngoài bệnh viện, nhu cầu giữa các bên trong mối liên hệ giữa tổ chức KH&CN tại bệnh viện công lập với các đối tác trong và ngoài bệnh viện, năng lực quản lý của bệnh viện.

Từ các khái niệm công cụ trên, Chương 1 của Luận văn đã xây dựng một hệ lý thuyết để làm cơ sở cho phần Chương 2 và Chương 3 khi nghiên cứu về thực trạng và đưa ra giải pháp nghiên cứu.

Chương 2.

Thực trạng mối liên hệ giữa tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập với các đối tác trong và ngoài bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập mối liên hệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập với các đối tác theo hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp bệnh viện bạch mai) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)