CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Vị thành niên dành thời gian cho gia đình
2.1.1. Vị thành niên ăn cơm cùng gia đình
Các nhà nghiên cứu cho rằng tuổi vị thành niên là giai đoạn cần nhiều thời giờ riêng tƣ để nói chuyện với bạn qua điện thoại, để ngồi một mình suy tƣ, để tham gia vào một số sinh hoạt trong trƣờng lớp, sinh hoạt của riêng nhóm bạn. Và do đó, những giờ riêng này, gộp lại, thành một khối lƣợng thời gian lớn xa cách gia đình. Vậy, vị thành niên dành thời gian cho gia đình nhƣ thế nào?
Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là cung cấp những món ăn có chất lƣợng để bảo vệ sức khỏe mà còn là phƣơng tiện để tƣơng tác và quan tâm chia sẻ giữa các thành viên. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng những gia đình dùng bữa cùng nhau thì có nhiều cơ hội chuyện trò để khuyến khắch con em bộc bạch về những vấn đề trong học tập và cả những vấn đề khác trong cuộc sống.Bữa ăn gia đình sẽ là dịp để vị thành niên có thể gặp mặt bố mẹ mình thƣờng xuyên cũng nhƣ thể hiện bản thân một cách thoải mái. Vì vậy, bữa cơm gia đình là nơi tốt nhất để xây dựng tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, là sợi dây vô hình gắn kết tình thân. Đây là cơ hội để các thành viên có dịp gặp nhau để quan tâm chia sẻ qua đó có thể tìm hiểu, cảm thông, giúp đỡ hoặc hoá giải những vƣớng mắc hoặc những áp lực mà mỗi ngƣời gặp phải trong cuộc sống. Đối với vị thành niên, bữa cơm gia
đình càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi bƣớc vào tuổi vị thành niên việc có mặt trong những bữa ăn gia đình sẽ trở nên khó khăn hơn vì Ộbận họcỢ.
ỘEm thấy bữa cơm gia đình rất quan trọng. Chúng em đi học hành cả ngày, chỉ khi đến bữa cơm gia đình mới có dịp nói chuyện với bố mẹ và các thành viên trong gia đìnhỢ.
(Nữ, 18 tuổi, gia đình trung bình)
ỘCó hôm em đi học cả ngày, đi học về lại đi học thêm. Nếu không có bữa cơm gia đình thì em cũng không gặp được các thành viên trong gia đình mìnhỢ.
(Nam, 17 tuổi, gia đình khá giả)
Bữa cơm gia đình không chỉ là ăn uống đảm bảo dinh dƣỡng cho cơ thể, mà ở đó mọi vấn đề của cuộc sống, vấn đề của các thành viên trong gia đình đƣợc nói đến.
Biểu đồ 2.1: Vấn đề thường được các thành viên trong gia đình thảo luận trong bữa cơm
Qua biểu đồ trên cho thấy, có nhiều vấn đề đƣợc đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc sống nhƣ: Công việc/VL của các thành viên trong gia đình (21%); Việc học tập của con cái (21%); Chuyện về họ hàng (14%); chuyện làng xóm (9%); chuyện về tin tức, thời sự trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (15%); chuyện về các vấn đề sinh hoạt khác trong cuộc sống (19%) và những vấn đề khác (1%). Trong đó, ba vấn đề đƣợc vấn đề đƣợc đề cập nhiều nhất trong bữa cơm gia đình là: (1) Công việc/việc làm của các thành viên trong gia đình chiếm 21%; (2) Chuyện học tập của con cái chiếm 21%; (3)Chuyện sinh hoạt khác trong gia đình chiếm 19%.
Ngày nào, em cũng ăn cơm cùng các thành viên trong gia đình. Trong bữa cơm, gia đình em thường thảo luận với nhau về rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Có hôm nói chuyện này, có hôm nói chuyện kia, nhưng vấn đề thường nói nhiều nhất là chuyện của con cái. Chuyện học tập, chuyện việc làmỢ.
(Nữ, 18 tuổi, gia đình khó khăn)
Bữa cơm là dịp để cả gia đình đoàn tụ sau một ngày sống xa nhau, ngƣời lớn làm việc, trẻ em đi học bởi hiện nay có nhiều gia đình, buổi trƣa cha mẹ ăn ở cơ quan, con lại ăn ở lớp học bán trú. Cả ngày chỉ đến buổi tối cả gia đình mới gặp nhau ở bữa ăn, chuyện trò hàn huyên, thông tin cho nhau về những sự kiện diễn ra trong ngày: con cái đi học điểm bài ra sao, bố mẹ ở cơ quan xắ nghiệp có chuyện gì đáng lƣu ý... Đây là những mối quan tâm chung của các thành viên trong gia đình. Chắnh sự quan tâm này tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
Có nhà nghiên cứu cho rằng, khi bƣớc vào tuổi vị thành niên thì số lần ăn cơm cùng gia đình cũng bắt đầu giảm đi. Vì bữa cơm gia đình phải Ộcạnh tranhỢ cùng nhiều hoạt động khác của vị thành niên.
Biểu đồ 2.2: Số lần vị thành niên không ăn cơm cùng gia đình trong tuần
Qua số liệu nghiên cứu trên cho thấy, hầu hết vị thành niên đều có ắt nhất 1 - 2 lần không ăn cơm cùng gia đình. Tuy nhiên, trong tuần, số lần 1 - 2 lần không ăn cơm cùng gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất 64%, 3 - 5 lần chiếm 20%, 6 lần trở lên chiếm tỷ lệ ắt nhất là 16%.
Số lần không ăn cơm cùng gia đình trong tháng qua cũng tƣơng tự nhƣ trong tuần. Số lần từ 1 - 5 lần không ăn cơm cùng gia đình trong tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (68,7%), tiếp đó là không ăn 6 - 10 lần trong tháng (20,7%).
Biểu đồ 2.3: Số lần vị thành niên không ăn cơm cùng gia đình trong tháng
Khi ở lứa tuổi vị thành niên (cả nam và nữ) đều rất bận rộn với công việc học tập và những hoạt động khác mà tham dự bữa cơm gia đình có phần giảm đi. Tuy nhiên, vẫn có sự khác nhau giữa vị thành niên nam và vị thành niên nữ.
Bảng 2.1: Việc không ăn cơm cùng với gia đình trong tuần phân theo giới tắnh (đơn vị: %)
Không ăn cơm với gia đình trong tuần Giới tắnh
Nam Nữ
1 Ờ 2 lần 61 67,1
3 Ờ 5 lần 20,8 19,2
6 lần trở lên 18,2 13,7
Tổng 100 100
Qua số liệu khảo sát trên cho thấy, vị thành niên nam có tỷ lệ không ăn cơm cùng gia đình trong tuần nhiều hơn nữ. Số lần không ăn cơm cùng gia đình ắt thì vị thành niên nữ chiếm tỷ lệ cao hơn, còn số lần không ăn cơm cùng gia đình nhiều hơn thì vị thành niên nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Điều này, có thể giải thắch là vị thành niên nam thƣờng Ộmải chơiỢ hơn, đi chơi với bạn bè nhiều hơn. Đi học về có thể tham gia nhiều hoạt động khác trƣớc khi trở về nhà.
Qua khảo sát cho thấy, lý do vị thành niên không ăn cơm cùng gia đình chủ yếu là đi học về muộn (chiếm tỷ lệ cao nhất, và cao hơn gấp nhiều lần so với các lý do khác: 60%).
Biểu đồ 2.4: Lý do vị thành niên không ăn cơm cùng gia đình trong tuần
Điều này, cũng phù hợp với thực tế là, tuổi vị thành niên là lứa tuổi học sinh mà còn là học sinh cuối cấp 2 và học sinh cấp 3. Là những cấp học phải vƣợt qua những kỳ thi quan trọng của ỘđờiỢ học sinh đó là thi vƣợt cấp, chuẩn bị thi đại học. Do đó, cần phải học thêm rất nhiều, đặc biệt ngày này vấn đề học thêm càng phổ biến. Đi học ở Trƣờng về muộn, có khi còn đi học thêm học ỘnếmỢ. Do đó không về kịp bữa cơm gia đình.
ỘMột tuần, em đi học thêm ở Trường bốn buổi và hai buổi ở ngoài. Đi học ở Trường xong, em tranh thủ đi học ở ngoài luôn vì tiện đường. Học ở ngoài thường về muộn nên em không ăn cùng gia đình được. Bố mẹ để phần, khi nào về thì em ăn thôiỢ.
(Nam, 18 tuổi, gia đình trung bình)