Cải thiện các chính sách theo hướng tăng quyền tự chủ cho tổ chức KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập mối liên hệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập với các đối tác theo hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp bệnh viện bạch mai) (Trang 85 - 89)

8. Kết cấu của Luận văn

3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm xác lập lại các mối liên kết giữa tổ chức KH&CN tạ

3.2.2. Cải thiện các chính sách theo hướng tăng quyền tự chủ cho tổ chức KH&CN

KH&CN của bệnh viện, hỗ trợ cho bệnh viện liên kết hiệu quả với các đối tác nhằm thúc đẩy các hoạt động KH&CN theo nhu cầu thực tiễn

3.2.2.1. Nghiên cứu kỹ trước khi ban hành chính sách

* Mục tiêu:

- Bỏ tư duy “ không quản lý được thì cấm”, ban hành chính sách tùy tiện, bừa bãi sau đó lại sửa đổi, bổ sung .

- Thay đổi tư duy đẩy mọi rủi ro, khó khăn về phía doanh nghiệp hoặc khối tư nhân mà giữ sự an toàn, thuận lợi của các cơ quan Nhà nước.

- Giảm sự rắc rối, phức tạp trong quy định, tránh việc ban hành chính sách chồng chéo gây khó khăn cho quá trình thực hiện thậm chí chính sách này triệt tiêu chính sách khác.

* Nội dung:

- Tăng cường công khai minh bạch các chính sách, pháp luật liên quan tới mối liên kết giữa bệnh viện và các tổ chức khác, đặc biệt cần rà soát và sửa đổi các quy định liên quan tới doanh nghiệp nhằm tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên kết với bệnh viện đặc biệt là trong lĩnh vực KH&CN .

- Kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống các cơ quan chức năng có vai trò đầu mối quản lý như các Sở theo hướng tinh gọn, hiệu quả bộ máy hành chính, tránh trùng lắp, chồng chéo giữa các đơn vị để tạo sự thuận lợi cho bệnh viện và các đối tác trong hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư.

- Đẩy mạnh các kênh tham vấn cộng đồng các bệnh viện, các tổ chức KH&CN trong và ngoài bệnh viện cũng như khối doanh nghiệp liên quan trong xây dựng và triển khai các chính sách.

- Thực hiện các khảo sát thực tế đánh giá nghiêm túc các chính sách ban hành để có hướng điều chỉnh phù hợp dựa trên ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, của bệnh viện, các tổ chức KH&CN và ý kiến của các chuyên gia.

3.2.2.2 Điều chỉnh lại chính sách nhằm hỗ trợ các tổ chức KH&CN của bệnh viện liên kết hiệu quả với các đối tác trong hoạt động KH&CN

* Mục tiêu:

- Tạo sự liên kết hiệu quả giữa tổ chức KH&CN của bệnh viện với các đối tác trong hoạt động KH&CN đặc biệt là hoạt động nghiên cứu.

- Thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động NC&TK trong bệnh viện từ đó cải tiến các công nghệ hiện có nâng cao chất lượng chuyên môn khám chữa bệnh cũng như phòng bệnh.

- Tăng quyền tự chủ của bệnh viện với những sản phẩm có được từ hoạt động liên kết của bệnh viện trong lĩnh vực KH&CN.

* Nội dung:

Trên thực tế nhu cầu liên kết của doanh nghiệp và các tổ chức KH&CN khác với bệnh viện trong hoạt động nghiên cứu đặc biệt là dược phẩm và trang thiết bị y tế là rất lớn. Nhưng cho đến hiện tại hầu hết các nghiên cứu của bệnh viện được thực hiện độc lập bởi các đơn vị, cá nhân trong bệnh viện. Còn doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác chỉ hợp tác với bệnh viện trong giai đoạn cuối cùng

là thực nghiệm sản phẩm. Nếu có hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho các tổ chức KH&CN trong bệnh viện liên kết trực tiếp với các đối tác khác ngay từ giai đoạn đầu của nghiên cứu và được chủ động xử lý thành quả nghiên cứu thì sẽ thu hút rất nhiều đối tác liên kết chặt chẽ với bệnh viện trong hoạt động KH&CN. Là một tổ chức có mục tiêu chính là phục vụ cộng đồng bệnh viện không thể đặt mục tiêu lợi nhuận làm hàng đầu như doanh nghiệp nhưng với việc được tham gia hưởng lợi từ hoạt động thương mại hóa thành quả nghiên cứu giúp bệnh viện có thêm nguồn thu để tái đầu tư vào hoạt động KH&CN hoặc nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng nhân lực chuyên môn... Đương nhiên bệnh viện không thể trở thành công xưởng sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại nên cần liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để đưa thành quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tế. Việc thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu sẽ giúp phần tạo thêm nguồn thu cho bệnh viện, nhưng mặt khác chuyên môn của y bác sĩ là chữa bệnh cứu người, không giỏi chuyên môn để làm kinh doanh cũng như nắm rõ các loại luật, vì vậy rất cần phải liên kết hợp tác với doanh nghiệp để có thể đưa các nghiên cứu có tính ứng dụng vào thương mại hóa nhằm tăng nguồn thu từ đó nâng cao tính tự chủ của bệnh viện, (hoặc trong mô hình Viện KH&CN trực thuộc bệnh viện ta có thể thêm chức năng nhiệm vụ thương mại hóa sản phẩm giống 1 doanh nghiệp hoạc có 1 spin off thuộc viện). Ở đây sẽ liên quan đến vấn đề y đức nếu thương mại hóa, nhưng sẽ hướng vào việc thương mại hóa sản phẩm để có kinh phí tái đầu tư vào bệnh viện, mua sắm thêm trang thiết bị cũng như nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh và bệnh nhân được hưởng lợi gián tiếp từ việc thương mại hóa sản phẩm. Kể cả khi không thương mại hóa thành quả nghiên cứu thì việc tham gia cùng các đối tác từ giai đoạn đầu nghiên cứu sẽ tạo điều kiện cho bệnh viện mua lại các thành phẩm từ doanh nghiệp như dược phẩm, trang thiết bị y tế với giá hợp lý hơn. Từ đó nâng cao chất lượng chuyên môn trong khi giảm tải gánh nặng

tài chính cho bệnh viện hoặc thay vì mua công nghệ mới rồi phải điều chỉnh cho phù hợp thì bệnh viện sẽ có được công nghệ mới hoặc cải tiến công nghệ đã có phù hợp đúng với yêu cầu thực tế sau quá trình hợp tác với doanh nghiệp, với các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động NC&TK. Cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách về hợp tác công tư trong ngành y tế đặc biệt là trong lĩnh vực KH&CN để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư hoặc hợp tác với bệnh viện trong hoạt động KH&CN. Tuy nhiên cần phải đảm bảo tính minh bạch tránh xảy ra tình trạng tăng thu, tận thu và nảy sinh nhiều bất cập. Việc thiếu minh bạch trong hợp tác công và tư ở các bệnh viện công dễ dẫn đến sai phạm trong quá trình quản lý tài chính; xảy ra tiêu cực trong liên doanh, liên kết, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế. Việc lạm dụng dịch vụ này thể hiện ở nhiều hình thức như lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng thuốc, nhập viện ở cả các bệnh nhẹ có thể điều trị ở tuyến dưới, kéo dài thời gian điều trị gây quá tải bệnh viện....Không chỉ ở bệnh viện công, nó còn diễn ra ở cả các bệnh viện tư và hậu quả là tăng chi phí điều trị, gây thiệt hại cho người bệnh, gây mất cân đối Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), đồng thời, tăng chi phí xã hội cho y tế nói chung.

Trước nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một tăng cao và đa dạng; khoa học kỹ thuật về y tế phát triển mạnh, đòi hỏi nhu cầu đầu tư cho y tế ngày một lớn, nhưng do ngân sách có hạn, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm huy động các nguồn vốn xã hội đầu tư vào y tế nhưng vẫn dừng ở mức độ hợp tác theo hướng liên kết về thành phẩm dược phẩm cũng như trang thiết bị y tế. Cần có những chính sách khuyến khích sự hợp tác từ các giai đoạn NC&TK để mang lại hiệu quả tối đa cho cả hai phía bệnh viện cũng như doanh nghiệp. Đồng thời cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng chặt chẽ vừa tăng tính minh bạch vừa tinh giản tránh tình trạng các văn bản luật chồng chéo lên nhau, vừa khó khăn cho các tổ chức để hiểu và thực thi vừa tạo nhiều kẽ hở dễ nảy sinh

các tình huống vi phạm pháp luật. Cần phải có chính sách hợp lý để khuyến khích sự liên kết giữa bệnh viện và doanh nghiệp: qua các hình thức góp vốn, liên doanh, liên kết đặt thiết bị, vay vốn ngân hàng,... . Phối hợp công - tư là một giải pháp hiệu quả tạo sự liên kết thông qua các nỗ lực kết hợp giữa các tổ chức phát triển nhà nước và tư nhân bổ trợ lẫn nhau qua năng lực của mình, trong đó các đối tác nhà nước và tư nhân phối hợp tham gia trong việc xác định mục tiêu, phương pháp và việc thực thi các thỏa thuận phối hợp. Từ đó, chúng ta có thể xây dựng chiến lược phát triển hỗ trợ lẫn nhau cho lĩnh vực KH&CN trong ngành y tế dựa trên sự hợp tác công - tư và nâng cao năng lực và công cụ quản lý nhà nước đối với mối liên kết này. Thông qua các nỗ lực kết hợp giữa tổ chức KH&CN trong bệnh viện Nhà nước và các tổ chức tư nhân với một đơn vị trung gian là đầu mối như Viện KH&CN của bệnh viện sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển các hoạt động KH&CN đem lại lợi ích cho bệnh viện, doanh nghiệp và cả bệnh nhân. Cần có chính sách phù hợp, tạo điều kiện để hợp tác đôi bên cùng có lợi, hiệu quả nhằm giúp người dân có thể đc khám chữa bệnh tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập mối liên hệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ tại bệnh viện công lập với các đối tác theo hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp bệnh viện bạch mai) (Trang 85 - 89)