Tình hình tự chủ tại bệnh viện Bạch Mai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập mối liên hệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập với các đối tác theo hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp bệnh viện bạch mai) (Trang 49 - 55)

8. Kết cấu của Luận văn

2.3. Thực trạng mối liên kết tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập vớ

2.3.2 Tình hình tự chủ tại bệnh viện Bạch Mai

Với ưu thế bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, được Bộ Y tế giao tự chủ tài chính đầu tiên, đến nay Bệnh viện Bạch Mai đã đảm bảo toàn bộ hoạt động chi thường xuyên, đời sống bác sĩ, người lao động được nâng lên. Kết quả, nhiều trang thiết bị y tế hiện đại được trang bị, người bệnh được hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao, công tác khám chữa bệnh đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Mục tiêu chuyển đổi theo hướng tự chủ của bệnh viện xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 43/2006/NĐ- CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính với đơn vị sự nghiệp công lập. Từ chính sách tự chủ đó,

đến nay ngân sách nhà nước giảm chi thường xuyên hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, nguồn thu của bệnh viện được chủ động hơn.

Hộp 2.1.Nhận xét về chính sách tự chủ tài chính theo Nghị định 43 Có thể nói, chính sách tự chủ tài chính theo Nghị định 43 thể hiện hướng đi đúng, chính sách đã có nhiều thay đổi, như cho phép bệnh viện tự thực hiện khám chữa bệnh theo yêu cầu, nhờ đó, giúp tăng nguồn thu, đảm bảo được nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện., theo trả lời phỏng vấn của Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai ông Nguyễn Ngọc Hiền.

Nguồn: Theo bài phỏng vấn đăng trên thời báo tài chính Việt Nam online ngày 13/07/2018

Cùng với đó là sự nỗ lực của toàn thể bác sĩ, người lao động và ban lãnh

đạo bệnh viện, với phương châm lấy bệnh nhân làm trung tâm, luôn luôn chú ý đến nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh để thu hút người bệnh, tiết kiệm chi phí, trên tinh thần thu đúng, thu đủ giá các dịch vụ y tế. Đối với Bệnh viện Bạch Mai, nguồn kinh phí hàng năm do Nhà nước cấp còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đặc biệt là nhu cầu kỹ thuật cao phục vụ người bệnh. Được sự cho phép của Bộ Y tế, bệnh viện mạnh dạn kêu gọi xã hội hóa. Nhờ xã hội hoá, trong 10 năm trở lại đây, trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất của bệnh viện đã được đầu tư hiện đại, đưa dịch vụ kỹ thuật y tế phát triển vượt bậc, tiệm cận được với thế giới. Từ đó, đào tạo được đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, đẩy mạnh được nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Người bệnh được lợi nhất khi họ không phải ra nước ngoài điều trị, được thụ hưởng các kỹ thuật cao ngay trong nước. Uy tín và thương hiệu của bệnh viện, cũng như ngành Y tế được nâng lên. Có thể nói, chính sách tự chủ tài chính theo Nghị định 43 thể hiện hướng đi đúng, chính sách đã có nhiều thay đổi, như cho

phép bệnh viện tự thực hiện khám chữa bệnh theo yêu cầu, nhờ đó, giúp tăng nguồn thu, đảm bảo được nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện. Ngoài ra với hình thức tự chủ hiện tại bệnh viện cũng chủ động hơn trong việc xây dựng nguồn nhân lực theo nhu cầu thực tiễn. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong quá trình tự chủ của bệnh viện mà không chỉ bệnh viện Bạch Mai gặp phải mà là những bất cập chung còn tồn tại với các bệnh viện chuyển sang tự chủ.

Các quy định về thành lập, giải thể các tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công cũng chưa rõ ràng nên còn nhiều ý kiến khác nhau. Nếu để các đơn vị tự thành lập, giải thể thì có thể dẫn đến các đơn vị sẽ giải thể các khoa, bộ phận không có thu hoặc nguồn thu thấp, phát triển các khoa, bộ phận có nguồn thu, trong khi việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi hệ thống y tế phải đồng bộ giữa các chuyên khoa, chuyên ngành…. Các quy định về xây dựng, thẩm định, phê duyệt đề án vị trí việc làm, quyết định số lượng người làm việc, tuyển dụng còn chưa phù hợp, nhất là đối với các đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư. Các đơn vị này không sử dụng ngân sách để trả lương, Nghị quyết 89-NQ/CP giao cho đơn vị tự quyết định nhưng chưa có hướng dẫn thành lập Hội đồng quản lý để thẩm định, tránh tình trạng duy ý chí của người đứng đầu đơn vị. Nhiều đơn vị ký hợp đồng lao động với người làm chuyên môn y tế để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này thì lại bị coi là vi phạm, hạn chế quyền tự chủ của đơn vị (chưa được quy định thẩm quyền vì vẫn là đơn vị sự nghiệp công lập phải tuyển dụng theo quy định pháp luật về tuyển dụng, sử dụng viên chức). Người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp vừa là “công chức” đối với lãnh đạo, vừa là “viên chức” đối với người không phải là lãnh đạo đơn vị, nên phải thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của Luật Công chức, Luật Viên chức, rất khó khăn trong khi bệnh viện là nơi cung

ứng dịch vụ, muốn chất lượng cao thì phải có nhân lực để phục vụ người bệnh. Các đơn vị sự nghiệp công có cơ quan chủ quản bổ nhiệm lãnh đạo, nhiều việc chưa được “tự chủ” toàn diện mà phải xin cấp trên phê duyệt nên bị hạn chế quyền chủ động, sáng tạo, tự chủ tự chịu trách nhiệm của đơn vị.

Bảng 2.1. Cơ cấu nhân lực R&D theo trình độ và vị trí công việc Phân loại cán bộ công chức Tổng số (1 +

2) Biên chế (1) Hợp đồng (2) 1. Y Giáo sư 2 2 0 Phó Giáo sư 15 15 0 Tiến sĩ 73 73 0 Thạc sĩ 256 256 0 Chuyên khoa II 41 41 0 Chuyên khoa I 134 134 0 Bác sĩ 111 110 1 2. Dược Giáo sư 0 0 0 Phó Giáo sư 1 1 0 Tiến sĩ 1 1 0 Thạc sĩ 0 0 0 Chuyên khoa II 0 0 0 Chuyên khoa I 1 1 0 Dược sĩ Đại học 20 20 0 Dược sĩ Trung cấp 36 36 0 Dược sơ học 0 0 0

3. Điều dưỡng Tiến sĩ/Thạc sĩ 0 0 0 Đại học 180 180 180 Cao Đẳng 13 13 0 Trung cấp 633 633 0 4. Kỹ thuật viên Y Thạc sĩ 0 0 0 Đại học 39 39 0 Cao Đẳng 3 3 0 Trung cấp 65 65 0 5. Hộ lý, y công 103 65 38 6. Khác Tiến sĩ/Thạc sĩ 3 3 0 Đại học 214 213 1 Cao Đẳng 1 1 0 Trung cấp 33 33 0 Sơ cấp 91 49 42 Tổng 2079 1997 82

Nguồn: Số liệu báo cáo năm 2018,Phòng Tổ chức cán bộ- Bệnh viện Bạch Mai

Đầu tư từ NSNN cho y tế còn thấp; cơ cấu chi còn bất cập, chi cho y tế cơ sở, y tế dự phòng thấp. Phân bổ ngân sách còn mang tính bình quân, chưa gắn với kết quả đầu ra, chưa gắn chặt với nhiệm vụ chuyên môn giao, một số chi phí chưa được kết cấu trong giá dịch vụ nhưng chưa được cấp ngân sách.

- Chưa ban hành được các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo từng lĩnh vực chuyên môn y tế; Chưa có cơ quan kiểm định, đánh giá chất lượng công việc và có hiện tượng lạm dụng kỹ thuật để tăng nguồn thu;

- Còn khó khăn trong việc thực hiện quy định về Hội đồng quản lý theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP, mặc dù đã có Thông tư số 03/2016/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn vướng mắc về việc thành lập, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng theo tiêu chuẩn, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý và Ban giám đốc...;

- Các quy định về thành lập, giải thể các tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công cũng chưa rõ ràng nên còn nhiều ý kiến khác nhau;

- Các quy định về xây dựng, thẩm định, phê duyệt đề án vị trí việc làm, quyết định số lượng người làm việc, tuyển dụng còn chưa phù hợp. Việc quy định công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiễm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật... theo quy định của Luật Công chức, Luật Viên chức rất khó khăn;

- Chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý, chính sách thu hút đối với cán bộ y tế, dẫn đến tình trạng chuyển dịch cán bộ y tế.

Ngoài ra giá dịch vụ chưa tính đủ chi phí (chi phí quản lý, chi phí khấu hao, lương vẫn tính theo mức lương cơ sở, nhân lực chưa đáp ứng chăm sóc toàn diện để có đột phá nâng cao chất lượng dịch vụ) nên khó khăn cho các bệnh viện không tuyển đủ nhân lực để đáp ứng chuyên môn, khó khăn trong việc vay vốn để đầu tư (giá dịch vụ BHYT chi trả chưa có khấu hao); vẫn chưa thực sự công bằng giữa khu vực công và khu vực tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập mối liên hệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập với các đối tác theo hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp bệnh viện bạch mai) (Trang 49 - 55)